Su-30 MKI không chiến “bắn hạ” F-15C của Mỹ
Trong một tình huống luyện tập, Su-30 MKI đã đụng độ với F-15C của không quân Mỹ, 2 loại máy bay thực hành không chiến và Su-30 MKI đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn hạ mục tiêu F-15C.
Từ năm 1996 đến nay, Ấn Độ đã liên tục 4 lần mua Su-30 MKI của Nga. 80 chiếc Su-30 MKI Ấn Độ dự định nâng cấp nằm trong loạt máy bay mua lần đầu tiên. Được biết, kế hoạch nâng cấp số máy bay này dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 3 – 4 năm tới.
Không quân Ấn Độ dự định trang bị 300 máy bay Su-30 MKI
Trong các hạng mục nâng cấp, ngoài trang bị cho máy bay hệ thống điện tử dẫn đường kiểu mới và radar mảng pha, điều đáng quan tâm nhất là Ấn Độ sẽ trang bị cho loạt máy bay này loại tên lửa thế hệ mới có tầm bắn tới 300km, hiện không quân Ấn Độ đã triển khai mời thầu đến tất cả các công ty chuyên chế tạo tên lửa trên toàn thế giới. Ngoài loại tên lửa này ra, không quân Ấn Độ sẽ trang bị thêm tên lửa hành trình không đối đất siêu âm “BrahMos” cho khoảng 50 máy bay đã qua nâng cấp.
Video đang HOT
Hiện nay, không quân Ấn Độ có 17 phi đội máy bay Su-30 MKI với tổng số 170 chiếc, tổng số giờ bay của chúng đã tiệm cận 100.000 giờ bay. Từ nay đến năm 2020, họ đã có kế hoạch mua thêm 130 chiếc Su-30 MKI nữa, nâng tổng số máy bay loại này lên con số 300 chiếc. Cuối năm nay, Ấn Độ dự kiến sẽ ký hợp đồng với Nga bàn giao 42 chiếc máy bay này cho không quân Ấn Độ, chiểu theo giấy phép sản xuất của Nga, 42 chiếc này sẽ được bàn giao cho nhà máy chế tạo máy bay của công ty HAL lắp ráp.
Cận cảnh hệ thống vũ khí của Su-30 MKI
Từ năm 2004 đến nay, Su-30 MKI đã tham gia nhiều cuộc diễn tập quốc tế giành quyền kiểm soát không phận, trong quá trình diễn tập, đã nhiều lần Su-30 MKI thể hiện ưu thế vượt trội so với các máy bay hiện đại khác của Mỹ và NATO như: máy bay chiến đấu hạng nặng F-15C và máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16C-D của Mỹ; máy bay chiến đấu Mirage của Pháp. Trong cận chiến và tác chiến tầm trung, Su-30 MKI đã chiếm ưu thế tuyệt đối trước các máy bay Mỹ và NATO, đặc biệt là về khả năng theo dõi và phóng tên lửa tiêu diệt đa mục tiêu trong một thời điểm. Các máy bay chiến đấu hiện đại của Pháp cũng phải chào thua Su-30 MKI trong lĩnh vực đánh chặn tầm gần và tính năng của hệ thống tên lửa.
Với thiết kế ưu việt, tính năng cơ động cao và hệ thống vũ khí tối tân, Su-30 MKI
đã chiến thắng tất cả các loại máy bay do Mỹ, Pháp sản xuất
Lần gần đây nhất vào tháng 4/2012, trong đợt huấn luyện chiến đấu tại Malaysia, Su-30 MKI đã giành thắng lợi liên tiếp trong khi đối đầu với các máy bay khác tham gia huấn luyện. Trong một tình huống luyện tập, Su-30 MKI đã đụng độ với F-15C của không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Okinawa lên đánh chặn, 2 loại máy bay thực hành không chiến và Su-30 MKI đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn hạ mục tiêu F-15C. Chỉ huy trưởng của liên đội không quân số 18 của Mỹ đã phải thán phục, trong huấn luyện chiến đấu cơ bản, Su-30 MKI đã thể hiện tính năng cơ động và khả năng tác chiến tuyệt vời so với các loại máy bay đồng hạng.
Theo Dantri
Tokyo đón tên lửa Triều Tiên với... 12 tỉ USD
Hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không PAC-3 của Nhật Bản được triển khai ở trụ sở Bộ Quốc phòng tại thủ đô Tokyo - Ảnh: Reuters
Theo báo New York Times, Nhật Bản đã đầu tư 12 tỉ USD xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa, nhằm bảo đảm không bàng hoàng, lo lắng như 14 năm trước khi tên lửa Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật.
Cũng như hệ thống Vòm Sắt của Israel, chương trình phòng thủ tên lửa đa lớp của Nhật Bản sử dụng công nghệ của Mỹ theo thỏa thuận đã đạt được với Mỹ năm 2003. Tuy nhiên, theo giáo sư khoa học quân sự Robert Farley - Đại học Kentucky (Mỹ), "Vòm Sắt được thiết kế để đánh chặn tên lửa tầm thấp và bay chậm, trong khi hệ thống của Mỹ và Nhật Bản được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo bay cao và nhanh hơn".
Hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Nhật Bản kết hợp cả tên lửa đất đối không Patriot (PAC-3) và tên lửa đánh chặn tầm xa SM-3 được phóng từ tàu khu trục Aegis để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ngoài khí quyển Trái đất. Giáo sư Shinichi Ogawa của Đại học Ritsumeikan, cựu chuyên viên Viện nghiên cứu quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, khẳng định: "Nhật Bản đang có lợi thế là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ sở hữu tên lửa đánh chặn tầm xa SM-3". Đến nay, Nhật Bản có 16 xe phóng tên lửa Patriot để tiêu diệt tên lửa tầm thấp và bốn tàu khu trục Aegis được trang bị tên lửa đánh chặn.
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản tiết lộ định vị được các tên lửa tầm xa mà Triều Tiên từng phóng vào năm 2006 và 2009, nên Nhật Bản chắc chắn sẽ bắn hạ được chúng. "Chúng tôi từng theo dõi được đường bay của những tên lửa này nên rất tự tin" - giám đốc phụ trách phòng thủ tên lửa và chính sách vũ trụ thuộc Cục Chính sách phòng thủ của Bộ Quốc phòng Nhật Masayuki Iwaike nói.
Theo 24h
Máy bay không người lái của châu Âu bay thử nghiệm Một máy bay không người lái chiến đấu tàng hình do châu Âu chế tạo đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên thành công ở miền nam nước Pháp, theo hãng tin AP ngày 2.12. Công ty quốc phòng Dassault-Aviation của Pháp là nhà thầu chính của dự án mang tên Neuron, vốn được khởi động hồi năm 2005 với sự tham...