Su 30 “hạ sát” cả F-35: Đài Loan bắt đầu lo sợ…
Bộ quốc phòng Đài Loan lo ngại về ưu thế trên không của không quân Trung Quốc, các hãng tin dẫn báo chí Đài Loan.
Theo thông tin của bộ phận báo chí công ty Sukhoi, nhằm vãn hồi tình thế và tác động đến các chính trị gia có quyền ra quyết định, giới quân sự Đài Loan đã cho rò rỉ thông tin từ báo cáo mật của Bộ quốc phòng Đài Loan lên báo Liberty Times với những đánh giá về các cơ hội của không quân Đài Loan khi đối đầu với không quân Hoa lục.
Theo các chuyên gia Đài Loan, các máy bay tiêm kích Mirage 2000 và IDF (Indigenous Defense Fighters, do hãng Aerospace Industrial Development Corporation của Đài Loan và Lockheed Martin của Mỹ hợp tác sản xuất) của Đài Loan “không có khả năng đối chọi” với không quân Trung Quốc được trang bị các máy bay Su-27SKM, Su-30MKK và Su-30MK2.
Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Đài Loan, các máy bay tiêm kích Nga kiểu Su-30 vượt trội 2,8 lần so với Mirage 2000 và 1,7 lần so với IDF của Đài Loan.
Các đánh giá này một lần nữa xác nhận thứ hạng cao của trường phái máy bay Nga và OKB Sukhoi. Trước đó, các máy bay Su cũng được Mỹ và đồng minh (Anh, Pháp, Australia) đánh giá cao.
Tháng 2.2004: Trong các trận không chiến huấn luyện giữa các máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30MKI của Ấn Độ và các máy bay tiêm kích hạng nặng F-15C/D Eagle của Mỹ diễn ra tại căn cứ không quân Elmendorf (bang Alaska), các máy bay Nga đã giành thắng lợi trong 3/4 trận đánh.
Hè 2004: Trong cuộc tập trận Cope India-2004, các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ đã một lần nữa thể hiện kết quả tuyệt vời trong các trận đánh tập chống F-15C, kể cả về sức cơ động, thiết bị trên khoang và các hệ thống vũ khí.
Năm 2005: Tờ The Times of India đưa tin, Su-30MK của Không quân Ấn Độ đã chiến thắng các máy bay tiêm kích F-16C của không quân Singapore trong cuộc tập trận chung dài 2 tuần Sindex-Ankush tại căn cứ Gwalior ở Ấn Độ. Các trận không chiến tập bắt đầu từ các trận giao đấu tay đôi giữa các máy bay tiêm kích, sau đó, mỗi bên lần lượt được thêm 1 máy bay. Như vậy, trong các trận đối luyện, có sự tham gia của đến 10 máy bay tiêm kích (5:5).
Video đang HOT
Theo các nguồn tin Ấn Độ, Su-30K của Không quân Ấn Độ đã giành thắng lợi trong 8/10 trận đánh với các máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ, còn các máy bay Su-30MKI đã chiến thắng trong toàn bộ 10 trận đánh với các máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Singapore.
Hè năm 2005: Trong cuộc tập trận chung Ấn-Pháp tại Pháp, các phi công Ấn Độ lái Su-30K đã đối đầu với các kiểu máy bay mới Mirage 2000 và Mirage 2000D (lắp radar RDI). Phía Pháp kinh ngạc trước trình độ của các phi công Ấn Độ, đặc biệt là khả năng của họ thích nghi nhanh với hệ thống của NATO. Bất chấp chế độ bảo mật về kết quả tập trận, các phi công Pháp đánh giá cao sức cơ động của Su-30 bất kể kích thước lớn của chúng.
Theo báo chí Ấn Độ, một trong các phi công Pháp nhận xét rằng, “trong cận chiến, Mirage cỏ vẻ “lo lắng hơn” so với Su-30. Quyết định tấn công phải đưa ra lập tức nếu không Su-30 với sức mạnh và khả năng cơ động của nó sẽ nhanh chóng quật đổ bạn”.
Năm 2006 và 2007: Tại cuộc tập trận chung Exercise Indradhanush, các phi công Ấn Độ lái Su-30MKI đã thể hiện trình độ cao trong các trận không chiến huấn luyện chống các máy bay tiêm kích Tornado F3, Hawks và Eurofighter Typhoon của Anh.
Năm 2006: Trong cuôc tập trận Cope India-2006, các phi công Ấn Độ đã đối đầu thắng lợi trong các trận đánh tập không chiến lần này là với các máy bay F-16 của Không quân Mỹ.
Năm 2008: Tại căn cứ không quân Hickam, Hawaii đã tiến hành cuộc tập trận Mỹ-Australia, trong đó Không quân Australia được mời vì họ có kế hoạch mua nhiều máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II JSF (Joint Strike Fighter) của Mỹ trị giá 16 tỷ USD.
Sau đó, các tờ báo The Australian và The West Australian của Australia dẫn nguồn từ một báo cáo mật của quân đội Australia về kết quả các trận không chiến mô hình hoá giữa các máy bay tiêm kích tối tân F-35 của Mỹ và các máy bay Su nói rằng, các máy bay Su đã đánh tơi tả, “tàn sát”, bắn máy bay Mỹ “rụng như sung”.
Su-30MKI
F-35
Mấy năm trước, có thông tin lọt lên mặt báo chí nước ngoài nói rằng, Malaysia chọn mua Su-30MKM của Nga để trang bị cho không quân của mình phần lớn là do tình báo Malaysia lấy được báo cáo đánh giá so sánh Su-30 và máy bay Mỹ mà hãng Boeing thu được trong quá trình mô hình hoá tại trung tâm kỹ thuật St. Louis.
Theo Vietnamdefence
Mỹ điều chiến đấu cơ F-22 tới Đông Nam Á "dằn mặt" Trung Quốc
Trong khuôn khổ chính sách xoay trục sang châu Á, Lầu Năm Góc hồi tháng trước đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc bằng việc điều 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 để tham gia một cuộc tập chung với Malaysia.
Một máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đang được tiếp nhiên liệu trên không tại Alaska tháng 5/2014.
Đây là lần đầu tiên các máy bay chiến đấu F-22 được sử dụng trong cuộc tập trận chung giữa quân đội giữa Mỹ và Malaysia tên gọi Cope Taufan, được tổ chức 2 năm một lần. Năm nay, cuộc tập trận diễn ra từ 9-20/6.
Malaysia là trọng tâm trong các nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm đẩy mạnh các mối quan hệ và liên minh giữa Mỹ với Đông Nam Á. Kuala Lumpur cũng là một trong những đối tác kín đáo của Mỹ muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Washington để đối trọng với Trung Quốc và đã bày tỏ những lo ngại về sự bắt nạt của Bắc Kinh ở Biển Đông trong các tranh chấp hàng hải với hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Thông qua truyền thông nhà nước Trung Quốc, có thể thấy Bắc Kinh đã nhận thông điệp của Mỹ được gửi đi từ các máy bay chiến đấu F-22.
Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc xem việc triển khai các F-22 tại Malaysia là một cơ hội để tìm hiểu các đặc tính chiến đấu từ các máy bay Su-30 của Malaysia do Nga chế tạo, vốn cũng tương đương với máy bay Su-30 của Trung Quốc. Các máy bay Su-30 của hai nước có thể đối đầu nhau nếu xảy ra xung đột trong tương lai.
Trung Quốc cũng tin rằng các cuộc tập trận chung với Malaysia cho phép không quân Mỹ vận hành F-22 tại các địa điểm chiến lược gần các bờ biển Trung Quốc. F-22 từng được triển khai tạm thời tới Đông Bắc Á nhưng đây là lần đầu tiên chúng được đưa tới Đông Nam Á.
Báo chí Trung Quốc còn cho rằng, các máy bay F-22 của Mỹ tại Malaysia - vốn hoạt động từ căn cứ không quân hoàng gia Malaysia ở Butterworth, cách thủ đô Kualar Lumpur khoảng 350 km về phía bắc - đã giúp cải thiện sự sẵn sàng chiến đấu của Mỹ cho bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào nhằm vào Trung Quốc trong tương lai.
Trong quá khứ, các chiến đấu cơ F-22 đã được triển khai từ căn cứ tại Hawaii tới Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam.
Giới chức quốc phòng cho hay khả năng đặc biệt nhất F-22 là "siêu tốc", cho phép nó có thể tiến hành các chuyến bay siêu thanh tầm xa mà vẫn có thể mang số vũ khí lớn.
Điều đó là cần thiết cho kế hoạch tác chiến bí mật của Lầu Năm Góc, vốn tìm cách đánh bại Trung Quốc nhanh chóng nếu xảy ra xung đột bằng các tấn công các địa điểm chiến lược sâu bên trong Trung Quốc như các trung tâm chỉ huy, các căn cứ dưới lòng đất, căn cứ tên lửa, các cơ sở dự trữ dầu mỏ và các hệ thống lưới điện.
Một điều đáng lo ngại cho các chuyên gia chiến tranh của Mỹ là các hệ thống phòng không của Trung Quốc ngày càng có khả năng tấn công các máy bay tàng hình như F-22.
Trong khi đó, Nga hồi tháng trước đã thông báo sẽ bán cho Trung Quốc các hệ thống phòng thủ và chống tên lửa S-400, được xem là một trong những hệ thống phòng thủ hiện đại nhất thế giới.
An Bình
Theo Washington Times
Su-30 có thể đánh bại tiêm kích Mỹ trong không chiến? 10 năm trước, tại cuộc tập trận Cope India 2004, các tiêm kích Su-30 (Su-30MKI) của Không quân Ấn Độ (IAF) đã thực hiện các trận đánh tập kiểm tra chống các tiêm kích F-15C của Không quân Mỹ (USAF) với kết quả kinh hồn 9:1 nghiêng về phía các phi công Ấn Độ. Tuy nhiên, kết quả này vẫn là đối tượng...