SU-24 Fencer: ‘Nắm đấm thép’ Putin mang đến Syria
Bên cạnh bốn máy bay ném bom Su-34 Fullback của Nga mới được triển khai tại Syria, hầu hết các vũ khí tấn công tầm xa của Nga trong khu vực đều tỏ ra dưới cơ so với 12 máy bay Su-24 M2 Fencer đặt tại căn cứ Latakia.
Đây là mẫu tiêm kích hai động cơ có cánh thay đổi hình dạng của Nga bắt nguồn từ những năm 60. Mặc dù là mẫu tiêm kích đã có tuổi, lực lượng Su-24 của Nga đã được hiện đại hóa với hệ thống định vị GLONASS, kính buồng lái được gia cố, hệ thống giao diện hiện đại và hệ thống khí tài phòng không mới gồm cả tên lửa tầm gần R-73.
Mẫu Su-24M2 được thiết kế để mang theo cùng lúc nhiều loại vũ khí. Mặc dù tiêm kích Nga có thể mang theo vũ khí dẫn đường chính xác, giới quân sự Mỹ nhận định Nga không thiên về những loại vũ khí như vậy mà thay vào đó là các loại vũ khí không định hướng.
Như Tư lệnh tình báo không quân Robert Otto cho biết, ông không nhận ra được các loại vũ khí treo trên máy bay Su-24 bởi vì chúng không phải dạng vũ khí địn hướng.
Máy bay tiêm kích Su-24 của không quân Nga
Video đang HOT
Fencer có khả năng tải được hơn 8 tấn vũ khí, nhưng thường chỉ mang theo hơn 3 tấn theo các thiết lập của hãng Sukhoi. Với chủ đích thiết kế nhằm xâm nhập không phận đối phương ở tầm bay thấp, Fencer có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly 600 km trong khi mạng theo sáu quả bom FAB-500M-62 nặng 500 Kg mỗi quả mà không cần tiếp liệu trên không.
Không chỉ vậy, theo tình báo Hải quân Mỹ, các máy bay này còn được dùng trong các nhiệm vụ do thám và yểm trợ. Với số lượng 12 chiếc Su-24, tại bất cứ lúc nào, không quân Nga cũng sẽ có khoảng từ 8 đến 10 chiếc sẵn sàng tham chiến. Nếu có đủ tài nguyên ở Latakia, mười chiếc Su-24 này có thể thực hiện đến 30 chuyến cất cánh mỗi ngày trong điều kiện lý tưởng. Tuy vậy, nhiều quan chức quân sự Mỹ cũng nghi ngờ về việc liệu Nga có đem theo đủ thiết bị để hỗ trợ tại Latakia hay không. Bên cạnh đó, vẫn còn yếu tố về số lượng phi công và nhân viên bảo dưỡng tại căn cứ. Không quân Nga đang có kế hoạch thay dần các mẫu máy bay bằng mẫu Su-34 mới, song chắc chắn Fencer sẽ là mẫu còn nằm trong biên chế trong thời gian tới nhờ khả năng tấn công tầm xa hiệu quả của mình.
Minh Trường
Theo_PLO
Nga xây dựng thêm một loạt căn cứ đảo ở Bắc Cực
Nga vừa điều thêm đội tàu chiến tới khu vực Bắc Cực để xây dựng thêm một căn cứ phòng không trên đảo Sredniy, bên cạnh 5 căn cứ đảo khác đang được xây dựng bởi 1.500 công nhân.
Theo hãng tin Interfax, một tàu phá băng đã đào một con kênh để giúp các tàu nhỏ của Hạm đội Biển Bắc của Nga tới đảo Sredniy ở Bắc Cực. Phó Đô đốc của Hạm đội, ông Viktor Sokolov đang có chuyến kiểm tra việc xây dựng căn cứ phòng không trên đảo Sredniy.
Một tàu phá băng của Nga. Ảnh minh họa.
Ông Viktor Sokolov bay tới khu vực bằng trực thăng quân sự trong khi đội tàu của Hạm đội Biển Bắc đã tới biển Kara.
Ngoài căn cứ phòng Sredniy, Nga còn đang xây dựng các căn cứ đảo Alexandra Land, Rogachevo, Cape Schmidt, Wrangel và Kotelny với 1.500 công nhân.
Nga xem Bắc Cực là một ưu tiên chiến lược trong học thuyết hải quân mới của nước này.
Tổng thống Putin xem việc kiểm soát vùng Bắc Cực là một vấn đề chiến lược lớn đối với Nga. Moscow không ngại công khai tuyên bố, họ đang củng cố lực lượng ở Bắc Cực để đối phó với sự mở rộng của NATO về biên giới Nga. Moscow đang kỳ vọng sẽ khôi phục lại toàn bộ các căn cứ quân sự của Liên Xô ở Bắc Cực.
Tổng thống Putin có tham vọng củng cố và mở rộng kiểm soát vùng Bắc Cực.
Trước đó, đảo Cape Schmidt được Liên Xô sử dụng làm căn cứ cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Thời điểm đó, chính phủ Liên Xô đã cho xây dựng các căn cứ không quân trên khắp Bắc Cực để phục vụ cho lực lượng này vì đây là khu vực lãnh thổ gần với Mỹ nhất. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các lực lượng Liên Xô rút khỏi Bắc Cực.
Ngoài ra, việc kiểm soát Bắc Cực đối với Nga còn mang ý nghĩa về mặt kinh tế. Nhiều ước tính cho rằng, trữ lượng dầu mỏ ở Bắc Cực chiếm tới khoảng 13 - 30 % tổng lượng dầu mỏ trên Trái đất. Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Na Uy đang cạnh tranh nhau để kiểm soát lượng dầu mỏ, khí đốt và kim loại quý ở khu vực này.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác dầu khí ở Bắc Cực đang vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các nhà môi trường khi cho rằng, việc này gây nguy hiểm cho hệ sinh thái mong manh ở đây.
Theo Danviet
Trung Quốc tiếp tục xây dựng ở Biển Đông mặc sự phản đối của Obama Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gián tiếp thúc giục Trung Quốc giải quyết những xung đột trên biển với các nước lân cận bằng các biện pháp hòa bình trong cuộc gặp mặt kéo dài 2 giờ với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Mỹ. Phát biểu trong buổi lễ tiếp đón tại Nhà Trắng, ông Obama nói rằng "Hoa Kỳ chào...