Su-24 đối diện với JH-7
Xian JH-7 là loại máy bay tiêm kích – ném bom hai chỗ ngồi, hai động cơ và là xương sống của cả Không quân lẫn Hải quân Trung Quốc.
Hôm 27/7 phi hành đoàn Trung Quốc cùng với các máy bay JH-7A của mình đã đến sân bay Diaghilev ở Ryazan để tham gia vào cuộc thi tài quốc tế “Aviadarts”.
Khai mạc cuộc thi quốc tế về kỹ năng bay “Aviadarts-2016 sẽ được tổ chức vào chủ nhật 31/7 tới đây.
Trước đó hôm 5/6 xuất hiện video các phi công Nga đã trình diễn những kỹ năng điêu luyện trong cuộc tuyển chọn tiền giải đấu không quân quốc tế Aviadarts 2016 tại Crimea.
Trên mạng đã xuất hiện những bức ảnh đầu tiên của 2 máy bay JH-7 đi kèm với máy bay vận chuyển Il-76 MD.
Bức ảnh 2 máy bay JH-7 vài phần đuôi máy bay vận chuyển IL-76 MD
Một trong những lý do mà Trung Quốc đưa các máy bay cũng như kỹ thuật của họ tới đây là để kiểm tra khả năng hoạt động của chúng trong điều kiện khí hậu và thao trường của Nga, bởi vì điều kiện ở đây so với ở Trung Quốc phức tạp hơn nhiều.
Video đang HOT
Su-24 đối diện với JH-7
Đây là lần thứ 2 loại máy bay này tham gia cuộc thi. Các máy bay này đã được nghiên cứu và phát triển vào cuối thập niên 80 để thay thế các máy bay ném bom tiền tuyến (bản sao đầu tiên của máy bay ném bom phản lực Xô Viết của Il-28) và Nanchang Q-5 (máy bay cường kích dựa vào nền tảng của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 2 Liên Xô MiG-19).
Trong cuộc thi sẽ có sự tham gia của các máy bay ném bom đã được cải tiến JH-7A. Theo các dữ liệu công khai, trên máy bay được trang bị tổ hợp vô tuyến định vị hàng không JL-10A, thiết bị dẫn đường và hệ thống thiết bị tự điều khiển, cũng như radar JL-10A, thiết bị dẫn đường và mục tiêu, cùng với radar trinh sát AKP-8 của Nga.
Chuyên gia Viktor Litovkin so sánh máy bay ném bom Trung Quốc với máy bay Su-24 theo 2 tiêu chí: trang bị vũ khí và các nhiệm vụ có thể được thực hiện.
Những chiếc JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ WS-9 có lực đẩy 54,29 kN mỗi chiếc và lên tới 91,26 kN khi đốt nhiên liệu lần 2, cho tốc độ tối đa 1.808 km/h; bán kính chiến đấu 1.759 km, tầm bay 3 700 km, trần bay 16.000 m.
Vũ khí JH-7 mang được rất đa dạng, tải trọng tối đa 6.500 kg, phân bổ trên 9 giá treo gồm: tên lửa đối hạm C-802, tên lửa đối đất C-704/705, Kh-31A/, bom có điều khiển GB1/5, LS-6, FT-2/3/6, tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5 và cả loại tiên tiến hơn là PL-8/9.
Máy bay JH-7 và dàn vũ khí
Su-24 là loại máy bay ném bom tấn công được chế tạo và phục vụ trong không quân Nga từ thập niên 1970 đến nay. Loại máy bay cánh bằng hai động cơ này được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ ném bom cực thấp, và không được tối ưu hóa để tham gia các cuộc không chiến.
Chiếc máy bay ném bom Su-24 có thể bay với vận tốc tối đa 1.550 km/h, có 8 giá treo cho phép mang theo tới 8 tấn vũ khí tấn công mặt đất như bom thông thường, bom laser KAB-500, các loại tên lửa không đối đất và pháo GSh-6-23 có cơ số 500 viên đạn.
Máy bay Su-24 và dàn vũ khí/ Ảnh: Airliners.net
Như vậy có thể thấy, cả hai chiếc máy bay đều được trang bị pháo, tên lửa thường, bom và tên lửa có điều khiển “không đối đất”, “không đối không”. Tuy nhiên máy bay JH-7 của Trung Quốc được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử, động cơ… hiện đại hơn và tốc độ tối đa của máy bay Trung Quốc lớn hơn Nga gần 200 km/h.
Theo các chuyên gia, điều này dễ hiểu và có thể giải thích rằng “Sukhoi” đã tạo ra máy bay Su-24 trong những năm 70 của thế kỷ trước, còn Trung Quốc – trong những năm cuối 80. Riêng về vũ khí Su-24 của Nga mang theo được số lượng lớn hơn so với JH-7 của Trung Quốc (8 tấn so với 6,5 tấn).
Cho đến thời điểm này “cựu chiến binh” đã trải qua nhiều lần nâng cấp, nhưng sản xuất với số lượng không lớn. Đặc biệt đối với Nga, vào năm 2020 theo kế hoạch dự kiến sẽ thay thế bằng máy bay tiêm kích-bom Su-34.
Còn Trung Quốc tuy đã trang bị loại chiến đấu cơ mạnh hơn mua từ Nga là Su-30 và đang nghiên cứu chế tạo bản sao J-16, tuy nhiên JH-7 vẫn sẽ là xương sống của cả Không quân và Hải quân Trung Quốc thêm một thời gian dài nữa, biến thể mới nhất của JH-7 là JH-7B vừa mới được ra mắt.
Theo Đất Việt
Thăm hải quân Trung Quốc, Đô đốc Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông
Trong chuyến thăm một đơn vị hải quân Trung Quốc, Đô đốc John Richardson tuyên bố Mỹ vẫn duy trì các hoạt động tuần tra ở Biển Đông.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra ở Biển Đông bất chấp chỉ trích từ Trung Quốc. Ảnh minh họa: Reuters.
Theo Reuters, trong chuyến thăm một đơn vị hải quân Trung Quốc hôm nay, Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ cho biết các lực lượng quân đội Mỹ vẫn sẽ thực hiện các hoạt động tuần tra phù hợp luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Trong cuộc gặp Tư lệnh hạm đội Bắc Hải, Trung Quốc, tướng Viên Dự Bách (Yuan Yubai), ông Richardson cũng khẳng định hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Mỹ đã phàn nàn với Trung Quốc về việc Bắc Kinh cho tàu chiến, máy bay thực hiện những hành vi "không an toàn" khi bám theo hải quân Mỹ ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng nhiều lần đổ lỗi cho Mỹ "gây căng thẳng, phức tạp" tình hình ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tự vẽ ra "đường lưỡi bò" yêu sách gần hết diện tích vùng biển có trị giá thương mại 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Hôm 12/7, Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Tòa cho rằng điều này đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận phán quyết của tòa, trong khi Mỹ và nhiều nước kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trong khi Đô đốc Richardson đang có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tới Sydney, Australia và tuyên bố đồng Mỹ sẽ không rút khỏi trục châu Á - Thái Bình Dương, bất kể ai sẽ lên làm tổng thống vào năm tới.
Australia là nơi Mỹ có căn cứ Darwin, cách Indonesia khoảng 800 km, được kỳ vọng giúp Washington phản ứng nhanh hơn trước các vấn đề ở Đông Nam Á.
Văn Việt
Theo VNE
Trung Quốc cảnh báo tuần tra biển Đông sẽ kết thúc 'trong thảm họa' Đô đốc hải quân Trung Quốc (TQ) cảnh báo các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của các nước tại biển Đông có thể kết thúc "trong thảm họa". Trong thời gian qua, Mỹ cùng một số quốc gia như Úc và Nhật Bản đã tổ chức nhiều hoạt động tuần tra trên biển Đông với danh nghĩa là bảo vệ...