Su-24 bị hạ, cuộc chiến chống IS thêm rối
Sau vụ khủng bố Paris, có cảm giác như những thế lực đối lập đang cùng chống IS xích gần nhau hơn. Nhưng vụ máy bay Su-24 rơi lập tức kéo các bên lao vào vòng xoáy bất hòa.
Chiến đấu cơ Su-24 của Nga rơi xuống kéo theo những bất đồng mới – Ảnh: AFP
Bầu trời Syria ngày càng trở nên chật chội hơn với máy bay Syria, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đua nhau vần vũ. Danh sách còn rất dài với máy bay Úc, Bahrain, Canada, Pháp, Jordan, Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). 11 nước cả thảy!
Danh sách càng dài, bất đồng càng lớn, tình hình Syria và cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) càng rối.
Vụ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga khiến Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lập tức tuyên bố hủy chuyến đi đến Thổ Nhĩ Kỳ lẽ ra diễn ra trong ngày 25.11, coi như bỏ qua cơ hội lớn thu hẹp bất đồng giữa 2 quân bài chủ lực trên ván cờ Syria – tâm điểm của cuộc chiến chống IS. Không những là bỏ qua cơ hội, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ 2 nước. Mà không chỉ là quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc một thành viên của NATO lần đầu tiên sau hơn 50 năm bắn rơi máy Nga khiến bóng đen chiến tranh lạnh giữa 2 cực của thế giới này lại lởn vởn hiện ra.
Nga xưa nay vẫn ủng hộ tối đa chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad – một trong những đồng minh quan trọng nhất của Moscow ở Trung Đông trong khi Thổ Nhĩ Kỳ – một đồng minh của Mỹ – chỉ muốn lật đổ ông Assad.
Thế giới càng chia rẽ, những tổ chức khủng bố như IS càng có nhiều cơ hội – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Giữa tất cả những bùng nhùng đó, cuộc chiến chống IS – kẻ thù chung của Nga, của Thổ Nhĩ Kỳ và cả của Mỹ, của Pháp, của Iran và dường như của cả thế giới này – càng thêm phần rắc rối một khi bất đồng gia tăng. Càng rắc rối hơn khi IS chỉ là cái cớ để nhiều bên nhảy vào Syria với mục đích bảo vệ lợi ích riêng, trong khi bản thân IS đã là một rắc rối ngày càng khó đối phó với khả năng gây ra những vụ khủng bố kinh hoàng kiểu như ở Paris hôm 13.11 vừa qua.
Thế giới càng xung đột dữ dội, IS càng lớn mạnh.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ bắn Su-24 Nga bằng tên lửa mới nâng cấp
Thổ Nhĩ Kỳ vừa nâng cấp một loạt tiêm kích F-16 bằng tên lửa không đối không hiện đại bậc nhất thế giới AIM-9X Sidewinder có khả năng tiêu diệt mục tiêu rất cao.
Nga xác nhận chiếc Su-24 bị trúng tên lửa không đối không của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh họa: Sputnik
Ngày 24/11, Sputniknews dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay chiếc Su-24 của Nga rơi ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đã bị bắn bằng một quả tên lửa không đối không từ chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Máy bay của chúng tôi rơi trên lãnh thổ Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4 km. Chiếc Su-24 đang bay ở độ cao 6.000 mét, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ một km khi bị tấn công bằng tên lửa không đối không. Phi công và máy bay chúng tôi không hề đe dọa đến Thổ Nhĩ Kỳ", ông Putin nói trong cuộc gặp với Quốc vương Jordan Abdullah II ở Sochi.
Theo các chuyên gia của trang DefenseWorld, chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn đã sử dụng tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder của hãng Lockheed Martin để bắn hạ chiếc máy bay Nga.
Tên lửa AIM-9X là một phần trong gói nâng cấp của hãng sản xuất vũ khí Lockheed Martin cho Thổ Nhĩ Kỳ. Không quân nước này đã tiếp nhận đội chiến đấu cơ F-16 Falcon nâng cấp vào hồi tháng 4.
AIM-9X là một trong những loại tên lửa không đối không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đây là loại tên lửa tầm nhiệt dẫn đường bằng hồng ngoại, có thể tự hiệu chỉnh trong lúc bay nhờ dữ liệu cung cấp từ máy bay, giúp tăng đáng kể độ chính xác trong tiêu diệt mục tiêu. Tên lửa này được sử dụng trong không quân 40 nước, chủ yếu là các thành viên của NATO.
Tổng cộng có 163 chiếc tiêm kích đa năng F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ được nâng cấp và trang bị tên lửa AIM-9X theo chương trình Peace Onyx III (PO-III) trị giá 3,9 tỷ USD.
Theo chương trình này, toàn bộ chiến đấu cơ F-16 Block 40 và Block 50 của Thổ Nhĩ Kỳ được nâng cấp theo tiêu chuẩn tương tự Chương trình Áp dụng Cấu hình Chung (CCIP) của không quân Mỹ.
Tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder của Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin
Sau khi nâng cấp, các chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ còn có khả năng mang theo tên lửa AIM-7 và tên lửa dẫn đường bằng radar AIM-120. Những chiếc tiêm kích này còn được trang bị hệ thống dẫn đường GPS mang tên LN-39 INS, radar APG-68(V), radar giám sát địa hình tự động, điều khiển bay kỹ thuật số, pháo sáng và mồi bẫy nhiệt.
Tổng thống Putin cảnh báo rằng vụ Su-24 bị bắn rơi sẽ "gây hậu quả nghiêm trọng" đến quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ. "Chúng tôi đã luôn coi Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là một láng giềng gần gũi, mà còn là một quốc gia bạn bè. Tôi không biết ai cần cái gì từ vụ việc ngày hôm nay, nhưng chắc chắn đó không phải là chúng tôi", ông nhấn mạnh.
Tổng thống Nga cũng cho biết nước này sẽ "phân tích cẩn thận" mọi thông tin liên quan đến chiếc Su-24 bị bắn rơi. Ông chỉ trích việc Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập cuộc họp khẩn với các đồng minh NATO để thông báo về vụ việc, "như thể chúng tôi bắn rơi máy bay họ chứ không phải ngược lại", ông Putin nói.
Theo các chuyên gia phân tích, điều khó hiểu là tại sao chiếc Su-24 của Nga không hề có biện pháp phòng vệ nào trước tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là khi hai phi công trên máy bay đã được cảnh báo tới 10 lần.
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng chiếc Su-24 đã vi phạm không phận của họ. Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ tuyên bố này và cho rằng máy bay Nga vẫn ở trong không phận Syria lúc bị bắn rơi.
Chiến đấu cơ F-16C phóng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ảnh:Wikimedia
Trí Dũng
Theo VNE
Tổng thống Obama: Thổ Nhĩ Kỳ có quyền bảo vệ không phận Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ "có quyền bảo vệ lãnh thổ và không phận của mình", nói thêm việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga càng cho thấy Nga có nhiều vấn đề trong cuộc không kích ở Syria. Các hình ảnh ghi cảnh chiếc máy bay Nga bị bắn và rơi xuống - Ảnh: Reuters...