Su-22 Việt Nam đã được nâng cấp những gì tại Ukraine?
Theo báo cáo của SIPRI, trong năm 2006 Ukraine đã nâng cấp, bổ sung chức năng đánh biển cho 13 chiếc cường kích Su-22 của Việt Nam.
Trong Không quân Việt Nam, máy bay cường kích Su-22 hiện đang giữ vai trò xương sống, đảm đương tất cả các nhiệm vụ từ cường kích tấn công mặt đất như thiết kế ban đầu đến trách nhiệm nặng nề hơn là đánh biển, thậm chí là cả tiêm kích phòng không.
Tuy nhiên do Su-22 nguyên bản không được trang bị radar mà chỉ có thiết bị ngắm bắn bằng laser nên đã dẫn đến việc chúng không thể mang các loại tên lửa diệt hạm dẫn đường bằng radar như Kh-31A hay Kh-35.
Vậy nếu không mang được các loại vũ khí chuyên dùng cho đánh biển thì Su-22 sẽ phải tác chiến như thế nào, và những chiếc trải qua nâng cấp tại Ukraine đã được bổ sung tính năng gì để phù hợp với yêu cầu?
Su-22UM3K đã được nâng cấp tại Ukraine
Trước tiên phải khẳng định rằng, để mang và bắn được tên lửa đối hạm thì Su-22 bắt buộc phải có radar.
Hiện nay trong các gói nâng cấp chỉ có duy nhất biến thể Su-22M5 do liên doanh giữa Sukhoi và Sextant Avionique của Pháp thực hiện là được trang bị radar đa năng PhaThom (thay thế hệ thống Klen-54) đủ khả năng dẫn bắn tên lửa đối hạm.
Ngoài ra, Sukhoi cũng đề xuất một giải pháp khác là dùng radar gắn ngoài Komar-17, tương tự như radar Kopyo-25 lắp đặt trên Su-25TM.
Radar gắn ngoài Kopyo-25
Trên đây là 2 phương án giúp cho Su-22 có thể độc lập mang tên lửa đối hạm, nhưng chúng đều phải do Sukhoi thực hiện, ngoài 2 dự án trên hiện không có một gói nâng cấp nào khác cung cấp radar dẫn bắn cho Su-22.
Video đang HOT
Do đó có thể khẳng định rằng Su-22 của Việt Nam do Ukraine hiện đại hóa vẫn chưa được trang bị radar. Nếu muốn bắn tên lửa đối hạm thì mục tiêu phải được chỉ thị từ một nguồn khác như máy bay Su-30MK2 hoặc trạm radar cảnh giới từ đất liền.
Trong trường hợp này, Su-22 sẽ yêu cầu phải có khả năng kết nối thông tin và hệ thống truyền dữ liệu về mục tiêu giữa các máy bay hay sở chỉ huy mặt đất. Đây là yêu cầu quá phức tạp, đặc biệt là đối với loại cường kích đã cũ như Su-22.
Vậy khi không mang được tên lửa chống hạm, Su-22 sẽ đánh tàu địch bằng phương tiện gì để đạt hiệu quả cao nhất? Câu trả lời nằm ở tên lửa chống radar Kh-31P, đây là vũ khí thích hợp nhất để trang bị cho Su-22 làm nhiệm vụ đánh biển vào thời điểm hiện nay.
Tên lửa chống radar Kh-31P
Mặc dù không phải tên lửa chống hạm chuyên dụng, nhưng nếu Kh-31P phá hủy được hệ thống radar thì chiến hạm địch sẽ không khác gì một chiếc bia nổi, có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi các máy bay mang bom không điều khiển.
Tên lửa Kh-31P không yêu cầu phải được Su-22 dẫn bắn qua radar mà thông qua thiết bị điều khiển chuẩn hóa chuyên dụng.
Thiết bị này có nhiệm vụ thu thập dữ liệu điện từ từ radar đối phương rồi chuyển về máy tính máy bay để xử lý, sau đó nhận lại dữ liệu đã được xử lý rồi lập lệnh chuyển cho máy tính quỹ đạo quán tính và chọn chế độ đầu dò của đạn.
Su-22M4 mang tên lửa diệt radar Kh-25MP và thiết bị Vjuga-17
Các máy bay Su-22 của Việt Nam đã được trang bị tên lửa chống radar thế hệ cũ hơn là Kh-25MP, thiết bị bổ trợ để phóng loại đạn này là Vjuga-17.
Tuy nhiên do Vjuga-17 ra đời trước khi Kh-31P đi vào biên chế khá lâu, nên để phối hợp tốt với loại đạn này nó sẽ cần phải được chỉnh sửa một chút, đi kèm đó là lắp đặt các giá treo mới và phần mềm tương thích với đạn Kh-31P cho Su-22.
Các thao tác trên không quá phức tạp và có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với phương án lắp radar dẫn bắn hay bổ sung hệ thống kết nối thông tin, truyền dữ liệu đã nêu.
Vì vậy có thể tạm thời dự đoán đây là khả năng cao nhất đã được Ukraine thực hiện trên Su-22 của Việt Nam, để chiếc cường kích này đảm nhiệm được chức năng đánh biển.
Theo Đại Lộ
BBC: "Trung Quốc theo dõi các vụ rơi máy bay của Việt Nam"
Các vụ rơi máy bay quân sự bộc lộ điểm yếu của Việt Nam và sẽ được những quốc gia như Trung Quốc, theo dõi chặt chẽ, theo ý kiến chuyên gia.
Nhận định của Giáo sư Carl Thayer, từ học viện quốc phòng Úc, được đưa ra trong lúc Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục huy động các lực lượng tìm kiếm tung tích hai phi cơ chiến đấu Su-22, vốn bị rơi trên vùng biển gần đảo Phú Quý, Bình Thuận trong lúc tập luyện hôm 16/4.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay là việc tìm kiếm hai phi công, Trung tá Lê Văn Nghĩa và Đại úy Nguyễn Anh Tú.
Báo Tuổi Trẻ hôm 16/4 dẫn nguồn tin riêng cho biết hai máy bay, cất cánh từ sân bay Phan Rang, có thể đã &'tự va chạm nhau'.
Bộ Quốc phòng nói họ mới chỉ vớt được ba thùng dầu phụ, chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể máy bay rơi.
Bộc lộ yếu điểm
Đây là vụ tai nạn thứ 3 tại Việt Nam liên quan đến phi cơ chiến đấu Su-22. Hai vụ tai nạn vào năm 2006 và năm 2009 cũng đã khiến hai phi công tử nạn.
"Với tỷ lệ rơi này thì bất cứ không quân hiện đại nào trên thế giới cũng sẽ tỏ ra lo ngại về độ an toàn của loại máy bay này", ông Carl Thayer nói trong cuộc phỏng vấn với PV.
"Vấn đề của Việt Nam là họ không đủ tiền để thay thế máy bay đủ nhanh theo nhu cầu".
"Trong trường hợp của Úc, các máy bay F-11 của Úc, vốn từng được dùng trong chiến tranh Việt Nam, chỉ được sử dụng đến khi chi phí bảo trì cao đến mức phải thay thế".
"Không quân Việt Nam chủ yếu là Su-22, bên cạnh Mig 21. Đây không phải là những phi cơ chiến đấu hiện đại mà những nước như Trung Quốc còn muốn đưa vào sử dụng."
Ông Carl Thayer cho biết các vụ rơi máy bay gần đây đang xác nhận đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc về điểm yếu của quân đội Việt Nam.
"Năm ngoái có một buổi thảo luận về Việt Nam mà tôi đã tham dự," ông nói.
"Một trong các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tổng hợp nhiều tài liệu của nước này về Việt Nam, trong đó đánh giá các điểm mạnh yếu của quân đội Việt Nam."
"Một trong các điểm yếu lớn nhất là chất lượng huấn luyện. Họ cho rằng với chất lượng huấn luyện hiện nay thì quân đội Việt Nam không đủ sức ứng phó với chiến tranh."
"Những nước như Hoa Kỳ thường lấy số giờ huấn luyện của phi công nước mình ra để so sánh với các nước khác và từ đó đánh giá độ thiện chiến của các nước khác."
"Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng công tác hậu cần và chất lượng bảo trì là các điểm yếu khác của Việt Nam."
"Trong tình huống chiến tranh thực sự, cả hai công tác này sẽ đứng trước thách thức rất lớn vì phải đảm bảo lịch trình rất gấp và độ hiệu quả rất cao".
"Tôi nghĩ phía Trung Quốc sẽ theo dõi sát kết luận từ phía Việt Nam về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn mới nhất".
"Nguyên nhân được công bố sẽ thể hiện rõ nhất khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Việt Nam".
Theo NTD/BBC
Khám phá sức mạnh "cặp bài trùng" Su-22 và Su-30 Không quân Việt Nam đã được trang bị loại máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MK2, song tiêm kích-bom Su-22 vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, nhất là chủ quyền trên biển. Su-22M4, với số lượng hàng trăm chiếc là 1 trong 2 loại máy bay giữ vai trò nhiệm vụ "xương...