Style dùng ớt làm mì cay của bà Tân: để nguyên cả quả chứ không cắt miếng, đố biết làm xong thì mì có cay không?
Thật là thắc mắc về cách dùng ớt làm mì cay của bà Tân quá đi. Không cắt quả ớt ra thì sao mà cay được nhỉ?
Mặc dù trend mì cay 7 cấp độ đã nguội từ lâu, nhưng có lẽ các món ăn siêu cay vẫn rất được lòng các tín đồ ẩm thực. Có lẽ vì vậy mà đồ ăn cay vẫn luôn được lựa chọn trong các buổi liên hoan hay thậm chí là dùng để làm thử thách khi bạn bè tụ tập.
Đặc biệt, chỉ mới đây, bà Tân cũng đã lựa chọn món mì siêu cay để làm clip “siêu to khổng lồ”. Đã siêu to lại còn siêu cay thì còn gì “chất” hơn nhỉ? Tuy nhiên, điều gây chú ý hơn cả chính là cách bà Tân dùng ớt làm mì: để nguyên cả quả chứ không hề cắt ra? Vậy thì làm sao mà cay được nhỉ?
Quá trình làm món mì trộn cay cũng không có gì quá phức tạp đối với bà Tân, bởi đây là loại mì cay đóng gói sẵn. Chỉ cần trụng mì bằng nước sôi, luộc tôm, xúc xích với nấm kim châm rồi trộn đều với các gói gia vị là hoàn thành rồi.
Nhưng đến phần trộn ớt thì có vẻ hơi “bối rối” nhỉ? Bà Tân nói rằng để cả quả như vậy để những ai ăn được cay thì sẽ… nhai cả quả ớt luôn.
Liệu rằng mấy ai đủ “đô” để nhai cả quả ớt đây? Và nếu không nhai được thì những quả ớt này chắc chỉ dùng để trang trí bởi không cắt thì làm sao thấy được vị cay đây?
Video đang HOT
Sau màn cho ớt nguyên quả là đến phần trộn với sốt cay và vừng… Đây có lẽ chính là “tia hi vọng” của chảo mì siêu cay “siêu to khổng lồ” này rồi, chứ vị cay không thể trông chờ ở mấy quả ớt chưa cắt kia được!
Và quả thật… phần sốt ớt không làm người ăn thất vọng khi các bà cháu nhà bà Tân liên tục kêu cay, thậm chí bà Tân còn bị cay đến mức… lạc cả giọng… Chứng tỏ sốt ớt thôi cũng có độ đáng sợ lắm rồi! Và biết đâu đó, để ớt nguyên quả chính là chủ đích của bà Tân từ đầu để chảo mì này không cay đến mức không ăn nổi, nhỉ?
Theo Tổ Quốc
Sức hút từ cơm gà đảo tay cầm Malaysia
Một dãy nồi đất hồng đỏ lửa, người đầu bếp vừa nhanh tay đảo cơm, hương thơm bay khắp phố ở thủ đô Kuala Lumpur
Phố ăn đêm Jalan Alor thuộc Bukit Bintang bắt đầu tấp nập từ 6h chiều, khi các quán hàng ăn được bày vẽ chật ních các con đường nhỏ. Phố đầy xe cộ, bàn ghế hàng này dựng sát hàng kia, tiếng mời chào lôi cuốn cùng mùi thơm sực nức của các món ăn. Con phố dài khoảng vài trăm mét nhưng có đến vài chục hàng ăn, mỗi hàng cả chục dãy bàn, chạy dọc suốt hai bên đường, bán đủ các món ngon cùng các loại hoa quả, trái cây và đồ uống.
Các quán ăn của khu phố này đa phần phục vụ món kiểu Hoa và một ít hàng bán đồ ăn kiểu Ấn. Đầu phố có một quán cơm gà khá nổi tiếng, khu vực phía trong là các quán hàng hải sản, hàng cơm và các món mì. Xen giữa những lời mời, những chiếc niêu đất đang đỏ lửa nổi bật và lôi cuốn hơn cả.
Phố ăn đêm náo nhiệt từ 6h chiều đến hơn gần 2h sáng hàng ngày với các món ăn giá cả cuốn hút.
Khoảng một chục chiếc niêu đất được nung trên lửa nhiệt độ cao. Người đầu bếp nhanh tay mở nắp nồi, cho thêm thịt gà, lạp xườn, xì dầu, rau cải ngọt rồi đóng nắp. Hương thơm của cơm vừa chín tới và thịt gà sực mũi. Không thể chờ thêm, khách tham quan qua đây đều nhanh chân chọn một chiếc bàn và gọi món.
Mỗi niêu cơm đủ sức cho hai người ăn mới hết, nếu là phụ nữ. Còn cánh nam giới ăn khỏe hơn, nên gọi riêng một nồi. Đa phần khách sẽ gọi 3 người 2 nồi cơm và gọi thêm các món khác. Chờ khoảng 10 đến 15 phút, cơm được bưng ra. Niêu đất vừa nhấc từ bếp than hồng nóng rực, nắp nồi mở, hương thơm thu hút bay ngào ngạt, vừa ăn vừa xuýt xoa. Trong chiếc niêu đất là cơm cùng với thịt gà được tẩm ướp và rang đảo vừa ăn, chút nấm, chút rau cải ngọt mềm, đính kèm một bát canh.
Những niêu cơm gà đảo tay cầm thu hút.
Món cơm này có tên là cơm gà đảo tay cầm và nếu đã ăn một lần ở Malaysia, tại địa chỉ đường Bukit Bintang, Kuala Lumpur, chắc hẳn bạn sẽ nhớ mãi và muốn ăn thêm nhiều lần nữa. Cơm gà đảo được nấu cầu kỳ. Bắt buộc phải là nồi đất để cơm giữ được độ nóng và phần đáy nồi có một lớp cháy mỏng giòn tan.
Gạo được nấu với nước luộc gà để vị ngọt của cơm hòa quyện với vị béo ngậy của gà. Thịt gà được tẩm ướp cùng gia vị, hạt tiêu, gừng, đảo qua. Cơm được nấu vừa chín tới, người ta cho thịt gà vào nồi tiếp tục đun với cơm, sau đó là nấm hương, cải ngọt, lạp sườn và chút xì dầu.
Cơm được bắc ra ăn nóng. Trước khi ăn, đảo đều tất cả lên trong niêu rồi tùy vào khẩu vị của từng người mà gia giảm thêm xì dầu. Cơm chín tới cùng các món dùng kèm quyện gia vị vừa ăn, cứ thế cho đến tận đáy nồi vẫn thấy thòm thèm. Phần cơm cháy mỏng và róc, giòn tan. dùng kèm với suất cơm là một bát canh rau cải ngọt nóng dễ ăn.
Những vị khách từ mọi nơi đổ về đây khi thành phố lên đèn để thưởng thức các món ăn đậm hương vị Trung - Ấn. Mỗi bữa, bạn có thể chọn ăn một món khác nhau, nhưng món cơm gà đảo tay cầm để lại nhiều ấn tượng khó quên. Vừa ăn, vừa được tận hưởng tiếng đàn tiếng hát của những nghệ sĩ đi rong trên phố. No bụng rồi, có thể ghé chếch đó mua hoa quả hay uống sinh tố rồi là đi mua sắm tại các trung tâm thương mại mở cửa đến 10h30 hàng đêm, chạy xe đến khu phố Tàu, tham quan Petronas hay chỉ là đi dạo trên phố.
Một niêu cơm gà có giá khoảng 80.000 đồng, hai người ăn no bụng.
Và nếu đói bụng, vẫn có thể trở lại nơi này để ăn đêm vào lúc 1h sáng. Khu phố sẽ náo nhiệt cho đến 2h sáng mới bắt đầu thu dọn.
Theo Internet
Món mì Kitakata Ramen nổi tiếng ở Fukushima Với hương vị đặc thù và khác biệt, mì ramen ở thành phố Kitakata (tỉnh Fukushima, Nhật Bản) đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng thực khách. Ramen là một món mì nổi tiếng của Nhật Bản được nhiều người ưa thích. du khách có thể bắt gặp quán mì ramen ở khắp nơi trên xứ sở phù tang và mỗi nơi...