Stress nặng vì bỗng dưng mất sữa nuôi con
Nhiều đêm nhìn con khóc vì đói rồi sau đó ngủ thiếp đi khi đã khóc mệt mà tôi đau lòng quá.
Tôi viết ra chỉ mong nhận được những bí quyết của các chị có kinh nghiệm và từng rơi vào trường hợp như này để tôi lại có thể có sữa cho con.
Tôi sinh con mới được 9 tuần nhưng gần đây lượng sữa ít dần, không biết nguyên nhân gì.
Ảnh minh họa
Nhiều người nói chạm phải cành dâu sẽ bị mất sữa, nếu quả thật đúng như vậy thì tôi lo lắm, vì hôm 8 tuần về ngoại tôi đã bế con và cầm cành dâu theo nữa.
Từ hôm về ngoại đã được một tuần, sữa cứ ít dần dù tôi cố gắng làm mọi cách: luộc lá mít non để uống nước, ăn cháo chân giò hầm đu đủ, cắt thuốc lợi sữa về uống, thế mà tình hình không mấy khả quan.
Nhiều đêm nhìn con khóc vì đói rồi sau đó ngủ thiếp đi vì đã khóc mệt mà tôi đau lòng quá.
Video đang HOT
Vì vấn đề này tôi stress rất nhiều, nghĩ đến lại không thể nào ngủ được, giờ một ngày tôi ngủ không quá 4 tiếng.
Tôi đã mua sữa ngoài cho con nhưng con không chịu ăn. Mọi người ai có kinh nghiệm gọi sữa về sau khi bị mất sữa xin chia sẻ giúp tôi với.
Nếu cứ tình trạng này tôi sợ mình sẽ không đủ sức để chăm con nữa. Chân thành cảm ơn.
Theo Tinngan
Đừng nghĩ con nhà giàu, có gia thế là sung sướng
Vài hôm gần đây, tôi thấy mọi người liên tục bàn tán về việc cô này nhà giàu nên mới được làm hoa hậu, anh kia có bố đỡ đầu nên mới được làm chức này, chức nọ.
Thực tâm tôi không quan tâm mấy đến showbiz hay biện hộ cho cá nhân nào mà chỉ muốn kể lại câu chuyện của chính mình để mọi người hiểu, rằng con nhà giàu, con nhà có gia thế cũng chưa chắc đã sướng.
Đôi khi, những áp lực tréo nghoe mà chúng tôi buộc phải vượt qua cũng chẳng dễ dàng hơn cảnh 'nhà nghèo vượt khó' chút nào.
Gia đình tôi vốn có truyền thống thi thư ở tỉnh. Từ các bác cho đến các cậu, các dì đều học hành đỗ đạt cả. Như ngay trong nhà tôi, bố làm hiệu trưởng cấp 3, mẹ làm giảng viên đại học nên ai cũng nghĩ chị em tôi thật may mắn vì có môi trường phát triển toàn diện.
Đúng là chúng tôi được đầu tư cho việc học rất kĩ càng nhưng càng được ưu ái, thì sự kỳ vọng của bố mẹ vào thành tích học tập của hai con lại càng cao hơn nữa.
Ở những gia đình khác, con cái chỉ cần học giỏi thôi là đủ nhưng trong gia đình tôi, con cái phải luôn đứng ở vị trí dẫn đầu. Bố tôi lúc nào cũng nhắc nhở: 'thua thầy một vạn, không bằng kém bạn một li'.
Còn mẹ tôi, bà không khi nào ngơi căn dặn 'các con là con của giáo viên thì phải học giỏi hơn các bạn khác, không thì bố mẹ làm sao còn dạy được ai'. Suốt cả tuổi thơ, tôi và chị gái phải gồng mình lên gánh danh dự, gánh niềm tự hào cho bố mẹ, cho gia đình, cho họ tộc.
Ảnh minh họa
Năm học cấp 3, tôi nhớ mãi một sứ cố khiến mình bị phạt trước toàn trường, mà người phạt tôi không ai khác ngoài bố đẻ - Hiệu trưởng đương nhiệm.
Hôm đó là ngày chào cờ đầu tuần nên cả trường tập trung dưới sân lớn. Tôi vốn cao to nên đứng chót hàng cùng một số bạn nam khác. Đúng lúc bố tôi hô 'chào cờ, chào' thì hai bạn nam cùng lớp đùa nghịch, xô đẩy nhau ngã vào tôi. Cả lũ ba đứa ngã nháo nhào khiến cho các bạn khác cười lên ầm ĩ.
Thấy vậy, bố tôi xuống tận nơi, yêu cầu nhóm 'gây rối' lên sân khấu để cảnh cáo trước toàn trường. Dù tôi và một số bạn chứng kiến đã cố giải thích rằng mình không phải người đầu têu trò nghịch ngợm nhưng bố nhất quyết không nghe.
Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy mình bị nhục nhã đến vậy, tôi phải đứng trên bục cao, chịu sự nhòm ngó của hàng nghìn con mắt nhìn vào. Trường tôi là trường chuyên của tỉnh, nơi các học sinh phần đông coi trọng sự học và chỉn chu hơn tất cả, làm sao họ không dè bỉu và coi thường tôi chứ?
Đã xấu hổ lắm rồi, bố tôi còn công khai nói rằng 'Các em ai cũng biết bạn H. là con thầy nhưng khi bạn ấy phạm lỗi thầy cũng không thể tha thứ được và hôm nay thầy sẽ phạt H. nặng hơn các bạn khác'. Bố bắt tôi đứng trên đó suốt giờ học sáng, dù trời nắng vỡ đầu và miệng tôi thì khô khốc như rang. Cho đến bây giờ, khi đã lớn, chưa bao giờ tôi thấy mình có thể hiểu bố. Tại sao ông lại hy sinh danh dự của tôi để phục vụ cho sự tôn nghiêm của bản thân mình? Tôi không bao giờ hiểu!
Sau lần ấy, các bạn cùng trường ai cũng nể trọng bố vì ông là thầy hiệu trưởng công bằng, còn tôi, họ ngầm ý chê bai, dè bỉu là đứa con chẳng ra gì, chỉ biết dựa hơi bố mà nghịch ngợm. Rồi mỗi khi được điểm cao, được vào đội tuyển học sinh giỏi, chẳng ai thèm để ý đến sự cố gắng của tôi mà chỉ nghĩ tôi được ưu ái do là con thầy hiệu trưởng.
Đến lúc học đại học, tôi thi vào trường của mẹ dạy, vì đây là ngôi trường mà từ nhỏ tôi đã mơ ước, thi được học bổng đi học ở nước ngoài cũng chẳng ai thèm tin rằng đó hoàn toàn là năng lực của tôi, mà cứ nghĩ do công của mẹ.
Hiện tại tôi đã 36 tuổi, có công việc ổn định và gia đình riêng nhưng ngoài sự biết ơn và hiếu nghĩa của một đứa con thì tôi thực lòng không muốn gần nhà mình chút nào. Ở bên bố mẹ đẻ tôi luôn bị áp lực khủng khiếp.
Lúc nào cũng là vấn đề bằng cấp, phấn đấu, lên chức này, chức nọ mà chẳng bao giờ cần biết con cháu muốn gì và thực sự hạnh phúc khi được sống như thế nào. Vậy nên, mỗi kỳ nghỉ lễ, tết, tôi chỉ cố gắng về nhà lấy lệ, còn lại đưa vợ con sang bên ngoại.
Ở đó, tôi mới có cảm giác được sống trong không khí gia đình. Mọi người cùng nhau thịt gà, đụng lợn, bữa cơm chỉ toàn nói chuyện vui mà chẳng bao giờ to tiếng, tranh cãi về học hàm, học vị.
Theo tôi, gia đình gần gũi thương yêu nhau bất kể sang hèn mới thực sự là hạnh phúc!
Theo Tinngan
Em cứ nằm yên đó cho anh, có anh ở đây nó không dám làm gì em đâu! Tôi cứ tưởng anh ta sẽ hoảng hồn và sợ hãi nhưng ngờ đầu anh ta vẫn nghĩ tôi là cô vợ nhút nhát ngày xưa để buông lời sỗ sàng và đuổi tôi đi như thế. Không, tôi đâu có còn là tôi của ngày xưa. Đó là nguyên văn câu nói của chồng tôi khi bị tôi bắt quả tang hú...