Stress cỡ nào?
Với cuộc sống căng thẳng hiện nay, liệu mấy ai tránh được khỏi than khổ vì stress?
Khó ở điểm là mấy ai biết mình đã thua đậm đến thế nào vì biểu hiện bệnh lý do stress vừa đa dạng lại thêm thay đổi tùy theo tính cảm ứng của mỗi đối tượng. Đúng là chuyện chẩn đoán không hẳn lúc nào cũng xuôi chèo mát mái.
Tuy vậy, cũng không mù mờ đến độ bị stress gần chết mà vẫn chưa biết. Một cách tương đối cũng có thể đánh giá xem ta và “địch” ai mạnh hơn ai, bằng cách dựa vào các dấu hiệu bệnh lý.
Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức, các triệu chứng dưới đây là dấu hiệu báo động thường được ghi nhận ở người thất thế với stress:
Ngủ dễ nhưng chỉ được ít giờ rồi thức trắng
- Mệt mỏi thường xuyên, nhất là sáng sớm, dù không thiếu ngủ, nhiều khi thừa là khác.
- Khó tập trung tư tưởng khi cần suy luận.
- Trầm uất mặc dù không có lý do chính đáng, thậm chí cả khi đang thành đạt.
Video đang HOT
- Đau cơ tuy không hề vận động thái quá.
- Viêm họng nhưng không bội nhiễm.
- Đau đầu nhiều hơn 8 ngày trong tháng với khuynh hướng huyết áp thấp.
- Mất ngủ dưới dạng ngủ dễ nhưng chỉ được ít giờ rồi thức trắng.
- Sốt nhẹ dai dẳng về chiều không rõ nguyên nhân, dù đã được tầm soát bệnh bội nhiễm.
- Viêm hạch không rõ lý do, chủ yếu là hạch dưới hàm.
- Đau khớp dưới dạng nay khớp này mai khớp khác.
- Ho dai dẳng mặc dù đã thử đủ loại thuốc ho.
- Đãng trí, nhất là hay quên chuyện mới xảy ra.
- Lo sợ vô cớ đi kèm với ác mộng.
- Liệt dương với tình trạng suy giảm ham muốn một cách đột phát.
- Giảm thị lực với khuynh hướng tăng áp lực nội nhãn, dù còn rất trẻ.
Mệt mỏi thường xuyên, nhất là sáng sớm
Độc giả sau khi dựa vào bảng hướng dẫn nêu trên, nếu nhận thấy mình có thừa điều kiện để tham gia chương trình “đồng hành cùng stress” thì nên liệu tìm đến thầy thuốc cho sớm để chẩn đoán bệnh do stress (tuy không quá dễ dàng như “quét nhà ra rác” nhưng cũng không nhiêu khê đến độ phải trông cậy vào may rủi).
Việc định bệnh hoàn toàn khả thi nếu thầy thuốc ngay từ đầu đừng quên vai trò không thể chối cãi của stress trong cuộc sống hiện nay.
Nói vậy nhưng cần thêm một điều kiện mới: Gặp thầy mát tay. Đó là khi thầy thuốc cũng chưa là nạn nhân của … stress.
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
NLĐ
Cẩn thận kẻo bỏng mắt vì nắng
Ra đường vào những ngày nắng nóng, mọi người chỉ chú ý bảo vệ làn da, gương mặt mà ít quan tâm đến đôi mắt. Hậu quả là mắt bị bỏng, giảm thị lực và có thể ung thư.
Bác sĩ Hoàng Cương, bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết tất cả bộ phận của mắt đều có thể chịu sự tác động của tia cực tím như mi mắt, kết mạc (phần lòng trắng của mắt), giác mạc (phần lòng đen phía trước), thủy tinh thể (nhân mắt) và võng mạc (bộ phận ở trong mắt có tác dụng tiếp nhận hình ảnh). Đối với mỗi bộ phận của mắt, tia cực tím sẽ gây nên những bệnh khác nhau.
Không nên đi quá lâu ngoài nắng
Công việc của chị Thu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải đi lại rất nhiều, nên mỗi lần ra đường vào những ngày nắng nóng, chị thường che mặt kín mít nhưng lại quên không bảo vệ đôi mắt. Thời gian gần đây, chị thấy mắt khô rát, nhức mỏi, nhìn mờ và lóa. Đi khám tại bệnh viện Mắt Trung ương, chị mới biết mình bị bỏng võng mạc vì mắt tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng gay gắt.
Ở mi mắt, ánh nắng có thể gây một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính. Đối với kết mạc, giác mạc khi tiếp xúc tia cực tím có cường độ quá mạnh sẽ gây bỏng với các triệu chứng như cộm, đỏ mắt, chói mắt, chảy nước mắt, đau rát ... Nếu tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài, mắt có nguy cơ mọc mộng hoặc hạt vàng ở kết mạc. Các hạt mộng này sẽ phát triển vào giác mạc, làm giảm thị lực.
Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng kéo dài còn gây nên tình trạng đục vỏ thủy tinh thể. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ánh nắng mặt trời còn là nguyên nhân góp phần gây thoái hóa hoàng điểm ở tuổi già, dẫn tới giảm thị lực nghiêm trọng.
BS Hoàng Cao Cương khám mắt cho bệnh nhân tại BV Mắt TƯ.
Ảnh: Xuân Trường
Đeo kính để bảo vệ mắt
Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Viện Bỏng Quốc gia, biện pháp ngăn chặn tác hại của ánh nắng đối với mắt là tránh tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11 giờ - 16 giờ, vì đây là thời gian ánh nắng mặt trời có nhiều tia tử ngoại nhất.
Đối với những người bắt buộc phải làm việc dưới ánh nắng, cần trang bị các phương tiện bảo vệ mắt như đội mũ rộng vành, đeo kính râm... TS Lượng cho biết đeo kính râm là biện pháp bảo vệ mắt khỏi ánh nắng hữu hiệu, giảm đáng kể các bệnh viêm da mi do nắng, bỏng mắt, phòng mộng thịt phát triển, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm và ngăn chặn sự lây nhiễm chéo các bệnh của mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ... Ngoài ra, kính râm giảm 40% nguy cơ tai nạn mắt do bụi, côn trùng, va chạm.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, điều quan trọng là người dân phải lựa chọn kính râm chất lượng. Nếu không, sẽ phản tác dụng, gây nguy hiểm hơn cho mắt khiến mắt mắc các bệnh lý như rối loạn thị giác, đục thủy tinh thể... Nếu đeo kính râm có hiện tượng nhức, mỏi mắt... cần bỏ kính ngay và đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt.
Kính râm chất lượng tốt phải đạt các tiêu chí: có độ đồng nhất cao, độ khúc xạ ánh sáng bằng O; trên nhãn của loại mắt kính có ghi UV 400 hoặc 100% nghĩa là bảo vệ được mắt khỏi tia tử ngoại. Ngoài ra, kính râm tốt thường nhẹ hơn các loại kính rởm. Người đeo kính râm phải nhìn hình ảnh sắc nét, chân thật và rõ. Còn kính kém chất lượng, hình ảnh thường bị lóa, không rõ nét, nhất là lúc hoàng hôn.
Theo Đất Việt
Mùa hè - Thời điểm vàng để châm cứu trị bệnh Nhiều bệnh chứng xảy ra trong mùa hè như viêm đau khớp dạng thấp và các bệnh mạn tính khác. Theo nhiều kết quả nghiên cứu Đông y thấy rằng những bệnh chứng loại này nếu trị liệu bằng phương pháp uống thuốc thang song lại biết kết hợp châm cứu đúng vào thời điểm có công hiệu trị liệu cao nhất mà...