Stress – Bệnh của mọi nhà
Stress có thể nhô ra từ bất kỳ ngõ ngách cuộc sống, ngay cả trong gia đình. Trớ trêu, nơi được mệnh danh là thành trì kháng stress lại trở thành… ổ bệnh.
Hậu phương thành… mặt trận
Bệnh tâm thần (trầm cảm, loạn thần hưng – trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách…) bao giờ cũng khởi đầu bằng những bước dò dẫm, gọi chung là vấn đề sức khỏe tâm thần. Không còn nhiều để nói khi bệnh đã rồi, nên có lẽ cần tốn giấy mực hơn cho khúc “tiền khả thi”. Thủ phạm có nhiều, nội sinh, ngoại sinh đều có, đáng kể là những tác động tinh thần tiêu cực mà ta hay gọi chung là stress xấu.
Có thể kể không hết những cú stress ra đời từ chính tế bào xã hội. Ngoài cú sốc nghìn cân “sinh ly tử biệt” thì đòn cân não nện vào đầu nạn nhân chủ yếu giáng từ bốn thế: thất vọng, bất mãn, buồn chán và tự ti.
Ngay trong boong-ke của mình, đàn ông lại là nạn nhân dễ bị “chấn thương sọ não” tinh thần nhất, từ chuyện vợ con đến nếp ăn nếp ở trong nhà. Một bà vợ mè nheo không biết mệt, một cô vợ cuồng tín shopping, một cậu quý tử sành điệu xem bố mẹ là mô gò cản lối, một cô gái rượu vừa đôi chín đã đôi ba lượt “sống thử”… đều có thể mỗi vị một chùy hạ “nốc-ao” ông bố.
Tất nhiên, giới tính người bị hại có thể đảo chiều. Một quý cô nâng khăn sửa túi nhầm anh chồng là đệ tử chân truyền “Lưu Linh giáo” hay có tài dạy vợ bằng… quyền cước, sẽ là ứng viên hứa hẹn của mọi phòng khám chuyên khoa tâm thần.
Bất kỳ trụ cột nào cũng có nhu cầu được những thành viên còn lại thể hiện sự tôn trọng. Thế nhưng, không thiếu ông bố, bà mẹ bị kẻ “dưới quyền” coi như pha hoặc nhìn họ như những ông cốt bà tượng hữu danh vô thực.
Anh Đ. Khánh (TP.HCM) phải xin cái hẹn với bác sĩ tâm thần bởi sau đợt “giảm biên chế” của công ty mà anh là ứng viên, anh luôn khổ sở với cô vợ hay đặt chồng lên bàn cân với “đối trọng” là vị đại gia nhà bên mới ngoài ba mươi đã sự nghiệp lẫy lừng, vợ đeo vàng đỏ tay, con học trường quốc tế…
Video đang HOT
Sau khi chồng mất, cô M. Tuyền (Hậu Giang) đến khổ với nạn “mẹ làm cô giáo… con đốt sách” của cậu con trai dọc ngang “tài không đợi tuổi”. Một mình, vừa kiếm tiền vừa gánh trách nhiệm giáo dục ông trời con (hay có tật vừa… nhịp đùi vừa nghe thân mẫu mắng), chịu không xiết, bà giáo hom hem ngã thêm bệnh suy nhược thần kinh…
Không chỉ khổ với nhân tai, cả những bất xứng ý vô tri cũng là nguồn stress không đáy. Anh M. Tuấn (Bến Tre), một công chức đã nhiều lần “chết ngất” khi nhìn thấy mấu chậu mai kiểng ngàn vàng khôn chuộc của mình hết bị vợ hắt bã cà phê đến chàng rể vứt tàn thuốc lá. Nhưng hễ mở miệng phàn nàn là anh bị vợ mát mẻ: “Còn khỏe, không lo kiếm tiền mà bày đặt… hưởng lạc!”.
Cô T.Chi (TP.HCM) khốn khổ với tính bạ đâu vứt đó của hai cô con gái rượu sinh đôi. Một lần, bà mẹ thiếu điều độn thổ khi mời đồng nghiệp về nhà và chứng kiến đống áo quần vứt lung tung điểm xuyết ít món nội y của nhị vị công chúa bày trước mắt khách khứa…
Với những tổ ấm đông đúc kiểu “tứ đại đồng đường” thì va chạm, nạnh hẹ là “Đầu vào” khá tốt cho bệnh thần kinh các loại. Tương tự với vấn nạn mẹ chồng – con dâu, nhạc mẫu – chàng rể…
Ách giữa đàng, mang về “tổ”
Hầu hết trụ cột phải ra ngoài kiếm tiền hoặc tranh đấu với đời. Từ đây nảy sinh thêm nguồn “điên đầu” được đương sự mang từ sở làm, đường phố về nhà. Những cú stress ngoại lai này hoặc đổ dầu vào lửa với “gói” bực mình có sẵn hoặc bị chính gia đình làm trầm trọng thêm. Gặp chuyện bất bình, người ta hay mong được chia sẻ, không may, thay vì vuốt ve, nhiều nạn nhân lại nhận được sự thờ ơ hay tệ hơn là những cú chọc ngoáy để thêm đau đớn vết thương lòng. Một ông bố quyền lực trong nhà nhưng chỉ là nhân viên cạo giấy trong cơ quan, mang nỗi niềm về tâm địa gia trưởng phòng “bức hại hiền tài” về sẻ chia với vợ. Không hay, người đầu ấp tay gối, không cảm thông thì chớ, lại nhân đó trách chồng không biết cương nhu tùy lúc, lựa gió phất cờ…
Cô H. Ngọc (TP.HCM) có tiền sử bệnh tim. Trên đường tan sở, cô chứng kiến một tai nạn giao thông thương tâm. Về đến nhà, mặt mày đang xanh mét, cô lại nhận được hung tin cậu con bị công an vịn vì tội tống ba, không mũ bảo hiểm, va quẹt suýt gây tại nạn sau giờ học. Chết dở, bà mẹ phải vào viện cấp cứu, sau đó còn phải điều trị thần kinh vì cứ nhắm mắt lại là thấy cảnh cậu con mình mẩy máu me, băng bó từ đầu đến chân.
Nhân – quả đảo chiều
Các bác sĩ khẳng định, bệnh tâm thần có thể chữa khỏi, càng phát hiện sớm càng khả quan. Nhưng với nhiều bệnh nhân, cơ hội này gần như… bằng không, bởi chính họ hoặc người thân không cho rằng đương sự có bệnh.
Rất khó để một cây tùng cây bách của gia đình chịu nhận mình có vấn đề thần kinh. Vợ con nấp bóng cũng cùng tâm lý trốn chạy sự thật. Chuyện này có phần gây rối không nhỏ của “miệng đời”: nhìn bệnh tâm thần dưới con mắt kém thân thiện như điên khùng, vong nhập, quỳ ám, mắc đằng dưới… Bệnh khởi còn có thêm cơ hội ẩn náu từ nhận định sai của đương sự hay người thân. Rất khó minh định trạng thái sầu uất của một người khỏe mạnh chán đời với triệu chứng tiền khởi trầm cảm. Cô độc, chối đời là cú gõ cửa làm quen của hầu hết căn bệnh tâm thần nhưng đơn giản cũng là tính khí của một quý ông mắc thói khinh đời “thiên hạ đục cả, mình ta trong”.
Tình hình tương tự với lỗi nhận định của người thân. Mãi đến khi nhận quyết định bị cho thôi việc của chồng, cô H. Phụng (TP. Huế) mới ngã ngửa, bởi bấy lâu để mặc căn bệnh thần kinh của ông phát tiết. Cô đã quá chủ quan trước tình trạng kém vệ sinh thân thể của ông như lười thay quần áo, ngại tắm rửa, cho là hậu quả tất yếu của di chứng yếu liệt sau cơn đột quỵ nhẹ mà ông vừa trải qua.
Một kiểu bỏ qua thường dành cho giới “cửa Khổng sân Trình” hay mấy vị “thiên kinh vạn quyển” là đổ cho tội học nhiều, đọc sách lâu năm thành… ngộ chữ. Với mấy ông hết tuổi công tác, các bà luống tuổi thì cơ chế bệnh sinh có khi bị lầm là bệnh buồn chán về hưu hay cơn bốc hỏa tiền mãn kinh.
Không chỉ chậm chân với bệnh, nhận định sai của người bệnh hay người thân có khi làm bệnh nặng thêm. Cô Th. Minh (TP. HCM) vì quá bức bối sự hà khắc ngày càng cay nghiệt chồng không thể nhận ra mầm bệnh, thay vào đó bà lại cùng hai đứa con lại bàn nhau nhất tề… vùng lên chống ách thống trị của ông. Thùng dầu hắt vào lửa, bệnh của ông bộc phát tốc độ phi mã, đến khi được bác sĩ ký giấy nhập viện, thì thê tử chỉ còn biết kêu trời.
Tưởng bở cũng là một kiểu biến “lành thành thọt” thường gặp. Ông T. Vinh (TP. HCM) sẵn sàng cổ vũ cậu con trai sinh viên năm thứ nhất đại học bám đuổi ý tưởng… đoạt giải Nobel, mặc cho những hành vi khác thường của cậu ngày càng tăng. Đùng một cái, ông nhận được điện thoại nhà trường báo việc con ông trong giờ học đột ngột xông lên bục giảng… giật micro của giảng viên và thao thao bất tuyệt về một phát minh thế kỷ của mình. Đưa cậu sinh viên vĩ cuồng đi khám, ông mới tá hỏa khi bác sĩ cho biết con ông đã mắc tâm thần phân liệt thể hoang tưởng từ lâu…
Nguy kề bên gối, họa sát sau lưng
Không hề bêu xấu hay vu oan các tế bào xã hội, nhưng rõ ràng ngày có nhiều dấu hiệu cho thấy các “thủ đô kháng stress” đang bắt đầu kém an toàn với các thành viên của nó. Đừng quên gia đình là một phần tử trong cả tập hợp tế bào xã hội có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Cẩn tắc vô áy náy, hãy cảnh giác ngay cả với mái ấm của mình. Bạn nghĩ sao khi ngày càng có nhiều tin trên mặt báo thuật về những vụ tự sát mà nguyên nhân được ghi đơn giản “buồn chuyện gia đình”?
Theo PNVN
Chưa sáng tỏ vụ án 2 bố con "siêu lừa"
Trong 2 ngày 23 và 24-3, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo trong vụ án lừa đảo xuất khẩu lao động với số lượng bị hại rất lớn. Nhưng bất ngờ ngay trong phiên xử, một bị cáo đã đưa ra tài liệu chứng minh tình trạng bệnh tâm thần phân liệt của mình không có trong hồ sơ truy tố nên phiên tòa đã phải hoãn, trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Bị cáo Lê Đăng Lưu che mặt khi PV chụp ảnh
"Siêu lừa" Đinh Hùng Quảng (SN 1957, trú tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn công nghệ mới) cùng con trai là Đinh Hồng Giang (SN 1985) và Lê Đăng Lưu (nguyên Giám đốc Công ty CP Hợp tác đầu tư quốc tế, SN 1964, trú tại phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) bị VKSND thành phố Hà Nội truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 4 Điều 139 BLHS. Theo đó, cả 3 bị cáo đã thành lập công ty dù không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng lại hoạt động mạnh trong lĩnh vực không được cấp phép này, cụ thể là mua hoặc tự in ấn những giấy tờ, hồ sơ có liên quan XKLĐ để người lao động tìm đến nộp tiền. Thậm chí, chúng còn liên hệ với cơ sở, nhà trường dạy nghề, dạy tiếng Hàn Quốc để tập trung dạy nghề, nơi ở tạm thời cho người có nhu cầu XKLĐ.
Với nhiều thủ đoạn tinh vi như trên, từ cuối năm 2006 và năm 2007, bố con Quảng, Giang đã chiếm đoạt số tiền 382.000 USD và 764.720.000 đồng, tổng cộng gần 7 tỷ đồng của 68 người có nhu cầu đi XKLĐ. Lê Đăng Lưu chiếm đoạt số tiền 241.000 USD (một phần số tiền người lao động đặt cọc cho bị cáo Quảng) và chiếm đoạt 81.000 USD của 28 người có nhu cầu đi XKLĐ mà các đầu mối thu và nộp lại cho Lưu. Như vậy, tổng số tiền mà Lưu chiếm đoạt của các bị hại là 322.900 USD. Trong quá trình điều tra, Quảng và Giang đã tự nguyện khắc phục hậu quả được 540 triệu đồng và Lưu đã khắc phục 1,2 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án còn có bị can Bùi Trung Kiên là đối tượng giúp sức rất đắc lực cho Quảng và Giang thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người lao động. Bản thân Kiên đã bị TAND tỉnh Hà Tây (cũ) xử phạt 15 tháng tù giam về tội môi giới mại dâm vào tháng 12-1996, nhưng do Bùi Trung Kiên đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Cơ quan CSĐT - Bộ Công an quyết định truy nã, đồng thời ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can Bùi Trung Kiên.
Trong 2 ngày 23 và 24-3, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án trên với hàng chục bị hại đến tham dự. Bất ngờ trong phiên tòa, bị cáo Lê Đăng Lưu xuất trình hồ sơ bệnh án đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần TW I và xác nhận của cơ sở y tế cộng đồng Hà Tĩnh về bệnh tâm thần phân liệt của mình. Ngoài ra trong 2 ngày xét xử, HĐXX nhận thấy một số bị hại cho rằng số tiền bị các bị cáo chiếm đoạt trong hồ sơ truy tố thấp hơn số tiền thật họ đã đưa cho các đầu mối mà nộp cho các bị cáo. Vì vậy, dù đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố nhưng xét những tình tiết trên cần phải được sáng tỏ, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Theo ANTD
Biểu hiện của chứng rối loạn mất tập trung và tăng động Rối loạn mất tập trung và tăng động có biểu hiện: suy nghĩ cứ lướt qua, không đọng lại trong bộ nhớ (thiếu tập trung), liên tục chuyển từ hoạt động dang dở này sang hoạt động dang dở khác (tăng động). Một số điểm cần chú ý Ví dụ rối loạn mất tập trung và tăng động (ADHD = attension deficid and...