Streamer Yoonsul kể về trải nghiệm ‘khó đỡ’ tại Trung Quốc
Nữ streamer Yoonsul đã có những trải nghiệm khó đỡ khi đồng hành cùng CERBERUS Esports sang Trung Quốc thi đấu.
Ngày 03/09 vừa qua, nữ MC / streamer Yoonsul đã có mặt tại Quảng Châu, Trung Quốc để đồng hành với CERBERUS Esports tại giải đấu IONIA CUP 2023 (bộ môn Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến). Sau 6 ngày làm việc tại Trung Quốc, Yoonsul đã có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Cô cũng không ngần ngại chia sẻ chúng với các fan thông qua mạng xã hội, các buổi livestream vội vàng trên Tiktok.
Nữ streamer đã có những kỷ niệm khó quên tại Trung Quốc, chẳng hạn như đang livestream thì ngủ quên … đến sáng (Ảnh: Yoonsul)
Trong một video vừa đăng tải mới đây, Yoonsul tiếp tục kể cho các fan về một kỷ niệm khó đỡ tại Trung Quốc, khiến nhiều người vô cùng thích thú. Chuyện là khi tới Trung Quốc tham dự giải đấu IONIA CUP 2023, Yoonsul và các tuyển thủ CERBERUS Esports nhận được đãi ngộ rất tốt từ ban tổ chức, được ở khách sạn 5 sao, mỗi người một phòng và hỗ trợ chi phí ăn uống sinh hoạt hàng ngày.
Vì thông thạo Tiếng Anh nên Yoonsul có vẻ khá tự tin ở môi trường mới. Tuy nhiên, nữ streamer đã ngay lập tức vỡ mộng khi nhân viên khách sạn mà cô đang ở … không dùng Tiếng Anh.
“Theo như mình được biết thì đây là một khách sạn 5 sao, rất tiện nghi, phòng rất đẹp nha mọi người. Mình sẽ cho mọi người xem sau. Đồ ăn thật sự cũng rất ngon, có cả đồ ăn Tây lẫn đồ ăn Trung Quốc … Nhưng hôm qua, mình đói quá, lúc đó là 12 giờ đêm và có gọi xuống dưới đó (dịch vụ phòng). Họ nói Tiếng Trung với mình luôn. Mình không biết phải trả lời sao” – Yoonsul nhớ lại.
Nữ streamer Yoonsul (Ảnh: Yoonsul)
Video đang HOT
Yoonsul sau đó đã dùng Tiếng Anh để hỏi nhân viên xem nhà bếp có còn gì ăn không. Tuy nhiên, phía đầu dây bên kia rõ ràng là không hiểu nữ streamer đang nói gì. Một lát sau, dịch vụ phòng chuyển máy cho một bộ phận khác và kết quả thì cũng tương tự. Cực chẳng đã, Yoonsul đành phải ôm bụng đói đi ngủ.
Rút kinh nghiệm, Yoonsul khuyên các fan nếu có ý định đi du lịch Trung Quốc thì tốt nhất nên học Tiếng Trung cơ bản, đủ giao tiếp thôi là được, tránh để rơi vào những tình huống ngại ngùng như cô vừa gặp phải.
Trên thực tế, câu chuyện mà Yoonsul gặp phải cũng khá hy hữu. Bởi ở các khách sạn lớn thì luôn có nhân viên biết giao tiếp Tiếng Anh. Có lẽ nữ streamer chỉ … hơi đen khi các nhân viên đó không làm ca tối.
Cộng đồng Tốc Chiến bất ngờ bị tố có thái độ "lệch chuẩn", lần này lại dính líu tới Liên Quân
Không ít cá nhân đang làm xấu bộ mặt chung của cộng đồng Tốc Chiến Việt Nam.
Mỗi tựa game nổi tiếng đều sở hữu cộng đồng người chơi của riêng mình và Tốc Chiến cũng không phải ngoại lệ. Từ trước tới nay, các game thủ Tốc chiến vẫn luôn hoạt động sôi nổi và liên tục xây dựng được nhiều chủ đề thảo luận thú vị, hấp dẫn.
Tuy nhiên mới đây, nhóm người chơi này bất ngờ bị cho là "thượng đẳng", "cái tôi cao" khi để lộ những hành vi ứng xử kém văn hóa. Dù không phải toàn bộ nhưng hành động của một vài cá nhân này đã khiến Tốc Chiến trở nên "xấu xí" trong mắt cộng đồng game thủ Việt.
Game thủ Tốc Chiến đang bị cộng đồng mạng nhận định là "thưởng đẳng" hơn người khác.
Liên tục so sánh và hạ bệ các tựa game khác
Một trong những hành vị gây chia rẽ nhất chính là việc hạ bệ và coi thường đối thủ. Trong mắt một số người chơi Tốc Chiến, họ có cái nhìn tiêu cực và ganh đua mọi vấn đề với các tựa game cùng phân khúc. Dạo quanh các hội nhóm của cộng đồng này, không khó để bắt gặp các bài đăng so sánh, những bình luận mỉa mai của game thủ Tốc Chiến ở thời điểm hiện tại.
Các bài đăng gây war xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.
Đi kèm với đó là những bình luận mỉa mai, công kích nặng nề.
Chính những hành vi này đã làm xấu đi hình ảnh của Tốc Chiến. Thay vì tập trung vào việc phát triển kỹ năng hay tận hưởng niềm vui từ trò chơi, nhiều người lại mải mê "lời qua tiếng lại" mà quên mất mục tiêu chính của việc chơi game là giải trí và kết nối. Đến cuối cùng, những lời chế giễu và hạ bệ chỉ khiến cộng đồng game Việt Nam trở nên căng thẳng và chia rẽ.
Tôn thờ và đề cao tựa game một cách mù quáng
Dẫu biết việc yêu mến tựa game là đáng trân trọng, thế nhưng nhiều game thủ quá khích là thể hiện một cách thái quá. Cần phải hiểu rằng, khi đam mê trở thành sự mù quáng, người chơi dễ dàng bỏ qua những khiếm khuyết và vấn đề, thậm chí phủ nhận mọi ý kiến phản biện dù cho chúng có thể giúp trò chơi phát triển tốt hơn.
Trong mắt những game thủ này, chỉ có Tốc Chiến của họ mới là game hay nhất...
Dễ nhận thấy, vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng đến nhà phát hành, mà còn tạo nên một áp lực cho cộng đồng người chơi. Qua những lời "định hướng" sai lệch như trên, các game thủ "không ít thì nhiều" cũng sẽ bị ảnh hưởng tâm lý trong quá trình trải nghiệm sản phẩm khác. Bởi lẽ, ít ai có thể cảm thấy thoải mái khi bị ép buộc phải yêu mến và tán dương một sản phẩm mà họ không thực sự cảm nhận được giá trị.
Mác "thượng đẳng" có đúng khi nói về cộng đồng Tốc Chiến?
Dĩ nhiên, những minh chứng kể trên chỉ là trường hợp thiểu số. Đó là những ví dụ tiêu biểu cho thấy vẫn còn nhiều người chơi có cái nhìn phiến diện trong cộng đồng game Việt ở thời điểm hiện tại.
Dù không xuất hiện thường xuyên, nhưng những lần "công kích" này rất dễ khiến người ngoài cảm thấy game thủ Tốc Chiến đang thể hiện thái độ "thượng đẳng" và coi thường người khác. Hành vi xấu xí này cũng tạo ra một sự phân biệt, khiến việc giao lưu, kết nối trở nên khó khăn, cũng như làm suy giảm tình cảm và sự đoàn kết giữa các người chơi.
Rõ ràng, để xây dựng một cộng đồng game hòa nhã và tích cực, mỗi game thủ cần phải tự nhận diện và hiểu rõ về trách nhiệm của mình. Chỉ khi mỗi cá nhân đều biết tôn trọng và lắng nghe, cộng đồng mới có thể phát triển một cách bền vững và lớn mạnh.
Riot bỏ sót tiểu tiết quan trọng, người chơi Tốc Chiến yêu cầu đền bù ngay! Cho tới nay, nhiều game thủ vẫn không hiểu vì sao Riot lại bỏ quên chi tiết nhỏ này. Ra mắt gần 3 năm, cho tới nay Tốc Chiến đã mang tới rất nhiều chế độ thú vị. Một trong số đó không thể không nhắc tới ARAM - bản đồ quốc dân được đại đa số game thủ yêu mến. Tại đây,...