Streamer Nga bị chỉ trích vì 2 lần kêu gọi fan ủng hộ tiền mua nhà
Nhận được hơn 250.000 USD từ người hâm mộ, Gavrilka khóa trang cá nhân nhưng nhanh chóng trở lại vài tháng sau đó.
Streamer người Nga Gavrilka (26 tuổi) đang gây tranh cãi khi kêu gọi người xem livestream quyên góp tiền để cô mua căn hộ trong mơ của mình. Điều đáng nói, không lâu trước đó, cô gái này đã làm điều tương tự và thu về hơn 250.000 USD từ khán giả.
Theo trang Guru Gamer, trong lần thứ nhất kêu gọi người hâm mộ ủng hộ, nữ streamer nói rằng cô muốn mua một căn nhà trị giá 200.000 USD. Sau đó vài tuần, Gavrilka nhận đủ số tiền mong muốn, thậm chí được một số fan “donate” thêm để mua đồ nội thất.
Gavrilka tiết lộ một nửa số tiền cô nhận được là từ “một người đàn ông hào phóng”. Cô nói thêm bản thân rất sốc, cảm thấy biết ơn và sẽ không tiêu tiền cho bất kỳ thứ gì ngoài việc tiết kiệm để có được ngôi nhà trong mơ của mình.
Gavrilka kêu gọi người hâm mộ quyên góp tiền để cô mua căn hộ.
Vì những bình luận trái chiều về việc kêu gọi mọi người cho tiền mua nhà, Gavrilka đã ngừng nhận quyên góp và khóa tài khoản cá nhân. Nữ streamer cũng giữ im lặng về số tiền đã nhận được.
Tuy nhiên, vài tháng sau, cô nàng mở lại kênh và trở lại với một chiến dịch kêu gọi “donate” mua nhà khác. Lần này, Gavrilka muốn có 80.000 USD để mua căn hộ nhỏ hơn.
Video đang HOT
Một số người vẫn tiếp tục quyên góp trong khi số khác để lại bình luận “ném đá” và đặt câu hỏi về số tiền 250.000 USD Gavrilka đã nhận được trước đó. Trước những thắc mắc, nữ streamer tiếp tục im lặng.
Nhờ ngoại hình xinh đẹp, nóng bỏng, Gavrilka thu hút hàng nghìn người đăng ký trên Twitch. Trong các video livestream, cô thường xuất hiện với trang phục gợi cảm, thể hiện khả năng vũ đạo, nấu ăn hay đơn giản chỉ ngồi trò chuyện với người xem.
Trước đây, Twitch là nền tảng phát trực tiếp phổ biến dành cho cộng đồng gamer. Tuy nhiên, hiện tại, không chỉ là nơi truyền phát các trò chơi điện tử, Twitch hướng đến nhiều chủ đề khác.
Đây cũng là lúc nền tảng này gây ra nhiều tranh cãi bởi những chiêu trò kỳ lạ, bất chấp để nổi tiếng của một bộ phận streamer ít tên tuổi, không có nhiều tài năng.
Biên tập viên VTV đã xin lỗi, tại sao dân mạng cứ phải 'đánh người chạy lại' đến toác đầu mẻ trán mới hả lòng?
Trong chúng ta, ai dám vỗ ngực tự hào mình không bao giờ mắc sai lầm?
Chính vì sai lầm là thứ khó tránh nên người xưa đã có câu 'Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại'. Thế nhưng ngay cả khi 'chạy lại', họ vẫn bị ném đá đến toác đầu mẻ trán, nghĩa là sao?
Một biên tập viên của đài quốc gia vạ miệng trên sóng truyền hình. Anh ta đã xin lỗi công khai, tạm khóa trang cá nhân và hiện đang chờ chấp hành các hình thức kỷ luật của cơ quan. Thế nhưng cơn phẫn nộ của cộng đồng mạng vẫn không dừng lại. Biên tập viên vẫn tiếp tục bị nhục mạ, bị fake biết bao nhiêu tài khoản khác nhau với lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt, kích động thù hằn.
Hình như đang dịch nên một bộ phận dân mạng hơi rảnh và cần chỗ xả stress?
Biên tập viên nhà đài là công việc làm dâu trăm họ, khán giả hoàn toàn có quyền góp ý nếu thấy có gì đó chưa hợp lý. Nếu anh ta làm sai, anh ta sẽ bị kỷ luật và chịu sự chỉ trích của dư luận. Nhưng một bộ phận dân mạng quá khích lại đang thể hiện 'quyền lực' vượt quá giới hạn cho phép.
Được quyền góp ý không có nghĩa là tự cho mình cái quyền xúc phạm người khác. Chúng ta không bao giờ nên lấy cái sai này để vùi dập một cái sai khác.
Họ mặc sức chửi bới bởi vì người bị công kích không phải là họ, không phải là người thân của họ. Nhưng nếu thử đặt mình vào hoàn cảnh tương tự, liệu họ có thấy những lời mình nói ra thật độc ác hay không?
Thử hỏi, trong số những người đang hăng say chửi bới anh biên tập viên kia, có bao nhiêu người đang làm công việc bán hàng rong? Bao nhiêu người 'lấy danh nghĩa người nhà' của những người bán hàng rong để lên tiếng cho quyền lợi của họ?
Huống hồ bản tin đó không hề có ý miệt thị những người bán hàng rong, mà chỉ phản ánh thực trạng và thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia trong tình hình kinh tế khó khăn chung. Sự cố đó vốn dĩ chỉ là lỗi dùng từ, biên tập viên ấy có đáng bị chửi bới thậm tệ đến vậy?
Làn sóng dịch bệnh thứ 2 bùng phát, nhiều nơi đang áp dụng giãn cách xã hội, nhiều người lại bị giảm lương, mất việc. Rất nhiều người mang tâm lý chán nản, bức bối, tiêu cực.
Bán hàng rong là một trong những công việc bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhất là những người quen bán ở những tuyến phố đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều người nhìn thấy cái nhọt của người khác lại nghĩ đến cái chân đau của mình. Thế là họ 'túm' lấy anh biên tập viên nhà đài để chửi, như một cái cớ để giải tỏa stress.
Ngoài ra, không ít người hiện phải tạm dừng công việc, ở nhà và đang rất rảnh. Hôm nào đọc báo mạng, lướt newsfeed cũng thấy dày đặc tin tức về dịch bệnh, đã chán lại càng ngán. Vậy nên hễ có 'drama' nào mới là lại hít lấy hít để, hùa vào chửi chỉ để... cho bớt chán.
'Đu fame' để câu like, câu tương tác
Sự cố của biên tập viên truyền hình lần này cũng như nhiều drama khác, khi nhân vật chính sủi mất tăm khỏi mạng xã hội để 'tránh bão' thì ngay lập tức có hàng loạt tài khoản giả mạo lập lên.
Những tài khoản fake này đăng status, dùng nhiều ngôn từ gây kích động, thù hằn, cốt để cộng đồng mạng kéo nhau vào bức xúc, chửi bới. Người ta càng chửi thì tương tác lại càng nhiều.
Những status của các tài khoản fake nam biên tập viên thu hút rất nhiều sự tương tác của dư luận
Rồi đến khi sóng gió qua đi, những tài khoản đạt hàng nghìn lượt follow ấy sẽ được 'hô biến' thành một cái nick bán hàng online hay được rao bán cho những 'đầu nậu' chuyên thu gom những tài khoản có lượng follow cao, tương tác lớn.
Những người đang hăng say kéo vào các tài khoản giả mạo ấy để chửi bới, có phải rất dễ bị kẻ khác dắt mũi không? Có phải sẽ đến lúc sực nhớ ra là mình đã làm một công việc thật vô nghĩa và tốn thời gian không?
Hot boy TQ khóa trang cá nhân vì liên tục bị tố chỉnh ảnh quá đà Chàng trai Trung Quốc đã phải khóa trang cá nhân có hàng nghìn người theo dõi sau khi bị dân mạng "ném đá" dữ dội. Hot boy đến từ Phúc Kiến (Trung Quốc) nổi tiếng mạng xã hội với danh xưng "Học Trưởng ca ca" trở thành cái tên tiếp theo trong danh sách "bóc phốt" sống ảo của dân mạng. Trong một...