Steve Jobs từng từ chối lời đề nghị ghép gan từ Tim Cook
Trong một cuốn sách nói về tiểu sử của cố Giám đốc điều hành Apple – ông Steve Jobs sắp phát hành, đã có một vài thông tin nói về sự liên hệ mật thiết giữa Tim Cook và Steve Jobs.
Steve Jobs đã từng bỏ qua lời đề nghị ghép gan từ Tim Cook – Ảnh: AFP
Theo CNET trong cuốn sách sắp được bán ra mang tên gọi “Becoming Steve Jobs” (tạm dịch: Trở thành Steve Jobs), đã có một chi tiết khá thú vị là vào năm 2009, Steve Jobs đã từ chối một lời đề nghị ghép gan từ Tim Cook – Giám đốc điều hành Apple hiện nay.
Cụ thể, Tim Cook đã phát hiện ra nhóm máu của mình trùng với nhóm máu Steve Jobs. Tim Cook đã đến gặp Steve Jobs, ngỏ lời hiến một phần gan của mình cho người bạn của mình. Tuy nhiên, Steve Jobs đã thẳng thừng từ chối dù rằng ông đang cần gan mới.
Thậm chí, Tim Cook đã nhiều lần đưa ra lời đề nghị hiến gan của mình vì cho rằng mình là người khỏe mạnh, nhưng Steve Jobs vẫn từ chối.
Cuốn sách “Becoming Steve Jobs” do hai tác giả Brent Schlender và Rick Tetzeli biên soạn. Dự kiến, sách sẽ được bán ra thị trường vào cuối tháng này.
Thông qua chi tiết vừa tiết lộ, nhiều người cũng sẽ biết được mối quan hệ giữa Steve Jobs và Tim Cook là rất mật thiết với nhau.
Được biết, Steve Jobs sinh vào ngày 24.2.1955 tại San Francisco (Mỹ). Năm 1976, khi Jobs 21 tuổi và Wozniak 26 tuổi, họ đồng sáng lập công ty Apple Computer trong garage nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên là máy tính cá nhân Apple I.
Vào ngày 4.10.2011, Steve Jobs đột ngột qua đời do căn bệnh ung thư, tin tức về việc Steve Jobs ra đi được thông báo sau khi Apple công bố mẫu smartphone iPhone 4S.
Vào thời điểm đó, trên website của Apple cũng đã ghi lại dòng thông báo “Apple vừa mất đi một thiên tài sáng tạo và có tầm nhìn lớn, còn thế giới cũng mất đi một nhân vật kiệt xuất”.
Thành Luân
Video đang HOT
Theo Thanhnien
16 ứng cử viên sớm cho Oscar 2016
Dù lễ trao giải thưởng điện ảnh Oscar 2015 trôi qua chưa được một tháng, những ứng viên sớm cho tượng vàng danh giá năm sau đã lộ diện.
The Revenant: Từ lúc Birdman chưa giành thắng lợi vang dội tại Oscar 2015, đạo diễn Alejandro González Iárritu đã bắt tay thực hiện The Revenant. Bộ phim kể lại cuộc đời của Hugh Glass, nhà thám hiểm lừng danh người Mỹ hồi thế kỷ XIX. Trong một chuyến đi, ông kỳ diệu sống sót sau khi bị gấu tấn công rồi quay trở về trả thù những kẻ đã bỏ rơi mình trong cơn hoạn nạn. Sắm vai Hugh Glass, đây là cơ hội để Leonardo DiCaprio chấm dứt "lời nguyền Oscar" đeo đuổi anh suốt hai thập kỷ qua.
Joy: Đây là bộ phim thứ tư trong vòng 5 năm của David O. Russell, nhà làm phim được Viện hàn lâm hết sức ưu ái thời gian qua. Trong Joy, Jennifer Lawrence hóa thân thành Joy Mangano, người phụ nữ đơn thân từng sáng chế ra cây lau nhà Miracle Mop nổi tiếng. Sẽ không ngạc nhiên nếu Viện Hàn lâm trao cho JLaw đề cử thứ tư trong sự nghiệp với Joy, bởi cô vốn là "cục cưng" của giới truyền thông và lễ trao giải thưởng Oscar lần thứ 88 chắc chắn sẽ thu hút được thêm người xem khi có người đẹp tham gia tranh tài.
Southpaw: Sau khi Viện hàn lâm ngó lơ Nightcrawler hồi đầu năm, tài tử Jake Gyllenhaal sẽ có hai cơ hội để "phục thù". Đầu tiên là Southpaw, bộ phim chính kịch lấy đề tài quyền anh, xoay quanh cuộc đời thăng trầm một võ sĩ thành công trong sự nghiệp, nhưng lại thất bại trong hôn nhân gia đình. Jake Gyllenhaal phải tăng hơn 6 kg cơ bắp cho tác phẩm dự kiến ra mắt trong mùa hè 2015.
Everest: Cơ hội thứ hai để Jake Gyllenhaal có thể ghi điểm với Viện Hàn lâm là Everest, bộ phim kể lại bi kịch có thật trên "nóc nhà thế giới" vào năm 1996, những cái chết của hai đoàn leo núi do Scott Fischer (Jake Gyllenhaal) và Rob Hall (Jason Clarke) dẫn đầu. Đây cũng là dịp để nhà làm phim Baltasar Kormákur người Iceland lấy lại niềm tin từ người hâm mộ, sau khi anh chưa để lại nhiều dấu ấn với hai bộ phim được thực hiện tại Hollywood là 2 Guns và Contraband.
Miles Ahead: Viện Hàn lâm luôn yêu thích dòng phim tiểu sử và các tác phẩm thuộc thể loại này thường xuyên nằm trong danh sách tranh tài mỗi năm. Trong Miles Ahead, Don Cheadle hóa thân thành huyền thoại nhạc jazz Miles Davis, ở thời kỳ trước khi ông tung ra album In a Silent Way năm 1969. Trong hình ảnh đầu tiên từ bộ phim, công chúng hoàn toàn không nhận ra tài tử da màu và nếu diễn xuất của Don Cheadle thuyết phục, cơ hội tranh tài của Miles Ahead là rất lớn.
The Danish Girl: Ngay sau khi thắng giải Oscar 2015 với The Theory of Everything, Eddie Redmayne tiếp tục tham gia một dự án phim tiểu sử gai góc khác. Với The Danish Girl, anh sắm vai nghệ sĩ Lili Elbe, một trong những người chuyển giới từ nam sang nữ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Rất ít tài tử lên ngôi tại Oscar trong hai năm liên tiếp. Lần gần đây nhất điều này xảy ra đã từ cách đây 20 năm, khi Tom Hanks nhận tượng vàng với Philadelphia (1994) vàForrest Gump (1995). Tuy nhiên, Eddie Redmayne đang đứng trước cơ hội thực sự để lặp lại kỳ tích này.
Macbeth: Được chuyển thể từ vở bi kịch nổi tiếng cùng tên của đại văn hào Shakespeare, Macbeth là ứng cử viên tiềm tàng tại mùa giải thưởng điện ảnh cuối năm nay. Phim do đạo diễn Justin Kurzel thực hiện, với sự góp mặt của Michael Fassbender và Marion Cottillard trong hai vai chính. Macbeth được hãng Weinstein Company, một đơn vị rất "có duyên" với Viện hàn lâm, hậu thuẫn.
Steve Jobs: Tuy nhiên, cơ hội giành đề cử Oscar của cá nhân tài tử Michael Fassbender lại đến từ bộ phim tiểu sử về người sáng lập ra hãng Apple, Steve Jobs. Phim kể lại ba ngày cuộc đời, với ba lần giới thiệu sản phẩm mới của nhân vật rất được công chúng yêu mến. Bên cạnh Michael Fassbender, hai diễn viên nổi tiếng Seth Rogen và Kate Winslet cũng tham gia trong phim. Steve Jobs do đạo diễn Danny Boyle, người từng giành chiến thắng vang dội tại Oscar 2009 với Slumdog Millionaire, thực hiện.
Genius: Đây là một tác phẩm tiểu sử đáng chú ý nữa trong năm 2015, khi kể lại cuộc đời của nhà biên tập văn học Max Perkins (Colin Firth), người từng cộng tác với Ernest Hemingway (Dominic West), F. Scott Fitzgerald (Guy Pearce) và Thomas Wolfe (Jude Law) trong lịch sử. Song, Genius lúc này bị giới quan sát dành cho không ít hoài nghi khi đây mới chỉ là lần đầu tiên Michael Grandage thực hiện một bộ phim điện ảnh, sau nhiều năm ông làm đạo diễn trên sân khấu kịch nghệ.
Icon: Icon sẽ là tác phẩm gây ra rất nhiều tranh cãi, khi xoay quanh cuộc điều tra về vụ việc sử dụng doping của Lance Armstrong, vận động viên 7 lần liên tiếp vô địch cuộc đua xe đạp Tour de France từ năm 1999 tới 2005. Phim đến từ đạo diễn Stephen Fears, tác giả của bộ phim Philomena từng nhận 4 đề cử Oscar năm 2014. Hai diễn viên chính củaIcon là Chris O'Dowd trong vai phóng viên David Walsh, và Ben Foster trong vai vận động viên Lance Armstrong.
The Sea of Trees: Trong bộ phim mới của đạo diễn Gus Van Sant, Matthew McConaughey sắm vai một chàng trai người Mỹ đến "khu rừng tự sát" Aokigahara để kết liễu bản thân. Anh gặp gỡ một người đàn ông Nhật Bản (Ken Wanatabe) đặt chân tới đây với ý đồ tương tự. Mang nội dung khá nặng nề, nhưng The Sea of Trees trên thực tế là câu chuyện về hành trình cứu rỗi, một đề tài thường lọt vào mắt xanh của Viện Hàn lâm.
Suffragette: Meryl Streep có khả năng nhận đề cử thứ 20 trong sự nghiệp nhờ Suffragette, bộ phim xoay quanh cuộc đấu tranh đòi quyền bầu cử cho nữ giới tại nước Anh hồi đầu thế kỷ XX. Trên thực tế, bên cạnh Meryl Streep,Suffragette quy tụ được một dàn sao đáng mơ ước gồm Carey Mulligan, Helena Bonham Carter, Ben Whishaw và Brendan Gleeson. Vấn đề nữ quyền vốn được nêu cao trong làng giải trí những năm gần đây, nên Viện hàn lâm hẳn sẽ trao cơ hội tranh tài cho Suffragette nếu như bộ phim thực sự chất lượng.
Bridge of Spies: Đây là bộ phim kịch tính mới đến từ đạo diễn Steven Spielberg. Trong đó, Tom Hanks hóa thân thành một luật sư, có nhiệm vụ đàm phán nhằm đưa một phi công người Mỹ ra khỏi Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Viện Hàn lâm rất ưu ái các tác phẩm của Steven Spielberg, khi ba phim gần đây nhất của ông được nhận tới 19 đề cử Oscar. Kịch bản của Bridge of Spies do anh em nhà Coen thực hiện.
The Hateful Eight: Mỗi bộ phim mới của Quentin Tarantino giống như một sự kiện điện ảnh được người hâm mộ toàn cầu chờ đón. Trong năm 2015, ông trình làng The Hateful Eight, tác phẩm xoay quanh một nhóm săn tiền thưởng ở vùng núi Wyoming trong thời kỳ hậu Nội chiến Hoa Kỳ thế kỷ XIX. Với bộ phim gần đây nhất, Django Unchained, Quentin Tarantino giành giải Kịch bản gốc xuất sắc tại Oscar 2013.
Me & Earl & The Dying Girl: Thành công tại Oscar bắt nguồn từ LHP Sundance 2014 của Whiplash vẫn là một ví dụ nóng hổi. Chính bởi vậy, bộ phim giành giải thưởng của cả Ban giám khảo lẫn khán giả tại LHP Sundance 2015 là Me & Earl & The Dying Girl lập tức lọt vào tầm ngắm của giới quan sát. Phim xoay quanh tình bạn kỳ lạ giữa một cậu học sinh nhút nhát và cô bạn cùng lớp mắc bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, một nhược điểm của Me & Earl & The Dying Girl là phim không có ngôi sao, cả ở phía trước lẫn đằng sau máy quay.
Spotlight: Năm 2002, tờ Boston Globe đăng tải bài phóng sự gây sốc, phanh phui chuyện một thầy tu tại tiểu bang Massachusetts từng quấy rối tình dục 130 trẻ em trong vòng hơn 30 năm, khiến cho Giáo hội Thiên chúa nước Mỹ choáng váng. Câu chuyện hấp dẫn phía sau bài phóng sự sẽ được đạo diễn Thomas McCarthy kể lại cùng dàn sao hạng A gồm Michael Keaton, Mark Ruffalo, Rachel McAdams, Stanley Tucci và Liev Schreiber trong Spotlight.
Theo Zing
Những phát ngôn để đời của Steve Jobs Kỷ niệm 60 năm ngày sinh của Steve Jobs, hãy cùng xem lại những phát ngôn đã trở thành thương hiệu của riêng ông. "Nhớ rằng, mình sẽ chết là cách tốt nhất để quên đi những mất mát tầm thường. Bạn chẳng còn lý do gì để không làm theo những gì con tim mách bảo". "Khách hàng không biết họ cần...