Sterling bị phóng viên trông thấy cảnh nhạy cảm
Sterling bị phóng viên trông thấy cảnh nhạy cảm, Con gái Guti liên tục gây scandal… là những tin tức hậu trường đáng chú ý ngày 25/1.
STERLING BỊ PHÓNG VIÊN TRÔNG THẤY CẢNH NHẠY CẢM
Phóng viên thể thao người Anh, John Palmer tiết lộ đã nhìn thấy cảnh Raheem Sterling bị nhốt bên ngoài phòng thay đồ tại sân của Cheltenham Town, bên lề trận đấu ở FA Cup giữa đội này với Man City mà chỉ có mỗi chiếc khăn tắm trên người. Tuy nhiên Palmer không tiết lộ hình ảnh nào.
CON GÁI GUTI LIÊN TỤC GÂY SCANDAL
Cựu ngôi sao Real, Guti đang rất phiền lòng vì cô con gái khó bảo của mình. Ái nữ Zayra của nhà Guti liên tục gây hết scandal này tới scandal khác, khiến cô tự biến mình thành cái gai trong mắt dư luận Tây Ban Nha.
Trên các mạng xã hội, Zayra vừa lên tiếng chửi bới. Cô chửi bới đủ thứ vì phải thực hiện việc giãn cách xã hội trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành ở xứ đấu bò. Thấy Zayra chửi như hát hay, ai cũng ngán ngẩm lắc đầu: “Chắc nó chừa mình ra”.
Còn ai mà Zayra không dám chửi khi mà đến cả mẹ của cô, cô cũng trách móc hết lời. Zayra vừa ca thán chuyện mẹ cô cấm cô ra ngoài ăn chơi thời gian này.
Trước đó nữa, Zayra đã khiến rất nhiều người nóng mắt với hình ảnh đi bar mà không đeo khẩu trang. Nhiều người cho rằng “con gái Guti sướng quá hóa rồ”. Vợ chồng Guti không đến mức chiều chuộng con cái quá. Nhưng việc Zayra được thừa hưởng khối tài sản kếch xù từ ông ngoại mình vào năm cô 18 tuổi khiến cô nàng giờ đã 20 tuổi này chỉ biết ăn chơi lêu lổng.
NHỜ OEZIL, FENERBAHCE KÊU GỌI QUYÊN GÓP LỚN QUA TIN NHẮN
Video đang HOT
Dù hôm qua mới ký hợp đồng chính thức với Fenerbahce, Mesut Oezil đã là nhân vật chính trong một chiến dịch lớn của đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ. Họ sử dụng hình ảnh của anh làm lời kêu gọi người hâm mộ hỗ trợ CLB vượt qua khó khăn về tài chính. “Hãy đóng góp cho chúng tôi qua tin nhắn. Của ít lòng nhiều, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua giai đoạn này”, chủ tịch CLB lên tiếng.
Fenerbahce hiện đang ngập trong nợ nần với số tiền lên tới 520 triệu euro. Vì thế, việc đội bóng này ký hợp đồng với Oezil có lẽ không nằm ngoài chuyện họ muốn tận dụng anh để làm quảng cáo. Mỗi tin nhắn “gửi Oezil” sẽ giúp họ nhận về 2,2 euro, và CLB kỳ vọng sẽ có 2 triệu euro quyên góp từ chiến dịch này.
60 năm ngày lương trần cầu thủ được phá
Ngày nay mọi người đã quá quen với việc các cầu thủ tại Premier League lĩnh lương hàng trăm nghìn bảng mỗi tuần.
Để có được chế đỗ đãi ngộ vô cùng hậu hĩnh như thế, các triệu phú đá bóng nên cảm ơn cột mốc lịch sử cách đây 60 năm, khi mức lương trần với cầu thủ tại Anh được gỡ bỏ.
Sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
Tháng 1/2018, Mesut Oezil ký hợp đồng mới với Arsenal. Hồi ấy để thuyết phục tiền vệ người Đức này gắn bó lâu dài với mình, Arsenal phải chấp nhận trả cho anh mức lương 350.000 bảng/tuần. Oezil trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất trong lịch sử Premier League từ trước tới nay.
Trong cả mùa giải Premier League 2019/20, Oezil chỉ ra sân tổng cộng 18 lần và thi đấu tổng cộng chưa đến 1.500 phút. Anh chỉ đóng góp 1 bàn và 2 pha kiến tạo thành bàn cho Arsenal. Oezil vẫn ăn lương 350.000 bảng/tuần.
Sang mùa giải Premier League 2020/21, Oezil thậm chí còn không ra sân phút nào sau khi bị HLV Mikel Arteta gạch tên khỏi danh sách đăng ký thi đấu của Arsenal. Trước khi chuyển sang Fenerbahce trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông này, Oezil vẫn ung dung hưởng lương 350.000 bảng/tuần ở Arsenal. Oezil có lẽ chẳng có chuyện "ngồi mát ăn bát vàng" như thế nếu như không có bước ngoặt lịch sử xảy ra cách đây 60 năm.
Jimmy Hill là người thay đổi lịch sử lương cầu thủ tại Anh
Sự kiện lịch sử diễn ra ngày 18/1/1961. Nhân vật lịch sử là Jimmy Hill. Hồi ấy, Hill là cầu thủ của Fulham và đang giữ ghế chủ tịch Hiệp hội cầu thủ nhà nghề tại Anh (PFA). Hồi ấy, Hill cầm đầu phong trào đòi xóa bỏ mức lương trần của các cầu thủ thi đấu tại Anh.
Kể từ ngày 18/1/1961 trở về trước, các cầu thủ thi đấu trên xứ sương mù dù chơi hay đến đâu, dù nổi tiếng cỡ nào cũng chỉ được hưởng lương tối đa 20 bảng mỗi tuần. 20 bảng/tuần là trần lương bất di bất dịch.
Hill nói riêng và giới cầu thủ bóng đá tại Anh nói chung thấy rằng trần lương 20 bảng/tuần đã lạc hậu. Vào năm 1960, mức lương trung bình của một nam nhân công tại Anh là 14,1 bảng/tuần. Các cầu thủ tại Anh bức xúc rằng thật là bèo bọt khi giỏi lắm họ cũng chỉ được trả lương 20 bảng/tuần.
Dưới sự "cầm đầu" của Hill, các thành viên PFA quyết định sẽ đình công vào ngày thứ Bảy ngày 21/1/1961 để phản đối việc duy trì lương trần với giới cầu thủ. 3 ngày trước lịch đình công của PFA, phía FA đã chấp nhận xuống nước, đồng ý phá trần lương cầu thủ. Kể từ ngày 18/1/1961, lương của cầu thủ tại Anh không còn bị giới hạn nữa.
60 năm áp trần lương
Trước khi có sự kiện lịch sử ngày 18/1/1961 ấy, việc áp trần lương với cầu thủ tại Anh đã được duy trì hơn nửa thế kỷ. Khoảng thời gian duy trì quy định lương trần này cũng đã tồn tại tới 60 năm.
Việc áp trần lương với các cầu thủ tại Anh bắt đầu được thực hiện từ năm 1961. Mùa Hè năm đó, Liverpool lên ngôi tại giải VĐQG Anh với đội hình hưởng mức lương trung bình 7 bảng/tuần. Ngay mùa giải 1901/02, FA ra điều luật quy định trần lương cầu thủ là 4 bảng/tuần.
Năm 1907, PFA được thành lập. Tiền đạo Billy Meredith của M.U sốt sắng vận động lập nên PFA hòng bảo vệ quyền lợi của giới cầu thủ sau khi bi kịch thương tâm xảy ra với cầu thủ Di Jones của Man City. Jones bị chấn thương nghiêm trọng trong một trận giao hữu của Man City rồi sau đó mất mạng vì vết thương nhiễm trùng. Phía Man City từ chối bồi thường cho gia đình Jones.
George Best là cầu thủ đầu tiên tại Anh chinh phục được mức lương 1.000 bảng/tuần
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của PFA suốt nhiều năm liền là đấu tranh đòi tăng lương cho cầu thủ. Trong nhiều năm ròng, lương trần của cầu thủ tại Anh lần lượt được nâng lên nhưng không được gỡ bỏ. Vẫn luôn có trần lương.
Tháng 1/1961, Hill đang trong năm cuối hợp đồng với Fulham. 6 tháng trước khi treo giày, Hill quyết đấu tranh đến cùng trong cuộc chiến đòi phá trần lương cầu thủ tại Anh. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Hill nói riêng, cũng như PFA nói chung đã được đền đáp vào ngày 18/1/1961.
Người đầu tiên được hưởng lợi kể từ bước ngoặt lịch sử 18/1/1961 chính là đồng đội Johnny Haynes của Hill tại Fulham. Haynes trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử bóng đá Anh chạm mốc lương 100 bảng/tuần. Kể từ đó, lương của các cầu thủ tại Anh thoải mái tăng, lần lượt phá vỡ đủ mọi giới hạn.
Trần lương tại Anh đã tăng như thế nào?
Mức lương trần ban đầu được FA áp đặt vào năm 1901 là 4 bảng/tuần. Sau đó, mức lương trần theo tuần lần lượt được FA điều chỉnh tăng lên 8 bảng (1922), 14 bảng (năm 1951), 15 bảng (1953), 17 bảng (1957) và 20 bảng (1958). Kể từ năm 1961 thì không còn trần nào nữa.
Những giới hạn được chinh phục
- Năm 1961, Johnny Haynes (Fulham) trở thành cầu thủ tại Anh đầu tiên hưởng lương 100 bảng/tuần.
- Năm 1968, George Best (M.U) trở thành cầu thủ tại Anh đầu tiên hưởng lương 1.000 bảng/tuần.
- Năm 1992, John Barnes (Liverpool) trở thành cầu thủ tại Anh đầu tiên hưởng lương 10.000 bảng/tuần.
- Năm 2001, Sol Campbell (Arsenal) trở thành cầu thủ tại Anh đầu tiên hưởng lương 100.000 bảng/tuần.
Vợ Oezil đam mê sưu tập tranh Vợ Oezil đam mê sưu tập tranh, cầu thủ bị thay ra trong giờ giải lao vì nghi mắc Covid-19... là những tin tức hậu trường đáng chú ý ngày 19/1. VỢ OEZIL ĐAM MÊ SƯU TẬP TRANH Amine Gulse, vợ tiền vệ Mesut Oezil, đang được nhắc nhiều đến bởi thú đam mê đam mê sưu tập tranh. Thú vị ở chỗ...