Steam đã kiếm tiền từ việc phân phối Wallet Code như thế nào?
Để ngày càng phát triển thêm, Valve đã nghĩ ra rất nhiều cách để quảng bá hình ảnh, sáng tạo nên những tính năng độc đáo chỉ có ở Steam để thu hút người dùng.
Steam là một nền tảng game lớn và uy tín bật nhất thị trường công nghệ hiện nay. Đứa con cưng này của Valve đã giúp công ty thu được một lợi nhuận khổng lồ có hàng năm, vượt xa mọi đối thủ cạnh tranh. Và để ngày càng phát triển thêm nữa, Valve đã nghĩ ra rất nhiều cách để quảng bá hình ảnh, sáng tạo nên những tính năng độc đáo chỉ có ở Steam để thu hút người dùng.
Nếu bạn đã từng chơi game trên Steam thì hẳn cũng đã nghe qua khái niệm Wallet Code. Đó giống như một phiếu mua hàng mà Valve phân phối cho các cửa hàng nhỏ lẻ để họ bán lại cho người dùng. Trước tiên, hãy xét đến code 10$ thông dụng nhất của Valve. Bạn có thể mua được Wallet Cde với giá 10$ ở bất cứ cửa hàng nào. Mỗi tờ code 10$ như vậy đều ngốn của Valve vài cents để phục vụ chi phí in ấn. Sau đó Valve phân phối lại cho các cửa hàng với giá từ 9 đến 9.5 đô la Mỹ mỗi code, tùy vào số lượng cửa hàng đó đặt mua nhiều hay ít.
Vậy, có ai thắc mắc là Valve đã kiếm tiền từ những “phiếu mua hàng” đó như thế nào? Nếu Valve trực tiếp bán code thì họ sẽ ẵm trọn 10$ trong tay mà không cần phải qua một nhà phân phối nào. Vậy họ đánh đổi điều đó cho việc gì? Trước hết hãy nói đến những điểm có lợi mà các cửa hàng nhỏ lẻ mang đến cho Steam.
Video đang HOT
Việc phân phối Wallet code cho các cửa hàng nhỏ lẻ góp phần gia tăng thị phần của Steam đi xa hơn nữa. Rõ ràng, ở một số nơi trên Trái Đất này, không phải ai cũng có VISA để mua đồ trực tiếp từ Steam. Việc phát hành những wallet code góp phần kích cầu những khách hàng mà lẽ ra họ không có điều kiện để tiêu tiền của mình. Nói cách khác, Valve đã sẵn sàng hi sinh vài xu nhỏ trong mỗi wallet code để marketing sản phẩm của mình. Đó là một cách quảng bá thông minh, thay vì cứ chạy quảng cáo một cách nhàm chán trên Internet mỗi ngày. Điều này không những quảng bá được hình ảnh đến mọi nơi trên thế giới, nó còn giúp Steam kích cầu được người dùng, khi mà việc mua sắm chưa bao giờ dễ dàng đến thế!
Và rõ ràng, với sự tiện lợi của wallet code, khi thích một game hay món đồ nào đó trên Steam, bạn chỉ cần alo hoặc order một phát là đã có thể mua ngay mà không cần phải dùng đến VISA. Với sự thuận tiện này, không thắc mắc khi bạn sẵn sàng mua thêm nhiều món hơn nữa trên Steam. Điều này góp phần mang lại lượng khách hàng thân thiết quan trọng cho Valve.
Những cửa hàng phân phối nhỏ lẻ có thể thu lợi khoảng 5 đến 10% cho mỗi code họ bán được. Nhưng lợi nhuận này của họ cũng góp phần giúp Steam quảng bá hình ảnh của mình. Mua hàng càng nhiều trên Steam, bạn sẽ thấy được càng nhiều những món hàng “hot” đang được chào bán mỗi ngày. Và nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc “tiêu tiền” thì khá chắc chắn là bạn sẽ mua ngay không cần phải suy nghĩ.
Và nên nhớ, Valve luôn nhận được một khoảng tiền hoa hồng không nhỏ trên mỗi game ở Steam bán được ra thị trường. Bên cạnh những thuận lợi trên, đây là cách mà wallet kiếm được “tiền tươi” cho Valve. Hoa hồng cho mỗi sản phẩm bán được ở Steam là không nhỏ, thế nhưng các nhà làm game vẫn luôn muốn sản phẩm của mình có mặt trên cửa hàng của Steam.
Quảng bá hình ảnh rộng rãi, kích cầu người dùng, lôi kéo lượng khách hàng thân thiết, với những thuận lợi trên thì việc bỏ ra vài xu cho mỗi wallet code được bán ra là quá hời rồi phải không? Thực tế đã chứng minh rất rõ điều này khi Steam đang trên đà phát triển không ngừng từng ngày. Có rất nhiều đối thủ của Steam đang ngày càng mọc lên như nấm, nhưng chắc chắn một điều là sẽ còn rất xa nữa thì họ mới đuổi kịp được con gà để trứng vàng này của Valve.
Theo GameK
Nền tảng Epic Games Store lại gây phốt: Mua nhiều game một lúc là bị... khóa tài khoản
Sự việc tưởng chừng hy hữu này đã xảy ra với một streamer có tên Patrick Boivin.
Trơng thời gian gần đây, Epic Games Store (EGS) nổi lên như một đối thủ đầy tiềm năng có thể đối đầu với nền tảng game nổi tiếng bậc nhất thế giới - Steam. Với thành công trước đó với Fortnite và sự hẫu thuận mạnh mẽ từ tập đoàn Epic, EGS đã có những bước đi đầy mạnh mẽ trong thời gian nhằm thu hút các game thủ về phía mình.
Mặc dù đầu tư nhiêu là vậy, thế nhưng dường như giới game thủ vẫn tỏ ra nghi ngại, tiếp đến là từ chối và tẩy chay sử dụng nền tảng EGS. Lý do đơn giản là nền tảng vẫn có quá nhiều vấn đề, thiếu đi quá nhiều tính năng cần thiết nếu so với Steam. Hơn thế nữa, nền tảng này dính phải vô số scandal ngoài luồng, từ đó làm cho game thủ trở nên ít yêu thích nền tảng này hơn.
Mới đây nhất, EGS lại tiếp tục... tự tạo ra rắc rới của riêng mình. Hiện tại, nền tang này đang tổ chức một chiến dịch sale lớn cho phép game thủ mua game với giá cực rẻ. Cứ nghĩ đây là "của thơm" thì "hỡi ôi", các game thủ lại một lần nữa gặp rắc rối vì EGS sẽ tự động khóa tài khoản của game thủ nếu như mua quá nhiều game cùng một lúc.
Người nổi tiếng đầu tiên được ăn "quả đắng" này chính là streamer có tên Patrick Boivin. Sau khi mua 5 game có mức giá từ 5 cho tới 50 đô, streamer này đã bị nền tảng EGS khóa tài khoản ngay tắp lự. Lý do mà EGS gắn cờ tài khoản này vì nghi ngờ Patrick Boivin rằng đang... lừa đảo. Ngay lập tức, Patrick Boivin đã đăng thông tin này lên mạng xã hội và lên án EGS không tiếc lời.
Sau sự việc này, hãng Epic cũng đã có ngay động thái phản hồi. Tài khoản của Patrick Boivin đã được phục hồi sau đó khi các nhân viên của hãng này đã nhanh nhẹn giải quyết vấn đề. Nhân viên PR của Epic, Nick Chester, cho biết rằng, đây là cách chủ động chống lừa đảo của Epic, mặc dù mọi thứ là hơi thái quá. Tuy nhiên, nếu bất kỳ game thủ nào gặp phải vấn đề này, cứ chủ động liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng và họ sẽ giải quyết ngay lập tức.
Xem chừng, Epic vẫn còn rất nhiều việc phải làm với EGS trước khi muốn đối đầu với Steam.
Theo GameK
BlueStacks Inside: Trải nghiệm các tựa game di động trên Steam và các nền tảng khác trên PC Những nhà lập trình game di động nay đã có thể phát hành game trên Steam và những nền tảng khác dành cho PC BlueStacks - nền tảng chơi game dành cho PC vừa công bố ra mắt BlueStacks Inside, đây là một bộ SDK mới giúp đưa các trò chơi di động lên các nền tảng PC như Steam và Discord. BlueStacks...