Startup Việt hiếm hoi thành công ở Silicon Valley ra mắt ứng dụng kiểm tra lây nhiễm Covid-19
Ngày 14/3, Got It- startup Việt hiếm hoi thành công ở Silicon Valley, đã chính thức giới thiệu phiên bản thử nghiệm của COVID-19 Check, dịch vụ giúp người dùng có thể kiểm tra được khả năng bị lây nhiễm theo phân loại từ F0 tới F5.
COVID-19 Check sẽ trợ giúp các cơ quan phòng dịch dự đoán và khoanh vùng những cá nhân cần được cách ly để theo dõi, chữa trị và tránh lây lan virus rộng ra cộng đồng.
Trên cơ sở đó, COVID-19 Check sẽ trợ giúp các cơ quan phòng dịch dự đoán và khoanh vùng những cá nhân cần được cách ly để theo dõi, chữa trị và tránh lây lan virus rộng ra cộng đồng. Người dùng có thể trải nghiệm sản phẩm ở địa chỉ: covid19.got-it.ai
Theo Got It, di sản phẩm đang trong giai đoạn thử nghiệm, người tham gia dùng thử được dự báo là F mấy cũng cần không lo lắng, do bên trong hệ thống đã có sẵn một dataset về các F khác nhau và khi một account mới được tạo sẽ được kết nối ngẫu nhiên với dataset đó, tuỳ account mới được nối vào đâu mà có kết quả là một Fn nào đó.
COVID-19 Check hoạt động bằng cách xây dựng một mạng lưới (network) các mối tiếp xúc giữa các cá nhân trong vòng 14 ngày (thời gian ủ bệnh phổ biến) thông qua crowdsourcing dữ liệu từ chính các cá nhân. Khi mạng lưới tiếp xúc này được định hình và liên tục được cập nhật hàng ngày, nếu người dùng nào ở trạng thái bị rủi ro do đã tiếp xúc với một người mới được xác nhận là nhiễm bệnh sẽ được cảnh bảo ngay. Các người dùng khác có liên quan cũng được tự động chuyển trạng thái theo hệ thống phân loại F0 tới F5 và được thông báo ngay lập tức để có thể chuẩn bị trước cho những tình huống khác nhau.
Để sử dụng COVID-19 Check, người dùng chỉ cần có một số điện thoại di động phục vụ cho việc xác thực và tránh spam hệ thống. Hàng ngày người dùng sẽ đăng nhập COVID-19 Check để cập nhật các mối quan hệ của mình và kiểm tra luôn trạng thái mình đang được phân loại thế nào từ F0 tới F5 hoặc không bị ảnh hưởng.
Chia sẻ về lý do ra mắt dịch vụ COVID-19 Check, ông Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got It cho biết: “Sau ca nhiễm số 17, kế hoạch quay trở lại làm việc của chúng tôi sau 5 tuần đã bị đổ bể và xác định sẽ phải tiếp tục “sống chung với lũ”, tiếp tục làm việc ở nhà trong một thời gian dài nữa. Tôi có nói với các nhân viên của Got It là nếu muốn quay lại văn phòng làm việc thì phải nghĩ ra cách gì đó để tham gia chống dịch, dù là việc nhỏ hay lớn, chứ ngồi chờ thì biết tới bao giờ”, ông Hùng nói.
Từ đó, các kỹ sư của Got It đề xuất xây dựng một mạng lưới (network) các mối tiếp xúc giữa các cá nhân trong 14 ngày qua dùng đồ thị (graph) thông qua việc huy động cộng đồng cập nhật dữ liệu. Khi đã có network và được cập nhật thường xuyên thì bất cứ khi nào có một ca nhiễm bệnh được xác nhận, việc xác định những người có thể có rủi ro nhiễm bệnh theo phân loại từ F0 tới F5 của Bộ Y tế sẽ được tính toán và tìm ra tức thời. Đó là những tiền đề đầu tiên để COVID-19 Check ra đời và sau đó có 4 thành viên đăng ký tình nguyện xây dựng ứng dụng.
Theo nhà sáng lập Got it Trần Việt Hùng, COVID-19 check ra đời khi ông yêu cầu các nhân viên của mình phải làm gì đó để đóng góp cho cộng đồng cùng tham gia chống dịch.
Video đang HOT
Theo ông Hùng, ứng dụng này sẽ mang lại lợi ích cho nhiều phía, đầu tiên là với người dùng, nếu mọi người tham gia cập nhật dữ liệu thường xuyên về các mối tiếp xúc của mình trong vòng 14 ngày vừa qua, họ luôn biết được mình đang có độ rủi ro nhiễm bệnh ở mức nào từ F0 tới F5 . “Vì thế, nếu cập nhật thông tin thường xuyên, người dùng sẽ là người có lợi ích trước tiên để có thông tin và chuẩn bị cho các tình huống khác nhau”, ông Hùng nhấn mạnh.
Còn với các bộ phần chống dịch của Chính phủ, network sẽ giúp khoanh vùng, dự đoán để chuẩn bị cách ly hay chữa trị những cá nhân có độ rủi ro cao về nhiễm bệnh cũng như khử trùng những khu vực được cho là không an toàn. Network của COVID-19 Check cũng cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu để phân tích và giải thuật toán AI giúp cho các hoạt động chống dịch khác.
Bên cạnh dữ liệu tự nhập từ phía người dùng, Got It cũng thiết kế hệ thống theo phương án mở để có thể dễ dàng tích hợp các nguồn dữ liệu khác ví dụ như dữ liệu khổng lồ về social của Kompa/Filum hay nguồn dữ liệu từ các đơn vị dập dịch để làm sao network có ích nhất cho cả người dùng và các đơn vị tham gia chống dịch.
Về mặt bảo vệ dữ liệu và tính riêng tư, ông Hùng khẳng định, Got It đã quan tâm tới tính năng đó ngay từ giây phút đầu tiên. Mỗi cá nhân chỉ cần dùng một số điện thoại di động (hoặc email) để làm định danh và xác thực, hệ thống không yêu cầu thêm bất kỳ thông tin cá nhân nào khác. Việc tạo ra một mối tiếp xúc cũng tương tự chỉ yêu cầu số điện thoại hoặc email của người có tiếp xúc chứ không yêu cầu thêm thông tin cá nhân nào. Ngoài ra, các mối tiếp xúc quá 14 ngày (thời gian ủ bệnh) sẽ được tự động xoá vĩnh viễn khỏi hệ thống.
COVID 19 Check là một dịch vụ phi lợi nhuận do các kỹ sư phần mềm của Got It, Inc. tình nguyện xây dựng để đóng góp chung vào nỗ lực dập dịch Coronavirus tại Việt Nam. Got It do Trần Việt Hùng sáng lập nên và là một trong những startup Việt hiếm hoi thành công tại Thung lũng Silicon, huy động được hơn 20 triệu USD từ nhiều quỹ đầu tư nổi tiếng thế giới.
Theo viet nam net
Gặp nhau trên Facebook, 2 chàng trai Việt startup nên ứng dụng top 20 thế giới sánh ngang cùng Facebook
Nguyễn Tuấn Cường cùng với CEO và đồng sáng lập Vũ Tuấn Bình tạo ra Amanotes hiện là startup âm nhạc phát triển nhanh bậc nhất tại TP Hồ Chí Minh.
Tháng 2 hàng năm, Forbes Vietnam luôn gây chú ý khi công bố danh sách 30 Under 30 - tôn vinh những gương mặt trẻ có ảnh hưởng tích cực trong ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của họ tại Việt Nam. Năm nay, có một cái tên mới nổi đáng chú ý là Nguyễn Tuấn Cường - đồng sáng lập Amanotes.
Không giống như những tên tuổi nổi tiếng khác trong danh sách của Forbes, cho đến tận bây giờ, Tuấn Cường và công ty của anh vẫn rất ít được biết đến.
Amanotes được thành lập năm 2015 bởi Cường cùng với CEO và đồng sáng lập Vũ Tuấn Bình. Hiện tại công ty này đang trở thành startup âm nhạc phát triển nhanh bậc nhất tại TP Hồ Chí Minh, được biết đến là một trong những người chơi chính trong làng game nhạc di động.
Dù ít được biết đến như vậy nhưng App Annie năm ngoái đã xếp Amanotes là một trong top 20 ứng dụng di động trên khắp các nền tảng, sánh ngang cùng với Facebook và Bytedance. SensorTower cũng đánh giá Amanotes trong top 20 ứng dụng trên thế giới với lượt tải lớn nhất trong năm 2019.
Sản phẩm dẫn đầu của công ty là Magic Tiles 3 mô phỏng các dụng cụ âm nhạc như piano, guitar và trống giúp người dùng mô phỏng chơi được những bài hát nổi tiếng. Nó đã được tải 275 triệu lượt kể từ khi ra mắt vào năm 2016.
2 đồng sáng lập gặp nhau qua một group trên Facebook
Năm 2012, 2 đồng sáng lập đã gặp gỡ nhau lần đầu tiên thông qua một bài đăng trên Launch - một group Facebook dành cho cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam.
Cường khi ấy vừa mới tốt nghiệp Đại học Ngoại thương đang tìm việc tại một startup. Bình trước đó đã đồng sáng lập nên một startup game nhạc có tên MusicKing nhưng sau đó nó đã gặp thất bại và phải đóng cửa vào năm 2009. Biết chơi cùng piano, sáo tre Việt Nam và guitar đồng thời lại cũng có nền tảng công nghệ, Bình muốn lập ra một dự án mới kết hợp âm nhạc và công nghệ.
Cả hai cảm thấy hợp nhau về tư tưởng.
Vậy là, Cường đã vẽ ra tầm nhìn về việc xây dựng một startup tập trung vào game âm nhạc tương tác. 2 đồng sáng lập bắt đầu nghiên cứu và tìm tòi những mô hình mới.
Trong những ngày đầu, Amanotes được hình thành hoàn toàn dựa vào nguồn quỹ của chính 2 nhà sáng lập. Nguồn vốn bên ngoài duy nhất không phải có thông qua các tổ chức đầu tư mà bằng việc duy trì lượng doanh thu nhỏ từ việc xây dựng web cho những công ty Việt Nam khác.
Magic Tiles 3 được ra đời với suy nghĩ rằng: "Chúng tôi muốn cả những người dùng dù không có nền tảng về âm nhạc có thể chơi được. Bởi vậy, chúng tôi tập trung vào việc biến âm nhạc trở nên sinh động nhất có thể". Ngoài ra họ cũng hướng đến mang lại trải nghiệm đơn giản nhất cho người chơi thông qua việc chỉ cần thực hiện 1, 2 thao tác.
Theo Cường, các nhà phát triển trong lĩnh vực này phải đối phó với việc chi phí xin giấy phép những bài hát muốn sử dụng trong game rất cao cũng như chi phí tiếp thị để đưa tên tuổi đến những thị trường tiềm năng.
Dẫu vậy, Amanotes đã quyết định ngay từ đầu là sẽ chịu chi cho việc xin giấy phép những bài hát sử dụng. Sự kết hợp giữa các bài hát chất lượng cao và công nghệ đảm bảo tương tác âm nhạc thực nhất chính là yếu tố chính mang lại thành công cho Magic Tiles 3.
Cường nói rằng thành công của Amanotes bắt nguồn từ việc cho phép người dùng trải nghiệm toàn bộ bài hát thay vì chỉ là từng giai điệu.
Ra mắt vào năm 2016, Magic Tiles 3 được làm trong 2 năm và là sản phẩm chủ chốt đưa Amanotes trở thành người chơi chính trong lĩnh vực xuất bản game di động. Công ty đã thành công mà không cần chi quá nhiều cho tiếp thị.
"Ai cũng có thể chơi nhạc"
"Phương châm của chúng tôi là ai cũng có thể chơi nhạc. Và bạn có thể xem từ âm nhạc mà tôi nói ở đây như một động từ, không phải danh từ. Hầu hết mọi người chỉ thích nhạc, nghe nhạc nhưng chúng tôi muốn giúp họ có thể tương tác với âm nhạc".
Sau khi xuất hiện trong danh sách Forbes 30 Under 30, Tuấn Cường - chàng trai 29 tuổi trở thành gương mặt đại diện của Amanotes. Sở hữu bằng thạc sỹ Sáng tạo và Khởi nghiệp tại Đại học Amsterdam, anh hiện là Giám đốc sản phẩm của công ty, quản lý việc phát triển và chiến lược cho những tựa game hot của công ty vốn được tải hơn 700 triệu lần bởi người dùng trên toàn thế giới.
Amanotes không tiết lộ tình hình tài chính chi tiết nhưng Cường nói rằng doanh thu của công ty được tạo ra từ quảng cáo và bán các món đồ trong game. Amanotes cũng có thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận với những nhà phát triển phát triển được tựa game trên nền tảng của Amanotes.
Amanotes hiện có 140 nhân viên, có quốc tịch từ 10 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Amanotes có một văn phòng khác tại Singapore và có kế hoạch tiếp tục mở ở thêm văn phòng tại Mỹ.
Công ty mới đây đã tuyển Bryan Teo làm Giám đốc điều hành - người trước đó giữ vị trí CEO Chợ Tốt và 701Search - cả 2 công ty gần đây đã bị mua lại bởi Carousell.
Cường nói rằng kế hoạch dài hạn của Amanotes không chỉ là xây dựng những ứng dụng mới. Công ty sẽ phát triển một hệ sinh thái âm nhạc hoàn thiện cho các nhà xuất bản, nhà phát triển, ca sỹ, người chơi và cả những người học chơi nhạc.
Tại thời điểm này, Amanotes là startup đặc biệt chưa nhận bất kỳ vốn góp bên ngoài nào kể từ khi thành lập vào năm 2015. "Tuy nhiên chúng tôi đang muốn hướng tới việc đó. Mục tiêu của chúng tôi là có vốn để thâu tóm những startup khác để có thể thúc đẩy tầm nhìn ai cũng có thể chơi nhạc của mình lên một tầm cao mới".
Theo GenK
Ứng dụng di động chiếm đa số trong top 15 Startup Việt 2019 Startup Việt vừa công bố 15 doanh nghiệp mạnh nhất cuộc thi năm nay, nổi bật với khả năng ứng dụng công nghệ giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. Các startup nằm trong Top 15 gồm GoodCV, BlueCare, Full-ive, Horlu, Joolux, Liberzy, LTV, Messflow, Papaya, TripHunter, Viec.Co, Vilatada, QR Guiding, Sphacy, Tez. Trong đó có hơn 10 startup ứng dụng công...