Startup Nhật Bản giới thiệu khẩu trang thông minh, thần thánh’ không kém bảo bối của Doraemon
Với mức giá 40 USD, tính năng đáng tiền nhất của c-mask là khả năng dịch thuật nhiều cặp ngôn ngữ khác nhau.
Khi khẩu trang trở thành một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống “bình thường mới” được tạo ra do đại dịch COVID-19, một startup Nhật Banr có tên Donut Robotics đã phát riển một thiết bị “khẩu trang thông minh” có kết nối Internet cùng khả năng truyền tải tin nhắn và dịch từ Tiếng Nhật sang 8 thứ tiếng khác.
c-mask đang thu hút được nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới
Theo Reuters, sản phẩm có tên “c-mask” này trông không có nhiều điểm khác boeejt so với một chiếc khẩu trang thông thường. Nó kết nối tới ứng dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng thông qua Bluetooth để chuyển đổi câu nói thành dạng văn bản, thực hiện cuộc gọi hoặc phóng to giọng nói của người đeo.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã nỗ lực trong nhiều năm để phát triển robot và chúng tôi đã dùng công nghệ đó để tạo ra một sản phẩm phù hợp với cách thức ma virus corona mới đã làm thay đổi xã hội,” ông Taisuke Ôni, giám đốc Donut Robotics, chia sẻ.
Được biết, các kĩ sư của Donut Robotics đã nghĩ ra ý tưởng này khi họ tìm kiếm một sản phẩm có thể giúp công ty vượt qua những khó khăn dodaij dịch gây ra. Khi đại dịch nổ ta, công ty này đã kí được một hợp đồng cung cấp các chỉ dẫn thôgn qua robor và các công cụ dịch thuật robot cho sân bay Haneda của Tokyo.
Ông Taisuke Ono, CEO Donut Robotics, giới thiệu c-mask cùng ứng dụng di động của nó.
Theo Reuters, 5.000 sản phẩm c-mask đầu tiên sẽ được chuyển tới tay người dùng ở Nhật Bản vào tháng 9 tới. Ono cũng mong muốn có thể sớm đưa sản phẩm sang Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu. Ono tiết lộ những thị trường này cũng đang bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ đến sản phẩm của công ty ông.
Có giá khoảng 40 USD, Donut Robotics hướng tới thị trường đại trà mà mới chỉ cách đó vài tháng không hề tồn tại. Ono tiết lộ công ty của ông kì vọng có được doanh thu từ dịch vụ đăng kí sử dụng được đưa ra trong ứng dụng mà người dùng sẽ tải về.
Apple tiếp tục 'ném tiền' để Siri thông minh hơn
Inductiv là startup mới nhất Apple đầu tư để cải thiện khả năng xử lí dữ liệu của Siri.
Apple mới đây đã mua Inductiv, một công ty Canada tập trung vào khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo để làm sạch dữ liệu. Theo đó, công ty này đứng đằng sau cong nghệ HoloClean cho phép hệ thống đưa ra các dự đoán hữu ích từ "dữ liệu có tiếng ồn, không hoàn thiện và rời rạc." Sau thâu tóm, nhân sự của Inductiv sẽ gia nhập đội ngũ phát triển Siri, theo Bloomberg.
Siri là trợ lí ảo trong hệ sinh thái của Apple. (Ảnh: CNET)
Apple đã nghiên cứu và sử dụng trí tuệ nhân tạo cũng như máy học trong các sản phẩm của mình. "Đội ngũ sản phẩm của Apple được tiếp xúc với các nghiên cứu tốt nhất về máy nghe, nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, dịch máy, chuyển kí tự thành câu nói và trí tuệ nhân tạo", trang Apple Machine Learning Journal viết.
Về phần mình, Christopher Ré, người sáng lập Inductiv xác nhận thương vụ thâu tóm. "Tôi đã rất may mắn là người đồng snags lập ra cả Lattice và Inductiv (HoloClean), giờ thì chúng đều thuộc về Apple," ông nhấn mạnh. Theo Rekatsinas, một người đồng sáng lập khác của Inductiv cũng xác nhận về thương vụ nói trên và viết trên trang cá nhân rằng "Inductiv giờ là một phần của Apple.". Người sáng lập thứ ba của Inductiv là Ihab Francis Ilyas, một giáo sư đại học Waterloo.
Các thông tin về tài chính của thương vụ không được công bố. Hiện cũng chưa rõ Ré, Rekatsinas và Ilyas có đầu quân cho Apple không.
Xiaomi được cấp bằng sáng chế khẩu trang thông minh có cảm biến thu thập dữ liệu thời gian thực Khẩu trang là vật dụng giúp bảo vệ người dùng khỏi những vấn đề môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm không khí, cũng như ngăn chặn sự ảnh hưởng bởi virus. Nhu cầu về khẩu trang đang ngày càng tăng bởi sự bùng phát virus corona Covid-19. Dù Xiaomi đã bán khẩu trang tại quê nhà của mình, thế nhưng, công ty...