Startup bùng nổ ở ‘thung lũng Silicon’ Việt Nam
Khi một sinh viên Việt Nam muốn tìm giáo viên dạy Anh ngữ, đã có ứng dụng cho điều này. Để tìm kiếm quán bán phở ngon nhất ở địa phương, cũng có một ứng dụng làm điều đó, theo AFP.
Linkbynet có văn phòng tại TP.HCM
Một thập niên trước, công nghệ như trên có thể được phát triển ở Thung lũng Silicon, bang California (Mỹ). Song ngày nay, những ứng dụng đó đang được khu vực khởi nghiệp của Việt Nam khuấy động. Đây là ngành công nghiệp được thúc đẩy bởi các nhà kỹ thuật địa phương, được đào tạo ở nước ngoài rồi hồi hương tìm cơ hội.
Sức tăng trưởng của mảng startup trong một quốc gia trẻ “đói công nghệ” lọt vào mắt xanh của nhiều doanh nghiệp ngoại. Hôm 7.9, Tổng thống Pháp Francois Hollande đến thăm công ty công nghệ Pháp Linkbynet ở TP.HCM, trung tâm khởi nghiệp của Việt Nam. Phần lớn công nghệ, trong đó gồm mảng trò chơi trên di động phổ biến và phần mềm thương mại điện tử, được sản xuất cho người tiêu dùng địa phương Việt Nam, nơi độ tuổi trung bình là 30 và kết nối internet đang mở rộng nhanh chóng.
Ông Eddie Thai thuộc hãng 500 Startups, một liên doanh với 10 triệu USD trong tay để đầu tư cho các hãng công nghệ dành cho người Việt hoặc của các nhà phát triển Việt, cho biết: “Thị trường nội địa lớn, trẻ, phát triển nhanh chóng và chưa được khai thác hết”. Doanh nhân 31 tuổi này thuộc hàng ngũ tiên phong, những người đã đến để cung cấp công nghệ cho đất nước nơi Intel và Samsung đã có chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp phần cứng.
Việt Nam có dân số 90 triệu người, 45 triệu người dùng internet, 30 triệu người dùng smartphone và mức sử dụng internet hiện bằng 10 lần so với một thập kỷ trước. Năm 2012, ông Thai về nước làm việc cho một công ty và cuối cùng gia nhập 500 Startups, đơn vị tài trợ nhiều sản phẩm công nghệ như ứng dụng học ngôn ngữ Elsa và nền tảng bán vé trực tuyến Ticketbox. Các ứng dụng khác được phát triển ở Việt Nam bao gồm Lozi cho những người yêu thích thực phẩm và UKYS.
Phần lớn tài năng Việt Nam là “cây nhà lá vườn”. Thiếu niên Việt xếp hạng cao hơn thiếu niên Mỹ, Anh và Thụy Điển trong môn toán và khoa học, theo khảo sát mới nhất được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tiến hành năm 2012. Lực lượng lao động được giáo dục trên, đi kèm với lương bổng thấp nếu so với Trung Quốc hay Singapore, là hai yếu tố khơi gợi sự quan tâm từ các sếp công nghệ như CEO Google Sundar Pichai. Ông Pichai từng dành thời gian nghỉ hồi tháng 12.2015 để đến nói chuyện với các doanh nhân công nghệ ở Hà Nội.
Số liệu toàn diện chính thức hiện chưa có, song truyền thông Việt Nam cho biết doanh thu ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ IT là 3 tỉ USD năm ngoái, tăng từ mức 2 tỉ USD năm 2010. Chính phủ Việt Nam cũng vạch ra chiến lược riêng cho lĩnh vực này, thành lập Thung lũng Silicon Việt Nam vào năm 2013 để tạo ra “hệ sinh thái của đổi mới và thương mại hóa công nghệ”.
Ông Hollande hoan nghênh ngành công nghiệp trong chuyến thăm đến nhà cung cấp dịch vụ IT Linkbynet, vốn được thành lập trong một garage tại Pháp. “Những gì đập vào mắt tôi là tính toàn cầu… Đây là Việt Nam nhưng đó là môi trường toàn cầu, với khách hàng thế giới”, ông Hollande nói. Tuy vậy, một số nhà quan sát cho rằng giới đầu tư nên thận trọng với những quảng cáo thổi phồng, đề cập đến các ràng buộc doanh nghiệp và luật định chưa minh bạch của Việt Nam.
Chuyên gia Anh-Minh Do thuộc hãng Vertex Venture Holding ở Singapore nói: “Việt Nam có tiềm năng công nghệ cao, nhưng họ có thể mất 5 năm nữa để thực sự tạo ra các doanh nghiệp rất lớn có ảnh hưởng toàn cầu”. Dù khu vực startup Việt vẫn còn nhỏ hơn so với Indonesia và Malaysia, có hy vọng cho thấy đất nước đang nhanh chóng phát triển từ các ngành công nghiệp xuất khẩu như may mặc hay sản xuất các loại hàng hóa như cà phê.
“Việt Nam góp mặt trong lĩnh vực công nghệ trong vài năm nhưng giờ đây họ đang đi lên trong chuỗi giá trị”, giám đốc khu vực Đông Nam Á Romain Caillaud của hãng FTI Consulting nói. Ông Thai cho biết thêm: “Khu vực này đang phát triển nhờ Việt Nam thực hiện những bước chiến lược về lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài”. Ông thừa nhận đường đi sẽ không bằng phẳng, nhưng lạc quan rằng văn hóa khởi nghiệp của Việt Nam sẽ vượt qua nhiều trở ngại để tiến bộ đáng kể.
Video đang HOT
“Nhìn chung, Việt Nam thỉnh thoảng lùi một bước về phía sau nhưng tiến hai bước về phía trước. Hy vọng rằng trong 5 hay 10 năm tới, tình hình sẽ tốt hơn”, ông Thai chia sẻ.
Theo Thanh Niên
Mất 40 tỷ USD, Xiaomi sắp thành 'BlackBerry của phương Đông'
Công ty từng là startup giá trị nhất thế giới đi từ đỉnh cao xuống vực sâu chỉ trong 18 tháng.
Chỉ 4 ngày sau Giáng sinh năm 2014, Xiaomi công bố gây quỹ thêm 1,1 tỷ USD, nâng giá trị của họ lên 45 tỷ USD. 18 tháng sau, các nhà phân tích ước đoán giá trị công ty này ở mức dưới 4 tỷ USD. Điều gì xảy ra với công ty từng là startup giá trị nhất thế giới?
Một trong những nhà đầu tư chính của Xiaomi là Yuri Milner, người tin rằng giá trị của Xiaomi có thể cán mốc trên 100 tỷ USD khi đó. "Ở mọi khía cạnh, tốc độ tăng trưởng của Xiaomi là không thể tưởng tượng", ông từng nói với Bloomberg ở thời điểm 2014.
Milner từng đầu tư vào Facebook năm 2009 khi giá trị của nó ở mức 10 tỷ USD. Điều này giúp ông trở thành tỉ phú khi mạng xã hội này công bố IPO năm 2012. Ông cũng đầu tư vào Alibaba năm 2011, 3 năm trước khi hãng thương mại điện tử này IPO.
Tuy nhiên, ngay cả những người có thành tích đầu tư ấn tượng như Milner cũng có thể sai lầm.
Xiaomi - công ty từng được xem là startup lớn nhất thế giới - đánh mất 40 tỷ USD trong 18 tháng. Ảnh: Reuters.
Trong quãng thời gian sau đó, thị phần smartphone của Xiaomi sụt giảm liên tục trong khi hệ sinh thái các thiết bị kết nối của hãng - bao gồm cả nồi cơm điện, thiết bị thực tế ảo, thậm chí những chiếc ô - thất bại trong việc tạo ra doanh thu.
Theo số liệu công bố bởi IDC tuần trước, doanh số smartphone của Xiaomi giảm 40% trong quý II trong khi những đối thủ chính của họ là Huawei, Oppo và Vivo ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Xiaomi sai ở đâu?
Sự tăng trưởng thần kỳ của Xiaomi dựa trên một yếu tố đơn giản: Họ tạo ra những chiếc smartphone với phần cứng cao cấp ở mức giá chỉ bằng nửa smartphone của Apple, Samsung. Tuy nhiên, lợi thế này nhanh chóng biến mất khi các đối thủ đi theo đúng con đường của họ, thậm chí có thêm nhiều thứ mới mẻ và sáng tạo.
Vivo sản xuất smartphone màn hình cong. Oppo và OnePlus nhấn mạnh vào tính năng sạc nhanh. LeEco mang đến những nội dung độc quyền trên smartphone trong khi Huawei cung cấp smartphone camera kép.
"Xiaomi đang đâm vào tường trong khi đối thủ với các chương trình R&D tốt hơn, có kinh nghiệm sản xuất hơn, hệ thống phân phối tốt hơn đã nhanh chóng vượt mặt họ", Neil Shah - nhà phân tích của CounterPoint Research chia sẻ với IBTimes. "Không thể sáng tạo là điểm yếu chết người của Xiaomi".
Một vấn đề khác của Xiaomi là họ tiếp tục tập trung vào smartphone giá siêu rẻ trong khi người dùng Trung Quốc đã sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những chiếc smartphone của họ.
Giấc mơ phủ sóng toàn cầu thất bại
Một trong những lý do Milner tin tưởng Xiaomi sẽ tăng gấp đôi giá trị của mình hồi 12/2014 là vì khi đó Xiaomi chỉ bán smartphone tại một số thị trường châu Á. Ông tính toán rằng khi phát hành smartphone tại Mỹ và châu Âu, "Apple Trung Quốc" sẽ trở thành một công ty toàn cầu.
lei Jun - người sáng lập, kiêm CEO của Xiaomi bắt đầu cảm nhận thấy sự khó khăn trong cuộc chơi smartphone. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ Xiaomi chưa bao giờ có đủ các bằng sáng chế cần thiết để gia nhập các thị trường nói trên. Trong thời gian dài copy phần cứng và tính năng của các ông lớn như Apple, Samsung, Xiaomi không chuẩn bị đủ để gia nhập thị trường lớn. Chỉ cần có mặt tại đây, họ sẽ lập tức đối mặt với các vụ kiện và sớm trắng tay.
Ngay cả ở Ấn Độ - thị trường lớn thứ 2 của họ, Xiaomi đối mặt với việc cấm bán smartphone do vi phạn quyền sáng chế của Ericsson.
Người dùng thiếu sự trung thành
Các nhà phân tích chưa bao giờ đánh giá cao sự trung thành của người dùng Trung Quốc. Theo nghiên cứu năm 2014 của Bain & Company, các công ty tại Trung Quốc luôn phải chiến đấu để giành giật khách hàng mới do người dùng ở đây thiếu sự trung thành. Mặc dù Xiaomi đã từng chiếm được cảm tình của người dùng nhưng điều này không kéo dài lâu.
Xiaomi tự gọi mình là "công ty Internet" hơn là công ty smartphone và trong vài năm qua, họ đầu tư vào hàng loạt startup để tạo ra các sản phẩm kết nối, thứ họ gọi là "hệ sinh thái Mi".
"Mặc dù smartphone luôn là sản phẩm quan trọng nhất, công ty này luôn nhìn về tương lai như một hãng thương mại điện tử với hàng loạt sản phẩm", Jan Dawson - nhà phân tích của Jackdaw Research cho hay.
Nghe có vẻ như đó là một động thái khôn ngoan khi thị trường smartphone đi xuống. Vấn đề ở chỗ, Xiaomi không thể tạo ra lợi nhuận từ những khoản đầu tư này.
Tương lai bất định
CounterPoint Research cho biết, 80% doanh thu của Xiaomi đến từ smartphone, một phần không nhỏ khác đến từ phần mềm và dịch vụ. Điều này đồng nghĩa, những khoản đầu tư như Ninebot chưa đem lại hiệu quả và có thể không bao giờ đem lại hiệu quả.
Ninebot Mini là sản phẩm đón đầu trào lưu chơi hoverboard nhưng nó không để lại dấu ấn nào.
Như Steve Millward viết trên TechinAsia: "Xiaomi đang gặp vấn đề lớn và nó không còn đường quay lại". "Tôi không thấy dấu hiệu của sự phục hồi nào đến từ Xiaomi trong tương lai", Jan Dawson kết luận.
Tất cả điều này chỉ ra rằng công ty từng được biết đến như "Apple của phương Đông" sẽ sớm trở thành "BlackBerry của phương Đông".
Thành Duy
Theo Zing
Startup Việt may áo sơ mi bằng ứng dụng di dộng Ứng dụng UKYS cho phép người dùng đặt may áo sơ mi từ xa theo đúng kích thước như tại nhà may, đã thu hút hơn 10.000 USD đầu tư từ trang gọi vốn cộng đồng Indiegogo. "UKYS là viết tắt của You Keep Your Style (tạm dịch "Bạn tạo ra phong cách cho chính bạn"), với ý nghĩa trang phục may đo...