StarCraft chỉ là game “bắt chước”?
StarCraft vẫn luôn được coi là một tượng đài vĩ đại của thể loại game RTS, thế nhưng sự thực không hẳn là như vậy.
StarCraft là cái tên mà hầu hết những người chơi game đều biết đến như một trong những tượng đài của thể loại RTS, một trong những game có tuổi đời vào loại cao nhất, được nhiều người chơi nhất, một trong những sản phẩm “hiện tượng” của ngành công nghiệp game.
Tuy nhiên, StarCraft lại không phải là do chính bản thân Blizzard tự xây dựng nền móng và phát triển từ đầu đến cuối. Họ đã vay mượn “hơi” quá nhiều những ý tưởng từ những sản phẩm giải trí nổi tiếng khác, mà đặc biệt là Warhammer 40k của Gameworkshop. Cho đến tận ngày hôm nay, vẫn còn rất nhiều cuộc tranh luận xoay quanh đề tài này, và thực tế là Gameworkshop hay Blizzard cũng chưa từng chính thức công nhận. Vậy, lý do từ đâu?
Nội dung của StarCraft xoay quanh 3 phe: Terran, Protoss và Zerg cùng những mâu thuẫn, chiến tranh giữa 3 chủng tộc này. Các concept đầu tiên về 3 chủng tộc này không mới, nhất là Terran và Zerg khá quen thuộc thông qua các sản phẩm sci-fi như Alien hay Starship Trooper với mô típ binh đoàn loài người cùng bọn quái vật có ý định xâm chiếm cả vũ trụ.
Tuy nhiên, nên nhớ rằng Warhammer 40k đã hiện thực hóa rất nhiều ý tưởng bằng hình ảnh do chính họ tạo ra. Và khi đi vào chi tiết, thì sự giống nhau đến “kì lạ” của những đơn vị trong StarCraft với Warhammer 40k đã tạo ra sự nghi ngờ.
Đầu tiên chính là đơn vị Marine – một trong những đơn vị đặc trưng của Starcraft và Space Marines – “nhân vật chính” trong thế giới Warhammer 40k. Hãy cùng xem xét hai tấm ảnh phía trên.
Có thể thấy, chỉ cần nhìn qua cũng thấy rằng Marine trong StarCraft có rất nhiều điểm chung với một đơn vị Space Marine ở các chi tiết trên giáp trụ của họ. Nếu đi và nguồn gốc xuất xứ, thì cả hai đều là những bộ Power Armor giúp tăng khả năng chiến đấu và bảo vệ cho các đơn vị quân, và đều được gắn liền với cơ thể của chiến binh bằng cách nào đó.
Firebat cũng như vậy, gần như “học tập” nguyên một đơn vị Space Marine với khẩu flamer. Và bởi vậy, chẳng có lí do gì mà các đơn vị Medic lại không “na ná” các Apothecary.
Firebat trong Starcraft
Nên nhớ rằng, những phiên bản đầu tiên của các đơn vị này trong Warhammer 40k ra đời vào năm khoảng cuối những năm 80 của thế kỉ trước, tức là hơn 10 năm trước sự có mặt của StarCraft vào năm 1998 và thậm chí là khi mới chỉ manh nha vào năm 1996 (ngay cả Apothecary được coi là sinh sau đẻ muộn nhất trong các ví dụ này cũng xuất hiện lần đầu trong White Dwarf 102 năm 1988).
Tiếp theo, hãy cùng đến với Tyranid và Zerg. Lại một lần nữa, những thiết kế của Gameworkshop xuất hiện trong những đơn vị của StarCraft dưới cái tên Zerg.
Video đang HOT
Cùng một kiểu khung xương, cùng kiểu đứng, hình dáng của chiếc đầu, nhưng Hydralisk trong StarCraft ít gai góc hơn người anh em Ravener trong Warhammer 40k.
Hay như Gargoyle, đơn vị không quân của Tyranid và Mutalisk cũng thể hiện rằng, rất có thể chúng được sinh ra từ một ý tưởng.
Dáng bay của Gargoyle là nguyên bản cho động tác của Mutalisk.
Cuối cùng, khi nói đến một đơn vị chạy rất nhanh, nhỏ thó và tấn công bằng những chiếc càng, đối với những người chơi StarCraft, họ sẽ nghĩ ngay đến Zergling nhưng đối với fan của Warhammer 40k thì đó lại là Gaunt.
Tuy không thực sự giống nhau nhiều về hình dáng, nhưng cách tấn công và di chuyển của Zergling lại khiến người ta ngay lập tức phải liên tưởng đến Gaunt. Và Gaunt thì đã xuất hiện trước Zergling lâu lắm rồi, từ năm 1989 trong Space Hulk của Gameworkshop.
Gaunt của Warhammer 40k.
Chủng tộc còn lại của StarCraft – Protoss có lẽ là ít bị ảnh hưởng nhất. Tuy có một vài điểm chung với Eldar của Warhammer như: cùng là dân tộc phát triển đến cực thịnh rồi suy thoái, cùng có hai phe mâu thuẫn, cùng rất mạnh về sức mạnh tinh thần… nhưng đó là ý tưởng khá phổ biến trong những tác phẩm Fantasy.
Nhưng vẫn có một điểm đáng lưu ý về unit Dragoon của Protoss. Dragoon là những chiến binh của Protoss bị thương rất nặng và được ghép vào trong những cỗ máy để tiếp tục chiến đấu. Còn trong Warhammer 40k, Dreadnaught là những Space Marines cũng ở trạng thái hấp hối rồi “sống lại” trong lốt người máy. Nhưng có lẽ đây chỉ là sự trùng hợp?
Dreadnought trong Warhammer 40k.
Vậy, Blizzard sáng tạo được bao nhiêu phần trăm trong tác phẩm kinh điển StarCraft của họ nếu như phần thiết kế được “mượn” nhiều như vậy? Thật khó nói. Những gì Blizzard đã làm có lẽ nằm ở phần nội dung của StarCraft. Đây là một game có cốt truyện xuất sắc, những tình tiết thắt mở hợp lý và tạo sự lôi cuốn nhất định đối với người chơi.
Trên phương diện là một video game, StarCraft cũng là một sản phẩm rất tốt khi đem đến một gameplay cân bằng cùng chế độ chơi đơn và mạng kinh điển. Về mặt này, Warhammer 40k không làm được. Những game về Warhammer 40k thời kì trước StarCraft đều được đánh giá cao, mặc dù vậy, so với lối chơi được đơn giản hóa của StarCraft thì những cái tên đó không hấp dẫn bằng.
Kerrigan là một sáng tạo độc đáo của Blizzard.
Để trả lời cho câu hỏi đầu tiên, thì có lẽ StarCraft không phải là một game “bắt chước” mà chỉ đơn thuần là “học tập” những cái hay của người đàn anh Warhammer 40k mà thôi. Nhưng đánh giá một cách chính xác thì thành công của StarCraft có những phần quan trọng mà ngay cả Blizzard khi nhào nặn cũng không hình dung trước được. Bởi vậy, chỉ nên coi StarCraft là một sản phẩm thành công ngoài sức tưởng tượng, chứ khó là một “thứ gì đấy vĩ đại” như nhiều người lầm tưởng được.
Theo Gamek
Những "bóng hồng" trong cuộc đời Chiến thần
Cuộc đời và số phận của Kratos chịu sự tác động không nhỏ của các nhân vật nữ và dưới đây là những cái tên tiêu biểu.
Vợ và con gái
Hai nhân vật này xuất hiện rất ít trong game và chủ yếu hiện ra qua các đoạn hồi ức của Kratos. Tuy nhiên, họ đóng vai trò rất quan trọng. Cái chết của hai người đã làm nảy sinh khát vọng trả thù của Kratos và cũng là lúc khởi đầu cho cuộc chiến chống lại thần linh của nhân vật này.
Athena
Vị nữ thần này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cả ba phiên bản God of War. Chính Athena là người dẫn đường chỉ lối cho Kratos và cũng là người tặng cho anh ta hai cặp song đao Blade of Athena và Blade of Exile.
Chính vị tiên tri của Athena đã cho Kratos biết rằng để đánh bại thần chiến tranh Ares, anh ta cần tìm được chiếc hộp Pandora, thứ ẩn chứa năng lực để tiêu diệt ngay cả các vị thần linh. Ở cuối phần 1 của game, khi Kratos cảm thấy thất vọng vì không thể thoát khỏi các cơn ác mộng, anh ta đã lao mình từ vách đá xuống biển để tự giải thoát. Người cứu sống Kratos lúc đó cũng chính là Athena.
Athena cũng đã cố tìm cách ngăn cản Kratos khi tính hiếu chiến của anh ta nổi lên dù đã trở thành vị thần chiến tranh mới. Vị nữ thần này cũng là người cố gắng ngăn cản Kratos báo thù Zeus và cảnh báo Kratos không nên tin tưởng các Titan. Ở cuối phần 2, Athena đã tiết lộ rằng Kratos chính là con trai của Zeus.
Ngay cả khi tưởng như đã chết dưới thanh gươm của Kratos, Athena cũng không hề biến mất. Trái lại, bà ta tiến vào một hình thức tồn tại cao hơn và là người chỉ cho Kratos biết cách tiêu diệt hoàn toàn Zeus và đỉnh Olympus này. Chính sự thay đổi của Athena đã tạo ra nhiều tranh cãi.
Ở đoạn cuối phần 3, Athena có vẻ đã bộc lộ tham vọng muốn trở thành một vị bá chủ mới của toàn thế giới nhưng hy vọng đó đã bị phá hỏng khi Kratos tự sát và giải phóng sức mạnh của hy vọng cho toàn nhân loại. Số phận của Athena sau khi phần 3 kết thúc vẫn là điều bí ẩn.
Gaia
Người lãnh đạo của các Titan trong God of War chính là nhân vật đóng vai trò dẫn truyện (thông qua giọng nói) trong các bản game và là người biết tất cả về Kratos. Chính bà ta cũng đã cứu sống Kratos khi hắn bị Zeus giết chết ở đầu phần 2 và sau đó, Kratos đã cùng Gaia kết hợp để tìm cách hạ gục các vị thần Olympus.
Để làm điều này, Kratos đã đi tới hòn đảo số phận và quay ngược thời gian, sau đó giải cứu các Titan khi họ sắp thất bại trong cuộc chiến vĩ đại trước đây với các vị thần Olympus. Ở cuối phần 2, Kratos bám trên lưng Gaia và cùng các Titan khác trèo thẳng lên lâu đài của Zeus trên đỉnh Olympus.
Tuy nhiên mối quan hệ Kratos - Gaia đã rạn vỡ ngay khi gặp trở ngại đầu tiên. Gaia đã tiết lộ rằng bà ta cứu Kratos chỉ để phục vụ các Titan và chẳng hề quan tâm tới số phận của gã. Tất cả những gì Gaia muốn là hạ gục Zeus và bà ta bất chấp tất cả để làm điều này. Gaia đã phải trả giá đắt và ở cuối game, vị nữ thần đất mẹ đã tan thành tro bụi sau khi thanh gươm Blade of Olympus đâm thẳng vào tim bà ta.
Pandora
Đây không hẳn là một sinh linh theo đúng nghĩa. Pandora là một tạo vật do thần thợ rèn tạo ra và có hình dáng của một cô bé. Mục đích tồn tại của Pandora là một dạng chìa khóa nhằm dập tắt ngọn lửa Olympus, thứ ngăn cản bất cứ ai tiếp cận với chiếc hộp Pandora.
Tuy nhiên, Pandora lại gợi cho Kratos nhớ về con gái của mình và chính điều đó đã tạo ra sự thay đổi trong tính cách của gã chiến binh này. Ở cuối phần 3, Kratos đã tìm cách ngăn cản Pandora lao vào ngọn lửa Olympus và chính "cái chết" sau đó của tạo vật này đã khiến Chiến thần nổi giận lao vào quyết đấu với Zeus.
Trong 3 phần God of War tất nhiên vẫn có những nhân vật nữ có tiếng nói khác như ba chị em số phận, các vị nữ thần như Hera, Aphrodite hay Persephone... Tuy nhiên không ai trong số họ có được những ảnh hưởng lớn lao tới cuộc đời của Chiến thần như những người đã liệt kê ở trên.
Theo Gamek
"Tàn phá" mọi thứ với Breach Tựa game đang được phát triển bởi Atomic Games này sẽ sử dụng công nghệ vật lý tiên tiến để "làm nền" cho chiến trường khốc liệt. Sau việc bị hoãn phát hành Six Days in Fallujah bởi Konami, hãng Atomic Games tập trung công sức để lại cho ra mắt một tựa game mới về lực lượng vũ trang mang tên Breach....