Star Defender 4: Game đỉnh bị quên lãng
Trở lại những năm 90, khi điện tử bốn nút len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Ngoài các trò chơi đỉnh cao như Contra, Mario hay Double Dragon, Tank; chắc chắn chúng ta đã nghe hoặc nhìn thấy ai đó chơi game “bắn ruồi”: Galaxyan – vốn là ông tổ của những game bắn súng phi thuyền trong không gian sau này.
Trải qua quá trình phát triên lâu dài, thê loại bắn ruôi xưa kia đã dân dân “lôt xác” trở thành môt trong những game không chiên hâp dân được nhiêu người ưa thích. Tuy vậy, Play Store đang dần thiếu đi những tựa game arcade shooter hấp dẫn như vầy. Star Defender 4 là một minigame đình đám trên PC cách đây vài năm nay đã hạ cánh xuống Play Store. Tuy vẫn mang phương thức chơi cổ điển, nhưng với việc sử dụng đồ họa 3D nổi khối nên hình ảnh trong game cực kì ấn tượng với hiệu ứng cháy nổ thật hơn bao giờ hết. Star Defender 4 lại một lần nữa xứng đáng với cái tên của mình.
Thế giới của SD4 khá u tối tạo nên một cảm giác chết chóc.Trách nhiệm của chúng ta là cứu trái đất khỏi sự xâm lược của người ngoài hành tinh. Mỗi màn chơi đều được thiết kế khác biệt với phông nền đẹp ấn tượng kết hợp với một mạng lưới chằng chịt của kẻ thù tạo nên một hình ảnh mãn nhãn.
Thêm nữa là âm thanh kết hợp rất đúng lúc và phù hợp với chủ đề không gian, âm thanh không tạo nên cảm giác nhàm chán mà ngược lại còn kích thích người chơi hơn.
Trở lại điều khiển của game, có một vài thay đổi nhỏ ở cách thức điều khiển trên màn hình cảm ứng. Đó là bạn được bổ sung hai nút bên phải, một để bắn, và một để thả các quả bom. Nhìn chung điều khiển rất nhạy, nhưng lại khiến ta mất cảm giác cân bằng, lần đầu tiên chạm vào tôi đã khá vất vả để làm quen vì quá nhạy khiến thiếu đi sự chính xác. Tuy vậy lại không có cách điều khiển bằng cách chạm màn hình, hầu như những tựa game tương tự đều bổ sung cách này, chúng có vẻ hữu hiệu hơn so với việc di chuyển bằng nút ảo.
Video đang HOT
Số lượng quân thù trong SD4 phải gọi là khổng lồ, chúng đến từ rất nhiều hình dạng khác nhau và cách thức tấn công khác nhau. Vì vậy mặc dù có đến hơn 100 màn chơi, nhưng chính nhờ số lượng quân địch như vậy, cộng với phông nền thay đổi nên người chơi không có cảm giác “ngán” như một số game khác. Thêm nữa là những con Boss rải rác ở 8 màn chơi khác nhau. Ngay từ những màn đầu tiên, bạn dễ dàng nhận ra trò chơi đã khá là khó nhằn mặc dù chỉ mới ở chế độ medium, nếu chuyển sang Hard(cấp độ khó nhất), có lẽ bạn sẽ vất vả nhiều.
SD4 cung cấp cho ta nhiều loại vũ khí khác nhau từ súng máy đến tên lửa, tên lửa tầm nhiệt… để đối đầu dễ dàng hơn với kẻ thù. Ngoài ra bạn có thể nâng cấp ngay trong lúc chơi bằng cách tiêu diệt kẻ thù và chúng sẽ rớt ra các item nâng cấp, một điều hiển nhiên với những game bắn ruồi.
Nhìn chung không có sự khác biệt nhiều lắm giữa phiên bản Android và PC. Một điều phàn nàn duy nhất là điều khiển quá nhạy tạo cảm giác trơn tuột thiếu độ chính xác. Game có đồ họa thuộc loại đẹp nhất trong những game cùng thể loại, gameplay cũng rất lôi cuốn. Tuy vậy không hiểu sao số lượt tải về của SD4 khá èo uột, không vượt qua được con số 5000, một con số quá sức khiêm tốn với tựa game đỉnh cao như vậy.
Star Defender 4 có hai phiên bản, phiên bản giới hạn miễn phí và 1.99$ cho phiên bản đầy đủ.
Theo GameK
Những trò chơi để đời của bạn là gì?
Nếu được yêu cầu liệt kê danh sách 10 trò chơi để đời của mình, bạn sẽ chọn những tựa game nào?
Có người sẽ chọn cả một list dài các series game mình yêu thích vì chẳng đủ "tàn nhẫn" để chỉ chọn có 10. Những người khác lại có một danh sách mà mỗi khi nhìn vào, bạn có thể nhận ra cá tính và tuổi thơ của họ. Một vài người lại để lại chữ game cùng với quá khứ của hai mươi năm trước với những cái tên như Mario, Contra hay Tank.
Xét cho cùng, câu hỏi được nêu ra đầu bài không nhằm mục đích cân đo xem trò chơi nào mới xứng đáng được gọi là "để đời". Nếu như với mỗi người lại có một quan điểm khác nhau về giá trị của trò chơi điện tử thì... thà đừng hỏi còn hơn. Tuy nhiên, mục đích của chúng ta khi "kết nối" với nhau bởi game là để chia sẻ.
Mỗi người sẽ có một định nghĩa khác nhau về chữ "để đời". Bài viết này cũng xin mạn phép lạm bàn về hai chữ có trọng lượng đó chứ không đề cập sâu vào game. Vậy "để đời" là gì? Giá trị của trò chơi điện tử có thể không tỉ lệ thuận với tuổi thọ con người nhưng nó lại đi cùng với những thời điểm mà bạn được cười đùa thỏa thích hay chuyên tâm theo đuổi một giá trị - ở đây nó là trò chơi điện tử.
Để rồi một ngày khi chúng ta đi tới những thành phố mới, gặp những con người mới, làm những công việc mới và nhìn lại, trong quá khứ hiện rõ một chữ "game". Để rồi bạn không còn nghĩ đến điều gì khác ngoài thao thao chia sẻ những kỉ niệm và cảm xúc của mình về khoảng thời gian mà bản thân còn gắn bó với trò chơi điện tử.
Với những game thủ trẻ, có thể bạn còn chẳng thèm quan tâm đến lí do mình chơi game. Mặc dù vậy, đến mọi ngày, khi giá trị của quá khứ trở về với con người của thực tại, bạn sẽ cảm thấy trân trọng khoảng thời gian mình từng có với chuột, bàn phím, gamepad và màn hình. Chẳng ai thấm được chữ "để đời" nếu chưa từng sống một cuộc đời.
Mọi giá trị sẽ thay đổi theo thời gian nhưng vẫn có những thứ mà bạn sẽ muốn tập cho bạn gái hay con gái của mình chơi đầu tiên. Và cũng đừng hỏi vì sao lại có những ông bố đưa con trai mình đến một buổi hòa nhạc mà người ta chơi toàn các bản kinh điển trong Star Wars. Nếu nhìn vào đó, mọi người sẽ có một sự mường tượng mơ hồ về chữ "để đời". Nó cũng là cả một ước mơ, một hoài bão và một lý tưởng mà bạn sẽ truyền cho con cháu.
Có một người từng nói: "Những lúc phải đọc những mẩu tin về tác hại của trò chơi điện tử, việc xã hội đổ lỗi cho những khởi nguồn của tệ nạn là game tôi thật buồn! Cái "trò chơi điện tử" mà họ nói không phải là thứ tôi từng biết. Ít nhất, với game tôi có cả một tuổi thơ. Có thể những thứ còn lại được coi là bất hạnh nhưng làm người nên biết tôn trọng chính cuộc đời mình và có trách nhiệm xây dựng nó trở thành một thứ có giá trị!"
Hãy nhớ lại câu hỏi ở đầu bài. Nếu được yêu cầu liệt kê danh sách 10 trò chơi để đời của mình, bạn sẽ chọn những tựa game nào? Một câu trả lời hay là một câu trả lời có lý do. Đừng đưa ra những danh sách vô hồn bởi mọi người sẽ chẳng hiểu bạn là ai qua danh sách đó. Hãy chia sẻ, đừng chỉ biết thể hiện!
Nếu chỉ liệt kê ra những danh sách "vô hồn" thì chẳng khác nào bạn đang đeo nghe, đi giữa đường phố giờ tan tầm và mặc kệ dòng đời, dòng xe có đang cuốn mình trôi đến đâu. Chỉ cần mở lòng thêm một chút, chia sẻ nhiều hơn một chút, bạn sẽ không phải làm người duy nhất nói về một trò chơi mà bạn thấm thía những giá trị mà nó gửi gắm.
Theo PLXH
Beatdown!: Khi bị sa thải trở thành cơn cuồng nộ Còn gì tồi tệ hơn khi bị sa thải? Thay vì chết dí ở một xó nào đó tự kỉ thì trong Beatdown! Chúng ta sẽ giải phóng sự tức giận đến đỉnh điểm bằng cách sẵn sàng làm gỏi bất cứ kẻ nào cản anh chàng trên con đường gặp gỡ vị CEO đáng kính. Với thế hệ 8x và 9x đời...