Standard & Poor’s hạ thấp EU xuống ‘tiêu cực’: Vuốt mặt không nể mũi
Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng gạo cội trên thế giới Standard & Poor’s đã thẳng tay giáng một đòn mạnh vào thể diện và uy danh của EU khi hạ thấp mức độ đánh giá triển vọng của tổ chức này từ “ổn định” xuống “tiêu cực”.
Standard & Poor’s đã thẳng tay giáng một đòn mạnh vào thể diện và uy danh của EU khi hạ thấp mức độ đánh giá triển vọng của tổ chức này từ “ổn định” xuống “tiêu cực” – Ảnh: Reuters
Standard & Poor’s giải thích cho quyết định trên bằng lập luận rằng EU cứ cố bám giữ vào quyết sách cứu trợ tài chính cho Hy Lạp bằng mọi giá trong khi nước này không có nguồn tài chính đối ứng hoặc có khả năng hoàn trả trong thời gian tới.
Video đang HOT
Sau những gì vừa và đang xảy ra giữa Athens, EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF), cũng như trước bối cảnh tình hình hiện tại ở Hy Lạp thì những biện luận và lo ngại của Standard & Poor’s không phải không có cơ sở.
Đánh giá của Standard & Poor’s có trọng lượng lớn đến mức EU không thể bỏ qua. Không biết do chủ ý hay vô tình mà động tác này của Standard & Poor’s có lợi thêm cho phía Hy Lạp trong đàm phán với EU, ECB và IMF về gói cứu trợ tài chính thứ 3.
Standard & Poor’s đã gieo rắc hoài nghi về tương lai chung của EU, ám chỉ EU và ECB không chỉ sai lầm trong biện pháp chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính nói chung và ở Hy Lạp nói riêng mà còn tiếp tục sai lầm mãi ở Hy Lạp. Từ bị tổn hại thể diện, EU còn bị giảm sút uy danh.
Qua đó còn có thể thấy Standard & Poor’s không tin rằng EU và ECB có đủ khả năng để xử lý khủng hoảng tài chính và bi quan về Hy Lạp. Rất có thể Standard & Poor’s chuẩn bị lý luận cho việc hạ mức tín nhiệm EU. Như thế thật đâu có khác gì vuốt mặt mà không nể mũi EU.
La Phù
Theo Thanhnien
IMF không cứu trợ tài chính cho Hy Lạp: Bỏ của chạy lấy người
Chưa hẳn là dội gáo nước lạnh nhưng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã khiến EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Hy Lạp ngỡ ngàng khi tuyên bố không tham gia đàm phán và thực hiện gói cứu trợ tài chính thứ ba cho Hy Lạp.
Ảnh minh họa
IMF còn đi xa hơn khi đặt ra hai điều kiện để tham gia là phải đảm bảo Hy Lạp thực thi nghiêm chỉnh cam kết cải cách và EU giảm bớt gánh nặng vay nợ cho nước này. Điều kiện thứ nhất thì không có gì phải bàn vì đấy cũng là quan điểm của EU và ECB. Nhưng điều kiện thứ hai thể hiện bất đồng quan điểm với EU và ECB vì đồng nghĩa với việc yêu cầu xóa nợ, dù ít hay nhiều, cho Hy Lạp.
Đến nay, EU và ECB kiên quyết không xóa bớt nợ. Đấy cũng là bất đồng cơ bản và công khai giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde. IMF cho rằng nợ công của Hy Lạp quá lớn, không thể trả nổi. Vì thế, chỉ khi bớt được một phần khối nợ này thì Athens mới có cơ hội phục hồi phát triển và chỉ dần có lại khả năng trả nợ. Cho đến nay, IMF đã đổ rất nhiều tiền vào quỹ chung với EU và ECB để giải cứu Hy Lạp nhưng mỗi khi đến hạn trả nợ và có tiền thì nước này lại ưu tiên trả cho EU và ECB trước.
Tham gia giải cứu Hy Lạp, IMF cầu danh và ảnh hưởng. Bây giờ, giải cứu bất thành và Hy Lạp trở nên bỏ thì thương, vương thì tội, khiến các bên mất danh và giảm ảnh hưởng. IMF muốn có vai trò nhưng bị EU và ECB lấn lướt cũng như bị Hy Lạp coi thường. Không bỏ của chạy lấy người mới lạ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
[Infographics] - Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Hy Lạp 5 năm qua Hy Lạp đang tiến sát nguy cơ ra khỏi khu vực đồng euro sau khi châu Âu từ chối gia hạn thêm một tháng chương trình cứu trợ tài chính Hy Lạp sau ngày 30/6 và Ngân hàng trung ương châu Âu quyết định không nới trần hỗ trợ khẩn cấp cho các ngân hàng của quốc gia này. Theo Yến Đặng Tiền...