Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ do ảnh hưởng của Covid-19 và xung đột Ukraine
Ngày 12/4, Sri Lanka tuyên bố không đủ khả năng trả toàn bộ khoản nợ nước ngoài trị giá 51 tỉ USD và đang chờ gói hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Bộ Tài chính Sri Lanka hôm nay tuyên bố các chủ nợ của nước này, trong đó có chính phủ các nước đã cho quốc gia Nam Á vay tiền, có thể cộng dồn lãi chưa trả vào khoản vay mà Sri Lanka đến hạn thanh toán từ chiều cùng ngày, hoặc chọn nhận lại khoản vay gốc bằng đồng rupee Sri Lanka.
“Chính phủ chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp này như lựa chọn cuối cùng nhằm ngăn tình hình tài chính của đất nước thêm xấu đi”, Bộ Tài chính Sri Lanka giải thích về quyết định tuyên bố vỡ nợ với các khoản vay nước ngoài.
Cơ quan này nói thêm rằng tuyên bố vỡ nợ là để đảm bảo “đối xử công bằng và bình đẳng đối với tất cả các chủ nợ” trước khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp chương trình hỗ trợ cho quốc gia Nam Á.
Đại dịch Covid-19 và khủng hoảng Ukraine đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của Sri Lanka
Video đang HOT
Đảo quốc Ấn Độ Dương đang vật lộn với cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ khi giành được độc lập, khi chính phủ Sri Lanka không còn ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng cần thiết. Tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và mất điện diện rộng trong thời gian dài đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Sri Lanka từ lâu đã ký nhiều thỏa thuận vay của nước ngoài nhằm đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chính sách quản lý tài chính yếu kém cùng tác động từ đại dịch Covid-19 với ngành du lịch, vốn mang lại nguồn thu lớn cho đất nước, đã khiến Sri Lanka ngập trong “núi nợ”.
Các tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế đã hạ mức tín dụng của Sri Lanka từ năm ngoái, khiến quốc gia này gần như không thể tiếp cận với thị trường vốn nước ngoài để vay thêm tiền trang trải chi phí nhập khẩu hàng hóa.
Quốc gia này đã xin được xóa nợ từ Ấn Độ và Trung Quốc, song cả hai quốc gia chỉ đồng ý tăng hạn mức tín dụng để Sri Lanka mua thêm hàng hóa. Sri Lanka phải nhập khẩu hầu hết mặt hàng, từ sữa bột, gạo, xăng dầu cho tới dược phẩm, xi măng.
Trung Quốc đốt nóng cuộc đua với Mỹ - Ấn tại "sân sau" của Ấn Độ
Trung Quốc có các động thái được xem sẽ làm tăng nhiệt cuộc cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Ấn Độ và Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương, nơi thường được xem là "sân sau" của New Delhi.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (mang cà vạt xanh) thăm Sri Lanka hôm 9/1 (Ảnh: Reuters).
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khởi động chiến dịch ngoại giao năm 2022 bằng việc phát đi tín hiệu về một nỗ lực thúc đẩy phát triển tại Ấn Độ Dương, nơi mà Bắc Kinh đang tăng tốc cạnh tranh địa chính trị với Mỹ và đặc biệt là đối thủ khu vực của họ, Ấn Độ.
Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc hé lộ về một mạng lưới kinh tế mới cho các quốc gia ở Ấn Độ Dương trong chuyến thăm Sri Lanka hồi cuối tuần qua trong điểm đến cuối cùng của chuyến công du bao gồm các nước Đông Phi Comoros, Eritrea, Kenya cũng như quốc đảo Maldives.
Ông Vương nói với các quan chức chính phủ Sri Lanka rằng Trung Quốc có kế hoạch chi tiết cho một diễn đàn phát triển cho các nước Ấn Độ Dương vì họ có những "kinh nghiệm tương tự và nhu cầu chung". Trước đó, ông đã nhắc tới thông điệp này ở Comoros và Maldives - những nước mà giống như Sri Lanka, đã nhận được khoản hỗ trợ phát triển của Trung Quốc, bao gồm cả tiền mặt cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong khuôn khổ sáng kiến "Một vành đai, một con đường" (BRI).
Các nhà ngoại giao ở Nam Á coi bình luận của ông Vương là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc quyết tâm gia tăng hiện diện tại Ấn Độ Dương, vượt ra ngoài giới hạn thông qua các mối quan hệ song phương với các nước trong khu vực và trực tiếp gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ và Ấn Độ tại đây.
Ngoại giao sức mạnh mềm
Một nhà ngoại giao kỳ cựu nói với Nikkei Asia: "Các chuyến thăm của ông Vương đến Maldives và Sri Lanka mang tính chiến lược hơn, nhằm củng cố ngoại giao BRI của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, hơn là ngoại giao song phương. Nó cũng cho thấy rằng Trung Quốc sẽ tuân theo cách tiếp cận kinh tế sức mạnh mềm của mình để tách biệt với chiến lược của các đối thủ chính của họ".
Tại Maldives, ông Vương đã nêu lên tầm quan trọng của dự án BRI trị giá hàng triệu USD mang tính bước ngoặt: Cầu Sinamale dài 2 km, nối đảo Male, thủ đô Maldives, với một hòn đảo lân cận, nơi có sân bay quốc tế Velana. Ông cũng cam kết tài trợ mới 63 triệu USD cho các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó sẽ bao gồm các khoản tiền để chi trả cho việc bảo trì cầu Sinamale.
Tại Sri Lanka, ông Vương đã ghé thăm thành phố cảng Colombo, một hòn đảo nhân tạo được xây dựng ngoài khơi thủ đô quốc gia để làm trung tâm tài chính hiện đại. Dự án, hiện đang thành hình, là một trong những cơ sở hạ tầng được hỗ trợ bởi hàng tỷ USD đầu tư và các khoản vay của Trung Quốc, bao gồm một cảng mới, sân bay và đường cao tốc.
Tuy nhiên, theo Nikkei, Trung Quốc dường như đang muốn làm nổi bật các dấu mốc của sáng kiến BRI ở Maldives và Sri Lanka để át đi thực tế rằng 2 quốc gia trên cũng đang mắc nợ Trung Quốc hàng tỷ USD cho các dự án nói trên.
Ngoài ra, theo giới quan sát, việc ông Vương tới thăm Comoros, một quốc đảo nhỏ bé ở Đông Phi được xem là nối tiếp cho chuyến thăm đầu năm ngoái tới Seychelles, một nước Ấn Độ Dương khác. Các nhà phân tích địa chính trị cho rằng, chuyến thăm của ông Vương có thể gửi tới Ấn Độ một thông điệp rằng Bắc Kinh đang gia tăng sức ảnh hưởng ở khu vực vốn trước giờ được xem là "sân sau" của New Delhi.
Chuyến thăm của ông Vương "củng cố tầm quan trọng của các quốc gia nhỏ ở Ấn Độ Dương trong tầm chú ý của các cường quốc", Nilanthi Samaranayake, giám đốc phân tích chiến lược và chính sách tại tổ chức Mỹ CNA, cho biết. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã tăng cường kết giao với Mauritius và Madagascar.
Ông Vương thăm Comoros ở eo biển Mozambique - một khu vực chiến lược giữa khu vực phía nam châu Phi và Madagascar. Hải quân Ấn Độ đang hiện diện tại đây, khi New Delhi đưa tàu tới để hỗ trợ việc sửa chữa tàu thuyền cho lực lượng tuần duyên Comoros, theo ông Samaranayake. Ấn Độ cũng đã hỗ trợ gạo và y tế cho Comoros trong 2 năm qua.
Theo Nikkei, các diễn biến cho thấy, các nỗ lực cạnh tranh tầm ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ hơn giữa các nước lớn tại Ấn Độ Dương.
Căng thẳng chính trị tại Sri Lanka leo thang Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa ngày 5/4 đã mất đa số ủng hộ trong quốc hội, trong bối cảnh các cuộc biểu tình đường phố tiếp diễn do tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và lạm phát tăng cao kỷ lục ở nước này. Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa phát biểu trước Quốc hội ở thủ đô Colombo, ngày 18/1/2022....