Sri Lanka từ chối cho tàu ngầm Trung Quốc cập cảng
Sri Lanka vừa từ chối đề nghị cho tàu ngầm Trung Quốc cập cảng thủ đô Colombo vào tháng này.
Một tàu ngầm của Trung Quốc. Ảnh: AsiaTimes
Lời đề nghị của Trung Quốc bị khước từ và Sri Lanka “nhiều khả năng” sẽ không đồng ý cho tàu ngầm nước này cập cảng bất cứ lúc nào, do mối quan ngại của Ấn Độ, Reuters dẫn lời một quan chức chính phủ cấp cao Sri Lanka giấu tên hôm 11/5 nói.
Quan chức thứ hai thuộc Bộ Quốc phòng Sri Lanka cũng xác nhận thông tin nhưng cho biết quyết định tiếp tục cho cập cảng đã bị hoãn. “Nó có thể diễn ra sau”, quan chức nói, thêm rằng Trung Quốc xin cấp phép cập cảng vào khoảng ngày 16/5 “một thời gian trước”.
Video đang HOT
Một nguồn tin gần gũi đại sứ quán Trung Quốc tại Colombo xác nhận nước này xin phép để tàu ngầm thăm cảng nhưng vẫn chờ phản hồi.
Lần cuối Sri Lanka cho phép tàu ngầm Trung Quốc cập cảng thủ đô Colombo là vào tháng 10/2014, động thái gây phản ứng mạnh mẽ từ nước láng giềng Ấn Độ ở phía bắc. Ấn Độ lo ngại Trung Quốc gia tăng hoạt động ở một quốc gia New Delhi từ lâu coi là nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 11/5 cũng đã tới Sri Lanka trong chuyến thăm chính thức dài hai ngày.
Trọng Giáp
Theo VNE
Thái Lan ký hợp đồng tỷ USD mua tàu ngầm Trung Quốc
Thái Lan hoàn tất ký hợp đồng đặt mua ba tàu ngầm S26T từ Trung Quốc với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD.
Tàu ngầm S26T phát triển từ nền tảng Type-039A của Trung Quốc. Ảnh: Wordpress.
Thái Lan ngày 5/5 đạt thỏa thuận mua ba tàu ngầm S26T từ Trung Quốc trong vòng 11 năm tới. Tàu ngầm S26T đầu tiên có giá 390 triệu USD, dự kiến bàn giao cho hải quân Thái Lan trước năm 2023. Bangkok có trách nhiệm trả 20,2 triệu USD cho Bắc Kinh trong vòng 45 ngày tới, Sputnik đưa tin.
Theo hợp đồng, Trung Quốc đồng ý bàn giao một số tên lửa chống hạm siêu thanh CM-708 đi kèm. Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSOC) sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo cả ba chiếc S26T.
Hôm 18/4, Bangkok đã thông qua khoản chi 390 triệu USD cho tàu ngầm đầu tiên. Nhiều chính trị gia và nhà hoạt động xã hội tỏ ra lo ngại về ảnh hưởng của hợp đồng tới kinh tế và quốc phòng Thái Lan. Họ cho rằng nó sẽ tiêu tốn toàn bộ ngân sách quân sự dùng cho trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, hiệu quả thực sự của S26T cũng bị đặt dấu hỏi.
Truyền thông Thái Lan cho biết Văn phòng kiểm toán (OAG) nước này quyết định điều tra kế hoạch mua tàu ngầm vào hôm 28/4, bắt nguồn từ sự chỉ trích của công luận.
S26T sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP), được phát triển từ mẫu tàu ngầm Type-039A (lớp Yuan) cho hải quân Trung Quốc. Tàu dài 75 m, giãn nước 3.600 tấn, sử dụng hệ thống AIP bên cạnh động cơ diesel-điện. S26T đóng vai trò bệ phóng tên lửa hành trình, chuyên tiến hành nhiệm vụ ở các vùng biển nông.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Trung Quốc xây nhà máy đóng tàu ngầm lớn nhất thế giới Trung Quốc đang xây dựng nhà máy có khả năng đóng 4 tàu ngầm cùng một lúc, nhằm giữ bí mật về quy trình chế tạo. Tàu ngầm Trung Quốc trước khi hạ thủy. Ảnh: USNI. Trung Quốc đang xây dựng nhà máy đóng tàu ngầm rộng 40.000 m2. Khi được hoàn thành, nó có khả năng chứa 4 tàu ngầm cùng lúc,...