Sri Lanka tìm kiếm 300 người mất tích sau lở đất
- Bộ trưởng Bộ Quản lý thảm họa quốc gia Sri Lanka – Mahinda Amaraweera cho biết, lực lượng chức năng đang khẩn trương khắc phục hậu quả trận lở đất kinh hoàng hôm 29-10 ở vùng núi thuộc thị trấn Haldummulla, quận Badulla, miền Trung Sri Lanka.
ảnh minh họa
Cho tới nay, 16 thi thể được phát hiện dù 100 người được cho là đã bị chôn sống, khoảng 300 người vẫn mất tích và 150 căn nhà bị vùi lấp.
Lực lượng quân đội Sri Lanka đã cử hơn 500 binh sĩ tới vùng thiên tai. Vì điều kiện thời tiết xấu, nhiều sương mù và một số đoạn đường bị lũ cuốn trôi nên công tác cứu nạn gặp khó khăn. Từ tháng 10 đến 12 mỗi năm là mùa mưa tại Sri Lanka. Sau các trận mưa như trút nước từ giữa tháng 9 tới nay, nhiều vùng đã chịu thiệt hại nặng vì lở đất.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Trung Quốc: Bước đi tham vọng thống lĩnh tiền tệ Châu Á
Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) đã chính thức được khởi động một cách lặng lẽ thay vì ồn ào như dự định.
Trang Xinhua của Trung Quốc hôm 24/10 đưa một bản tin khá vắn tắt về lễ ký kết thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB).
Theo tờ báo này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp đại diện của 21 nước sáng lập vào cuối buổi sáng trong lễ ký kết bản ghi nhớ. Ngân hàng có vốn 100 tỷ USD và con số đóng góp ban đầu khoảng 50 tỷ, phần lớn từ Trung Quốc. Đây là một tổ chức phát triển liên chính phủ tại châu Á, có trụ sở tại Bắc Kinh và dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối năm 2015.
Các nước tham gia tổ chức này bao gồm: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thailand, Uzbekistan và Việt Nam.
Thông tin báo chí Trung Quốc đưa về sự kiện này ngắn gọn và khá mờ nhạt, trái ngược với quy mô và kỳ vọng biến AIIB trở thành một tổ chức tài chính ngân hàng cạnh tranh trực tiếp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nơi mà Mỹ và Nhật vẫn đang thống trị.
Trước đó, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố về sự thành lập của ngân hàng này bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng tới. Tuy nhiên, sự rút lui vào phút chót của Hàn Quốc, Úc và Indonesia có lẽ đã khiến Trung Quốc thay đổi thời điểm cũng như cách thức công bố.
Trung Quốc nhắm đến cả một số nước châu Âu và đã âm thầm vận động các nước này cũng như trong khắp khu vực châu Á
Theo Thediplomat, sự thiếu vắng của hầu hết các nước lớn trong khu vực, nhất Hàn Quốc, Úc và Indonesia là một thất bại mất mặt của Trung Quốc. Nó cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực không hề nhỏ. Báo chí Bắc Kinh cũng như phương Tây từ trước đó cũng đã nói về sự vận động hành lang của Mỹ trong việc ngăn chặn các nước khác tham gia vào AIIB.
Trong kế hoạch ban đầu đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc còn nhắm đến cả một số nước châu Âu và đã âm thầm vận động các nước này cũng như trong khắp khu vực châu Á. Tuy nhiên, trong thời điểm khởi đầu này, chưa có một nước EU nào tham gia. Nước lớn duy nhất tham gia vào AIIB là Ấn Độ. Đây có thể sẽ là cổ đông lớn thứ 2 tại đây, sau Trung Quốc.
Theo tờ Yonhap, thứ Ba vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Kyung-hwan đã gặp Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei tại Bắc Kinh. AIIB đứng đầu trong chương trình nghị sự của 2 bên. Tuy nhiên, Seoul quan ngại về cơ cấu quản trị và sự đảm bảo đồng tiền đầu tư của AIIB.
Úc, trong khi đó, cũng đã bày tỏ quan ngại giống hệt Hàn Quốc cho dù chỉ trong tuần trước tờ báo The Australian cho biết: "Úc sắp cùng chính phủ Trung Quốc lập ngân hàng hạ tầng 50 tỷ USD". Còn Indonesia từ chối tham gia ở giai đoạn đầu với lý do rằng chính phủ mới thành lập nên chưa có thời gian để xem xét đề nghị của Bắc Kinh.
Cho dù thiếu vắng Canberra và Seoul, AIIB vẫn đã được khởi động và theo kế hoạch sẽ đi vào hoạt động cuối năm tới. Đây là bước đi có lẽ không thể thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc đã công khai ý định muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, WB vẫn hoàn toàn dưới sự thống trị của Mỹ, còn ADB dưới bàn tay của Nhật Bản. Tại ADB, Nhật Bản và Mỹ hiện là hai cổ đông lớn nhất với quyền bỏ phiếu lên tới 26%, trong khi Trung Quốc chỉ có 5,47%.
Trung Quốc đã công khai ý định muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong các tổ chức tài chính quốc tế
Không chỉ muốn cạnh tranh với ADB và WB trong đầu tư, Trung Quốc thành lập AIIB còn để hỗ trợ cho chính sách thúc đẩy khu vực thương mại siêu tự do tại khu vực, phát triển hạ tầng giao thông liên khu vực và triển khai "con đường tơ lụa" nhằm đưa hàng hóa tới khắp các nước trong khu vực cũng như vươn tới châu Âu. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một đường sắt liên kết trực tiếp từ Bắc Kinh đến Baghdad.
Với những động thái gần đây, Trung Quốc dường như đang hiện thực hóa lời nói của Thu tương Ly Khăc Cương: Muôn chuyên tư "thâp niên vang" trong quan hê vơi ASEAN lên thanh "thâp niên kim cương".
Theo Vietnamnet
Trung Quốc tham vọng lập "con đường tơ lụa trên biển" qua Nam Á Tới thăm Maldives ngày 15/9 tại chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Nam Á, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định mong muốn "xây dựng con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21", mà Maldives là một phần của tuyến đường này. Ông Tập Cận Bình (trái) và tổng thống Maldives Abdulla Yameen Ông Tập khẳng...