Sri Lanka: Tân Tổng thống nhậm chức giữa khủng hoảng kinh tế, chính trị tồi tệ chưa từng có

Theo dõi VGT trên

Ngày 21/7, ông Ranil Wickremesinghe đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Sri Lanka tại Quốc hội nước này, một ngày sau khi giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu trước đó 1 ngày

Sri Lanka: Tân Tổng thống nhậm chức giữa khủng hoảng kinh tế, chính trị tồi tệ chưa từng có - Hình 1
Ông Ranil Wickremesinghe lúc đương nhiệm chức Thủ tướng Sri Lanka, phát biểu tại một hội nghị ở Colombo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Văn phòng Tổng thống thông báo ông Wickremesinghe đã tuyên thệ nhậm chức trước Chánh án Jayantha Jayasuriya. Theo các nguồn tin chính thức, chính trị gia 73 tuổi này dự kiến sẽ sớm thành lập nội các với tối đa 30 bộ trưởng để lèo lái đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay.

Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống tại Quốc hội Sri Lanka ngày 20/7, ông Wickremesinghe giành được 134 phiếu bầu từ Quốc hội gồm 225 thành viên, bỏ xa 2 đối thủ là nghị sĩ Dullas Alahapperuma thuộc đảng cầm quyền Podujana Peramuna (SLPP) được 82 phiếu bầu và lãnh đạo đảng Quyền lực nhân dân quốc gia (NPP) Anura Kumara Dissanayake chỉ được 3 phiếu bầu.

Ông Wickremesinghe từng 6 lần đảm nhiệm chức Thủ tướng Sri Lanka. Ông trở thành quyền Tổng thống theo quy định của Hiến pháp Sri Lanka sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa rời khỏi đất nước và thông báo từ chức. Trên cương vị Tổng thống Sri Lanka, ông Wickremesinghe đối mặt với nhiệm vụ đưa quốc đảo Nam Á này thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948. Tân Tổng thống sẽ đảm nhận chức vụ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ vốn của ông Rajapaksa, đến tháng 11/2024.

Video đang HOT

Dông bão chưa qua ở Sri Lanka

Việc nhà lãnh đạo Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa phải từ chức tổng thống và rời khỏi đất nước được coi là kết quả khó tránh khi hòn đảo 22 triệu dân này phải chứng kiến cuộc khủng hoảng kép chính trị, kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi Sri Lanka giành độc lập năm 1948.

Dông bão chưa qua ở Sri Lanka - Hình 1
Ông Ranil Wickremesinghe khi đương nhiệm chức Thủ tướng Sri Lanka, trong cuộc họp báo tại Colombo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Sau hơn một tháng nhậm chức, hôm 23/6, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe phải thừa nhận nền kinh tế của quốc đảo ở Nam Á này đã sụp đổ khi không còn ngân sách để chi trả cho lương thực và nhiên liệu. Đến ngày 5/7, ông tuyên bố Sri Lanka đã chính thức vỡ nợ và đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về một gói cứu trợ, nhưng tình hình không mấy thuận lợi. Sri Lanka phải đàm phán với tư cách một nước phá sản, không phải một nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cung thiết yếu và làm gián đoạn sinh kế của người dân, kéo theo làn sóng biểu tình, đình công lan rộng.

Theo các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ các yếu tố trong nước, bao gồm hệ thống quản lý yếu kém và nạn tham nhũng kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, nền kinh tế chủ yếu dựa vào "ngành công nghiệp không khói" (chiếm 59,2% tổng sản phẩm quốc nội - GDP - bao gồm du lịch, khai thác cảng biển) thực sự "lao đao" khi phải hứng chịu hàng loạt vụ khủng bố dịp lễ Phục sinh năm 2019, tiếp theo là đại dịch COVID-19, khiến dự trữ ngoại hối của quốc gia giảm tới 70% và chính phủ phải tiếp tục dựa vào các khoản vay ngoại tệ để chi tiêu. Đi kèm với đó là những vấn đề toàn cầu khiến giá cả nhiều mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh và lạm phát vọt lên mức cao kỷ lục.

Giới phân tích cho rằng, lẽ ra trong bối cảnh này, Chính phủ Sri Lanka cần tăng nguồn thu khi nợ nước ngoài tăng vọt thì Tổng thống Rajapaksa lại thông qua các đợt cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử, khiến ngân sách thất thu 30%. Các chủ nợ đã hạ bậc tín nhiệm của Sri Lanka, ngăn nước này vay thêm tiền khi nguồn dự trữ ngoại hối sụt giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc Sri Lanka mất quyền tiếp cận với các thị trường nước ngoài.

Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng vỡ nợ của Sri Lanka là chính sách phát triển nông nghiệp chưa phù hợp. Tháng 4/2021, Tổng thống Rajapaksa bất ngờ cấm nhập khẩu phân bón hóa học và thuốc trừ sâu để thúc đẩy canh tác hữu cơ. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột mà không có sự chuẩn bị cũng khiến nông dân hoang mang, vụ mùa thất bát, đẩy giá lương thực lên cao. Mặc dù chính sách này đã được hủy bỏ vào tháng 11/2021, song hậu quả là tình trạng suy giảm sản lượng nông nghiệp chưa từng thấy, biến Sri Lanka từ một nước tự cung tự cấp gạo thành nước nhập khẩu gạo với kim ngạch hơn 600 triệu USD.

Việc hạn chế nhập khẩu để tiết kiệm ngoại hối vô hình trung lại dẫn tới tình trạng khan hiếm nhiều mặt hàng, kể cả hàng thiết yếu. Trong khi đó, các vấn đề toàn cầu đã đẩy giá lương thực và dầu mỏ lên cao hơn, khiến chi phí nhập khẩu cũng theo đó mà tăng.

Trong khi chính sách kinh tế từ nhiều năm qua được cho là sai lầm thì các biện pháp ứng phó của chính phủ với khủng hoảng lại chậm chạp và kém hiệu quả. Điều này càng khiến Sri Lanka lún sâu vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sri Lanka đã mất khả năng chi trả món nợ 51 tỷ USD từ tháng 4/2022, khi tuyên bố dừng trả khoản nợ nước ngoài 7 tỷ USD đáo hạn trong năm nay, trong số 25 tỷ USD đáo hạn tới năm 2026. Điều này có nghĩa Sri Lanka đã được xếp vào diện vỡ nợ. Bên cạnh đó, nước này đã rơi vào cảnh cạn kiệt dự trữ ngoại hối. Hồi tháng 5, Bộ trưởng Tài chính Ali Sabry thông báo nước này chỉ còn khoảng 25 triệu USD dự trữ ngoại hối.

Dông bão chưa qua ở Sri Lanka - Hình 2
Người biểu tình tập trung bên ngoài Phủ Tổng thống ở Colombo, Sri Lanka ngày 10/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Kinh tế suy thoái dẫn đến bất ổn chính trị kéo dài nhiều năm đã thách thức khả năng chịu đựng của người dân Sri Lanka. Khó khăn kinh tế ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống hằng ngày của người dân. Thực tế, Sri Lanka không còn đủ ngoại tệ để nhập khẩu nhiên liệu, lương thực, thuốc men, các mặt hàng thiết yếu. Điều này đã đẩy giá các mặt hàng thiết yếu tăng phi mã và khiến người dân rơi vào tình cảnh thiếu thốn. Người dân phải xếp hàng dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày để mua nhiên liệu. Đồng tiền mất giá tới 80%, khan hiếm hàng hóa trầm trọng đẩy lạm phát lên cao tới 54,6% vào tháng 6 vừa qua, chất thêm gánh nặng lên vai người dân.

Là đất nước nhiệt đới chưa từng thiếu lương thực, nhưng gần đây người dân Sri Lanka đã phải chịu cảnh thiếu ăn. Chương trình Lương thực Liên hợp quốc (WFP) mới đây cho biết, 86% số gia đình ở Sri Lanka đang "sử dụng ít nhất một cơ chế đối phó, bao gồm ăn ít hơn, ăn ít thức ăn bổ dưỡng hơn và thậm chí bỏ bữa hoàn toàn". Khoảng 3 triệu người đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Ông Jens Laerke, phát ngôn viên Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA), khẳng định rằng nhiều người dân ở Sri Lanka hiện "không có đủ lương thực". Ông cảnh báo: "Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, bảo vệ và giáo dục cho trẻ em đang bị đe dọa". Ông Christian Skoog, đại diện của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại Sri Lanka, cũng cảnh báo rằng tình hình đang rất nghiêm trọng, khi có tới 17% trẻ em dưới 5 tuổi ở nước này bị suy dinh dưỡng và thấp còi do khủng hoảng.

Hiệp hội Y học Sri Lanka thông báo tất cả bệnh viện ở nước này gần như không còn thuốc, không thể tiếp cận nguồn thiết bị y tế nhập khẩu. Hiệp hội cảnh báo tình trạng này có thể khiến nhiều người dân thiệt mạng hơn so với thời kỳ dịch COVID-19.

Hệ quả là Tổng thống Rajapaksa và anh trai là cựu Thủ tướng Mahinda Rajapaksa, hai đại diện cho gia tộc Rajapaksa đầy quyền lực tại Sri Lanka, đã lần lượt phải rời bỏ quyền lực. Ngày 15/7, Thủ tướng Wickremesinghe đã tuyên thệ nhậm chức quyền tổng thống thay ông Rajapaksa, cho tới khi quốc hội nước này tiến hành bầu tổng thống mới vào tuần tới.

Cho tới nay, các đảng phái ở Sri Lanka vẫn có kế hoạch tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 20/7 tới. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định thời gian quá gấp rút như vậy khiến việc tìm ra một nhân vật đủ năng lực trở nên khó khăn, trong khi các phe phái ở Sri Lanka đang bị chia rẽ gay gắt. Điều này được cho có thể đe dọa tới sự ổn định của Sri Lanka.

Nhà lãnh đạo mới cũng sẽ phải giải quyết những vấn đề vô cùng cấp bách hiện tại của đất nước. Đó là tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kép, hàn gắn những chia rẽ chính trị sâu sắc, tái cơ cấu các khoản nợ để nhận được các khoản cứu trợ mới của cộng đồng quốc tế. Với tình hình hiện tại, Sri Lanka chắc chắn sẽ phải chấp nhận những điều kiện rất ngặt nghèo để có được các khoản vay mới từ IMF hoặc từ các quốc gia khác. Đặc biệt, tầng lớp chính trị gia và lãnh đạo Sri Lanka cần phải cải thiện được niềm tin của người dân.

Chuyên gia Bhavani Fonseka, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm về các sự lựa chọn chính sách có trụ sở tại Colombo, nhận định: "Sri Lanka đang bước vào một thời kỳ bất định, chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến mức độ biến động như vậy". Thực tế thì dù ai lên nắm quyền trong thời gian tới, đất nước Sri Lanka vẫn sẽ phải đương đầu với những tháng khó khăn phía trước.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?
16:13:27 31/01/2025
Chính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượngChính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượng
15:15:33 31/01/2025
Đối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hạiĐối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hại
08:56:39 31/01/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025

Tin đang nóng

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?
06:53:48 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vongÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong
06:55:36 02/02/2025
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gáiSao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái
07:52:52 02/02/2025
6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may
06:00:17 02/02/2025
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ
03:00:38 02/02/2025
Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?
07:42:19 02/02/2025
Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốcTài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc
07:00:24 02/02/2025

Tin mới nhất

Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

07:18:36 02/02/2025
Từ những ngày cuối năm đến hết tháng Chạp là khoảng thời gian đền chùa tại Hong Kong rực rỡ nhất với nhiều hoạt động lễ hội và trang trí lung linh. Vào các dịp lễ lớn, lượng khách thập phương đổ về rất đông.
Ông Trump tham vọng phác thảo lại trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu?

Ông Trump tham vọng phác thảo lại trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu?

07:16:15 02/02/2025
Giới quan sát nhận định, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang có các động thái nhằm định hình lại trật tự thế giới mà phương Tây dẫn đầu trong hàng chục năm qua.
Ukraine phá hủy trung tâm chỉ huy ở Kursk, tấn công dồn dập lãnh thổ Nga

Ukraine phá hủy trung tâm chỉ huy ở Kursk, tấn công dồn dập lãnh thổ Nga

07:02:36 02/02/2025
Bộ Tổng tham mưu Ukraine mô tả hoạt động này là một phần của chiến lược đang diễn ra nhằm loại bỏ các trung tâm chỉ huy của đối phương, phá vỡ khả năng phối hợp hiệu quả các hoạt động chiến đấu và hậu cần của các trung tâm này .
Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện diễn biến thay đổi bản chất các mối đe dọa trên chiến trường

Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện diễn biến thay đổi bản chất các mối đe dọa trên chiến trường

06:55:48 02/02/2025
Các cuộc tấn công liên tiếp này cho thấy Ukraine đang ngày càng có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của Liên bang Nga, có thể làm suy yếu hoạt động hậu cần và vị thế phòng thủ của nước này.
Mỹ điều tra khả năng DeepSeek sử dụng chip AI thuộc diện cấm

Mỹ điều tra khả năng DeepSeek sử dụng chip AI thuộc diện cấm

06:51:30 02/02/2025
Trong tuyên bố mới nhất cùng ngày, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đã bác bỏ thông tin liên quan đến việc DeepSeek mua chip của "ông lớn" Nvidia tại Mỹ (bị cấm xuất đến Trung Quốc) thông qua các trung gian tại Singapore.
Israel đã thả 183 tù nhân Palestine

Israel đã thả 183 tù nhân Palestine

06:44:17 02/02/2025
Cùng ngày, theo thông cáo báo chí từ Ủy ban phụ trách các vấn đề tù nhân của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), trong số 183 tù nhân được thả, 7 người sẽ bị trục xuất, nhưng không nêu rõ quốc gia nào sẽ tiếp nhận họ.
Triều Tiên vượt Thụy Sĩ về xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Trung Quốc

Triều Tiên vượt Thụy Sĩ về xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Trung Quốc

06:41:36 02/02/2025
Việc xuất khẩu đồng hồ đeo tay của Triều Tiên sang Trung Quốc đã tạm dừng trong đại dịch COVID-19. Nhưng lượng xuất khẩu đã tăng gấp 4 lần vào năm 2024 sau khi đạt 4,05 triệu USD vào năm 2023.
Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổi 81

Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổi 81

05:12:43 02/02/2025
Trong thư chia buồn gửi tới gia đình nhà lãnh đạo quá cố, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh sự ra đi của cựu Tổng thống Horst Koehler là mất mát lớn bởi ông là người đã làm nên nhiều điều tuyệt vời cho nước Đức và cho thế giớ...
Thêm 3 người Israel được thả trong đợt trao đổi con tin mới nhất tại Gaza

Thêm 3 người Israel được thả trong đợt trao đổi con tin mới nhất tại Gaza

04:58:05 02/02/2025
Dự kiến vào ngày 4/2 tới, các bên liên quan sẽ đàm phán về thỏa thuận thả những trường hợp còn lại đang bị giam giữ, cũng như đàm phán về việc binh lính Israel rút khỏi Gaza trong giai đoạn 2 của thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin...
Hàn Quốc: 2 tàu đánh cá mắc cạn ngoài khơi đảo Jeju

Hàn Quốc: 2 tàu đánh cá mắc cạn ngoài khơi đảo Jeju

04:11:37 02/02/2025
Tham gia tìm kiếm cứu nạn ngay sau khi nhận tin báo có 9 tàu tuần tra cùng 1 tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc, 6 tàu dân sự và khoảng 100 nhân viên cứu hộ. Tuy nhiên, hoạt động này gặp nhiều khó khăn do tiết xấu và sóng lớn.
Canh bạc lớn

Canh bạc lớn

04:09:57 02/02/2025
Liệu những cải cách này có giúp Bỉ hướng tới một mô hình kinh tế bền vững hơn, hay chỉ là một sự đánh đổi mang tính chính trị để duy trì liên minh cầm quyền? Câu trả lời sẽ chỉ rõ ràng khi các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống.
Quan ngại về bầu trời đông đúc tại thủ đô Mỹ sau vụ hai máy bay va chạm

Quan ngại về bầu trời đông đúc tại thủ đô Mỹ sau vụ hai máy bay va chạm

04:05:26 02/02/2025
Quân đội Mỹ cung cấp thông tin nhỏ giọt về hoạt động huấn luyện trực thăng gần thủ đô và không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận từ báo giới.

Có thể bạn quan tâm

Thảm kịch mùng 2 Tết: Em trai xuống tay với mẹ và anh ruột vì mâu thuẫn tiền đất

Thảm kịch mùng 2 Tết: Em trai xuống tay với mẹ và anh ruột vì mâu thuẫn tiền đất

Netizen

08:36:16 02/02/2025
Ngày 30/1, UBND TX Quảng Yên, Quảng Ninh cho biết đã nhận được báo cáo của Công an TX Quảng Yên về vụ trọng án xảy ra tại xã Sông Khoai.
Primark ra mắt thời trang dành cho người khuyết tật

Primark ra mắt thời trang dành cho người khuyết tật

Thời trang

08:23:07 02/02/2025
Chuỗi cửa hàng thời trang giá rẻ Primark hôm 29/1 đã ra mắt một dòng sản phẩm quần áo được thiết kế đặc biệt dành cho người khuyết tật.
'Kỳ quan thị giác' nghìn năm tuổi ở Ấn Độ

'Kỳ quan thị giác' nghìn năm tuổi ở Ấn Độ

Du lịch

08:22:16 02/02/2025
Giếng bậc thang hơn 1.000 năm tuổi Chand Baori ở Ấn Độ được xem là kỳ quan thị giác bởi thiết kế kỳ ảo và hùng vĩ. Chand Baori, một giếng bậc thang tuyệt đẹp nằm ở làng Abhaneri, Rajasthan
'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

Hậu trường phim

08:01:04 02/02/2025
Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành là một nỗi thất vọng lớn khi mang đến một kịch bản yếu, diễn xuất kém thuyết phục, tràn ngập những tình tiết gượng ép...
BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

Nhạc việt

07:45:26 02/02/2025
Viberate, trang web chuyên phân tích và đánh giá dữ liệu các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, đã công bố BXH nghệ sĩ Vpop hot nhất.
Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Sao châu á

07:37:24 02/02/2025
Jennie chia sẻ rằng cô đồng cảm với bài hát Love Hangover: Tôi biết mình sẽ bị tổn thương, tôi biết mình sẽ gặp khó khăn nhưng tôi vẫn lại yêu say đắm
Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Sao âu mỹ

07:33:43 02/02/2025
Khoảnh khắc bố con David Beckham và Harper Seven không thể hôn nhau như trước đây đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội.
Cặp song sinh nhà Phương Oanh - shark Bình gây cười với loạt biểu cảm cực tinh nghịch

Cặp song sinh nhà Phương Oanh - shark Bình gây cười với loạt biểu cảm cực tinh nghịch

Sao việt

07:30:50 02/02/2025
Mùng 4 Tết, Phương Oanh tiếp tục xả ảnh của cặp sinh đôi Jimmy và Jenny, ngay lập tức nhận bão like từ cộng đồng mạng.
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Phong cách sao

07:27:16 02/02/2025
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành, Tăng Thành Hà, Tiểu Vy, Lý Hải - Minh Hà, Hồ Ngọc Hà, Phương Oanh diện áo dài, chụp ảnh cùng gia đình nhân dịp Tết Ất Tỵ.
Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Mọt game

07:03:46 02/02/2025
Chức vô địch CKTG gần nhất của T1 hóa ra lại là điều tốt đối với sự phát triển của LPL. Phía LPL cảm ơn T1 vì đã vô địch CKTG 2024
Messi: Kỷ lục và con số điên rồ với Inter Miami năm 2024

Messi: Kỷ lục và con số điên rồ với Inter Miami năm 2024

Sao thể thao

07:01:20 02/02/2025
Nhìn lại thành tựu của Messi trong năm 2024 trước khi siêu sao Argentina và Inter Miami sẽ bước vào mùa giải 2025 với nhiều giải đấu quan trọng.