Sri Lanka “nhượng” cảng chiến lược cho Trung Quốc trong 99 năm
Chính phủ Sri Lanka ngày 29/7 đã ký thỏa thuận trị giá 1,12 tỷ USD cho phép một tập đoàn nhà nước Trung Quốc khai thác cảng nước sâu Hambantota trong vòng 99 năm, bất chấp sự phản đối của các đảng đối lập vì lo ngại vấn đề an ninh.
Cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka (Ảnh: AFP)
Theo Reuters, Cơ quan Quản lý cảng Sri Lanka (SLPA) đã ký thỏa thuận với tập đoàn nhà nước China Merchants Port Holdings của Trung Quốc tại Colombo, Sri Lanka hôm 29/7, trong đó Sri Lanka đồng ý bán 70% cổ phần cảng nước sâu Hambantota, vốn năm ơ vi tri chiên lươc nhin ra Ân Đô Dương, cho Trung Quốc.
Theo thỏa thuận giữa hai nước, Trung Quốc sẽ phối hợp với SLPA điều hành cảng Hambantota của Sri Lanka trong vòng 99 năm. Số tiền 1,12 tỷ USD từ thỏa thuận trên sẽ được Sri Lanka sử dụng để thanh toán khoản nợ 6 tỷ USD từng vay của Trung Quốc.
“Chúng tôi cảm ơn Trung Quốc vì đã bố trí nhà đầu tư để giúp chúng tôi thoát nợ”, Bộ trưởng Cảng Sri Lanka Mahinda Samaraasinghe phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận.
Video đang HOT
Ông Mahinda cho biết tập đoàn Trung Quốc sẽ đầu tư thêm 600 triệu USD để phát triển cảng Hambantota trong khi số tiền 1,12 tỷ USD từ thỏa thuận sẽ được dùng để trả nợ Bắc Kinh.
Ông Hu Jianhua, phó giám đốc điều hành của China Merchants Port Holdings, cho biết các cơ sở và trang thiết bị tại cảng Hambantota vẫn thuộc quyền sở hữu của Sri Lanka. Chinh phu Sir Lanka cũng nói rằng phía Trung Quôc chi điêu hanh cac hoat đông thương mai cua cang Hambantota trong khi Sri Lanka vân nắm quyền kiêm soat an ninh.
Theo ông Hu, cảng này sẽ là một phần quan trọng trong sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của chính phủ Trung Quốc nhằm xây dựng các tuyến vận tải và thương mại kết nối toàn bộ châu Phi và khu vực lân cận. Bắc Kinh đã rót hàng triệu USD vào các chương trình cơ sở hạ tầng tại Sri Lanka từ năm 2009 sau khi cuộc nội chiến kéo dài 26 năm tại nước này kết thúc.
Nằm gần tuyến đường vận tải hàng hải chính từ châu Á sang châu Âu, cảng Hambantota liên tục hoạt động kém hiệu quả trong những năm gần đây với số tiền thua lỗ lên tới 300 triệu USD.
Cùng ngày Trung Quốc và Sri Lanka ký thỏa thuận về việc khai thác cảng Hambantota, nhiều người dân đã xuống đường biểu tình phản đối thỏa thuận này ở thủ đô Colombo. Trước đó, các đảng đối lập cũng đã lên tiếng phản đối vì cho rằng thỏa thuận này có thể ảnh hưởng tới an ninh của Sri Lanka
Nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng cảng Hambantota, cảng lớn nước sâu duy nhất ở Colombo với khả năng đón được những tàu chở hàng lớn nhất thế giới, để làm căn cứ quân sự. Ngoài ra, Mỹ và Ấn Độ cũng bày tỏ lo ngại về thỏa thuận giữa Sri Lanka và Trung Quốc về cảng Hambantota.
Thành Đạt
Theo Dantri
Sri Lanka từ chối cho tàu ngầm Trung Quốc cập cảng
Sri Lanka vừa từ chối đề nghị cho tàu ngầm Trung Quốc cập cảng thủ đô Colombo vào tháng này.
Một tàu ngầm của Trung Quốc. Ảnh: AsiaTimes
Lời đề nghị của Trung Quốc bị khước từ và Sri Lanka "nhiều khả năng" sẽ không đồng ý cho tàu ngầm nước này cập cảng bất cứ lúc nào, do mối quan ngại của Ấn Độ, Reuters dẫn lời một quan chức chính phủ cấp cao Sri Lanka giấu tên hôm 11/5 nói.
Quan chức thứ hai thuộc Bộ Quốc phòng Sri Lanka cũng xác nhận thông tin nhưng cho biết quyết định tiếp tục cho cập cảng đã bị hoãn. "Nó có thể diễn ra sau", quan chức nói, thêm rằng Trung Quốc xin cấp phép cập cảng vào khoảng ngày 16/5 "một thời gian trước".
Một nguồn tin gần gũi đại sứ quán Trung Quốc tại Colombo xác nhận nước này xin phép để tàu ngầm thăm cảng nhưng vẫn chờ phản hồi.
Lần cuối Sri Lanka cho phép tàu ngầm Trung Quốc cập cảng thủ đô Colombo là vào tháng 10/2014, động thái gây phản ứng mạnh mẽ từ nước láng giềng Ấn Độ ở phía bắc. Ấn Độ lo ngại Trung Quốc gia tăng hoạt động ở một quốc gia New Delhi từ lâu coi là nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 11/5 cũng đã tới Sri Lanka trong chuyến thăm chính thức dài hai ngày.
Trọng Giáp
Theo VNE
Bên trong lò đào xuất vệ sĩ hàng đầu tại Trung Quốc Nhu cầu ngày càng tăng từ các khách hàng có liên quan tới dự án Con đường Tơ lụa của chính phủ Trung Quốc đã khiến quy trình tuyển dụng và đào tạo của các công ty vệ sĩ ngày càng tăng về số lượng và bài bản về chất lượng. Vệ sĩ thuộc công ty Zhongzhou. (Ảnh: SCMP) Tuyển dụng và đào...