Sri Lanka muốn thu hồi cảng Trung Quốc thuê: Quá muộn
Trung Quôc nhiêu lân khăng đinh viêc xây dưng va thuê cang Hambantota la binh đăng va co tham vân, vì vậy kho huy bo thoa thuân thuê cang 99 năm.
Trong cuôc phong vân gân đây vơi truyên thông Sri Lanka, Tổng thống Sri Lanka Gototti Rajapaksa đa bay to lo ngai vê nhưng gi đa xay ra trong viêc cho phep Trung Quôc thuê cang Hambantota.
Tổng thống Sri Lanka Gototti Rajapaksa
“Tôi nghi la chung không kha thi. Hay nhơ răng, Đang cua chung tôi đa tưng phan đôi dư an nay. Đây la môt cang chiên lươc… chung phải nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ. Chúng ta không nên chỉ nghĩ về hiện tại, chúng ta cũng phải nghĩ về thế hệ tương lai.
Thê hê sau se nguyên rua chung ta nêu chung ta giao tai san quan trong cua minh cho nươc ngoai. Đo la vi sao chung tôi muôn thao luân đê đưa ra môt giai phap tôt” – ông Rajapaksa binh luân.
Trươc đo, truyên thông Sri Lanka râm rô dân lơi ông Ajith Nivard Cabraal, cựu Thống đốc Ngân hàng nhà nước Sri Lanka, cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa mơi đây cho biêt, Chinh phủ mới đang muốn thu hồi thỏa thuận cho Trung Quốc thuê cảng biển Hambantota 99 năm, do lo ngại lợi ích quốc gia.
“Chúng tôi muốn họ trả lại cảng Hambantota. Tình huống lý tưởng nhất là quay lại hiện trạng ban đầu. Chúng tôi sẽ trả lại khoản vay đúng hạn theo cam kết ban đầu mà không để xảy ra bất kỳ xáo trộn nào” – ông Cabraal cho biêt.
Cựu Thủ tướng Ranil Wickremeinghe hồi năm 2017 từng thay đổi các điều khoản và nói rằng, sẽ rất khó trả các khoản vay đã nhận để xây dựng dự án. Ông đồng ý cho Công ty xây dựng cảng China Merchants Port Holdings của Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm để đổi lấy 1,1 tỷ USD. Điều đó giúp giảm bớt một phần gánh nặng nợ Trung Quốc trong việc xây dựng cảng – ông Wickremeinghe cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2018.
Video đang HOT
Cảng Hambantota được xem là dự án điển hình trong cuộc tranh cãi liên quan tới sáng kiến “Vành đai và Con đường”, kéo dài từ Kenya đến Myanmar, của Trung Quốc.
Dự án đồng thời gây ra lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng cảng biển vào mục đích quân sự. Có nhiêu cáo buộc cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang “dụ” các nước nghèo vào “bẫy nợ”.
Chưa ro Tông thông Sri Lanka se đam phan vơi phia Trung Quôc thê nao vê viêc thoa thuân lai viêc nơ va cho thuê cang Hambantota nhưng điêu nay dương như rât kho khăn.
Cho đên nay, Trung Quôc liên tuc bac bo cac cao buôc đôi vơi cac dư an cua nươc nay năm trong chuôi dư an “Vanh đai- Con đương” răng đây la “bây nơ” va mang y đô quân sư.
Trung Quôc không thây co vân đê vơi Hambantota, sao phai nhương bươc vi chinh quyên mơi ơ Sri Lanka?
Trung Quốc cho rằng cảng Hambantota nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Á sang Âu, hai bên sẽ cùng có lợi và đóng góp vào nền kinh tế Sri Lanka.
“Hợp tác Trung Quốc – Sri Lanka, bao gồm dự án cảng Hambantota, được xây dựng dựa trên bình đẳng và tham vấn”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong một thông báo gửi báo chí. “Trung Quốc mong muốn hợp tác với Sri Lanka để biến Hambantota thành một trung tâm vận chuyển mới ở Ấn Độ Dương và phát triển nền kinh tế địa phương” – Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.
Chuyên gia Smruti Pattanaik, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu phòng vệ và phân tích ở New Delhi – Ấn Độ, đánh giá rât kho đê Trung Quôc huy bo thoa thuân thuê cang Hambantota.
“Đây là thỏa thuận có liên quan vấn đề chủ quyền và không có khả năng nó bị hủy bỏ hoặc thay thế theo một cách đáng kể nào. Trung Quốc có thể xem xét lại một số điều khoản nếu điều đó quan trọng đối với chính quyền ông Rajapaksa” – vi chuyên gia nhân đinh.
Hai Lâm
Theo baodatviet.vn
Lý do chính quyền Sri Lanka muốn dừng hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm
Chính quyền mới của do Tổng thống Gotabaya Rajapaksa lãnh đạo muốn dừng hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm, từng được chính quyền tiền nhiệm thông qua trước đó, vì lý do lợi ích quốc gia.
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa. Ảnh: AP
Trong nhiệm kỳ lãnh đạo Sri Lanka, cựu Thủ tướng Ranil Wickremesinghe từng đồng ý cho Công ty cổ phần cảng Trung Quốc (China Merchants Port Holdings Co) thuê cảng Hambantota ở phía nam trong thời hạn 99 năm để đổi lấy khoản tiền 1,1 tỷ USD.
Trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2018, ông Wickremesinghe cho biết khoản tiền này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần cho Sri Lanka, sau khi nước này vay tiền của Trung Quốc để xây dựng cảng.
Tuy nhiên, mới đây, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương và là cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Mahinda Rajapaksa, trong cuộc phỏng vấn tại nhà riêng ở ngoại ô thủ đô Colombo cho biết: "Chúng tôi muốn họ ngừng thuê cảng. Sẽ thật hay nếu mọi thứ quay trở lại ban đầu. Chúng tôi sẽ hoàn trả khoản vay đúng hạn theo cách chúng tôi đã đồng ý ban đầu mà không có bất kỳ sự xáo trộn nào" .
Nỗ lực lấy lại cảng biển chiến lược sẽ giúp chính phủ mới ở Sri Lanka, được điều hành bởi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và anh trai ông Mahinda Rajapaksa - người vừa tiếp tục được bổ nhiệm làm thủ tướng sau 2 nhiệm kỳ, thể hiện quyết tâm của họ trong việc thay đổi thỏa thuận được xem là gây tổn hại an ninh quốc gia. Đây là nền tảng chính trong chiến dịch tranh cử của ông Gotabaya Rajapaksa, người mới nhậm chức tổng thống hồi giữa tháng 11.
Tuy nhiên, bà Smruti Pattanaik, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu phòng vệ và phân tích ở New Delhi - Ấn Độ, đánh giá: "Đây là thỏa thuận có liên quan vấn đề chủ quyền và không có khả năng nó bị hủy bỏ hoặc thay thế theo một cách đáng kể nào. Trung Quốc có thể xem xét lại một số điều khoản nếu điều đó quan trọng đối với chính quyền ông Rajapaksa".
Phản ứng trước động thái của chính quyền Sri Lanka, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Sự hợp tác giữa Trung Quốc - Sri Lanka, bao gồm dự án cảng Hambantota, được thực hiện trên cơ sở bình đẳng và tham vấn. Trung Quốc mong muốn hợp tác với Sri Lanka để giúp Hambantota trở thành một trung tâm vận chuyển mới ở Ấn Độ Dương và phát triển nền kinh tế địa phương".
Cảng Hambantota tại Sri Lanka. Ảnh: Bloomberg
Cảng Hambantota là biểu tượng cho những tranh cãi từ châu Á đến châu Phi về chương trình "Vành đai và Con đường" đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Với vị trí địa chiến lược ở phía nam Sri Lanka trông ra Ấn Độ Dương, nằm trên tuyến vận tải đường biển chính giữa châu Á và châu Âu, việc thuê càng cảng Hambantota trong thời gian 99 năm của Trung Quốc đã gây lo lắng cho Ấn Độ cũng như các nước khác. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ những quan ngại về ý đồ quân sự trong việc đầu tư vào cảng Hambantota, nói việc này mới lợi cho cả hai bên và giúp thúc đẩy nền kinh tế Sri Lanka.
Mộc Miên (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Sri Lanka muốn lấy lại cảng chiến lược đã cho Trung Quốc thuê 99 năm Cảng Hambantota là biểu tượng cho những tranh cãi từ châu Á đến châu Phi về chương trình Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chính quyền mới ở Sri Lanka do Tổng thống Gotabaya Rajapaska đứng đầu muốn hủy hợp đồng để lấy lại cảng Hambantota mà chính quyền trước đây đã cho...