Sri Lanka không cho phép Trung Quốc hoạt động quân sự ở cảng cho thuê 99 năm
Sri Lanka khẳng định họ không cho phép Trung Quốc có hoạt động quân sự ở cảng chiến lược Hambantota, nơi Bắc Kinh và Colombo đã ký hợp đồng thuê 99 năm hồi năm ngoái.
Cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka (Ảnh: AFP)
Theo NHK, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onedera ngày 22/8, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Ruwan Wijewardene cho biết nước này sẽ không cho phép phía Trung Quốc hoạt động quân sự tại cảng chiến lược Hambatota.
Trước đó, văn phòng của Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cũng cho biết rằng Colombo đã thông báo với Trung Quốc rằng họ không thể dùng cảng Hambantota cho mục đích quân sự và trấn an dư luận rằng hải quân Sri Lanka sẽ là lực lượng đảm bảo an ninh cho cảng.
Theo Reuters, hồi tháng 7 năm ngoái, Cơ quan Quản lý cảng Sri Lanka (SLPA) đã ký thỏa thuận với tập đoàn nhà nước China Merchants Port Holdings của Trung Quốc tại Colombo, Sri Lanka, trong đó Sri Lanka đồng ý bán 70% cổ phần cảng nước sâu Hambantota, vốn năm ơ vi tri chiên lươc nhin ra Ân Đô Dương, cho Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo thỏa thuận giữa hai nước, Trung Quốc sẽ phối hợp với SLPA điều hành cảng Hambantota của Sri Lanka trong vòng 99 năm. Số tiền 1,12 tỷ USD từ thỏa thuận trên sẽ được Sri Lanka sử dụng để thanh toán khoản nợ 6 tỷ USD từng vay của Trung Quốc. Theo đó, công ty Trung Quốc sẽ đầu tư một khu công nghiệp xung quanh cảng chiến lược này.
Cảng này sẽ là một phần quan trọng trong sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của chính phủ Trung Quốc nhằm xây dựng các tuyến vận tải và thương mại kết nối toàn bộ châu Phi và khu vực lân cận. Bắc Kinh đã rót hàng triệu USD vào các chương trình cơ sở hạ tầng tại Sri Lanka từ năm 2009 sau khi cuộc nội chiến kéo dài 26 năm tại nước này kết thúc.
Thông báo của ông Wijewardene được đưa ra trong bối cảnh các nước trong khu vực bày tỏ sự lo ngại rằng Trung Quốc đang sử dụng “bẫy nợ” để gia tăng tầm ảnh hưởng tại các quốc gia thông qua các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Sau khi giành được “quyền lực mềm”, Trung Quốc có thể sẽ triển khai căn cứ quân sự tại các vị trí chiến lược trên khắp thế giới.
Ấn Độ là quốc gia có nhiều mối quan ngại nhất về hợp đồng thuê cảng 99 năm của Sri Lanka do Hambantota có vị trí quan trọng trên Ấn Độ Dương.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc, Mỹ viện trợ Sri Lanka 39 triệu USD
Mỹ ngày 13/8 thông báo sẽ viện trợ cho Sri Lanka 39 triệu USD để tăng cường an ninh hàng hải trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược của nước này tại hòn đảo ở Ấn Độ Dương.
Cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka (Ảnh: AFP)
AFP dẫn thông báo của Đại sứ quán Mỹ ở Colombo cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ viện trợ cho Sri Lanka 39 triệu USD dưới hình thức viện trợ quân sự nước ngoài.
"Chúng tôi mong chờ được trao đổi với chính quyền Sri Lanka về việc bằng cách nào để sự đóng góp này có thể hỗ trợ sáng kiến Vịnh Begal cũng như các ưu tiên về ứng phó với thiên tai và nhân quyền tại Sri Lanka", thông báo của Đại sứ quán Mỹ cho biết.
Khoản viện trợ của Mỹ được công bố trong khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng đang tăng cường đầu tư vào các dự án cảng cũng như các dự án xây dựng khác tại Sri Lanka. Sri Lanka đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường tham vọng của Trung Quốc. Tuần trước, ngân hàng trung ương Sri Lanka cho biết đã tiếp nhận khoản vay 1 tỷ USD từ Trung Quốc trong bối cảnh quốc đảo Ấn Độ Dương này đang phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh.
Khoản viện trợ dành cho Sri Lanka là một phần trong gói viện trợ trị giá 300 triệu USD mà Mỹ dự định dành cho khu vực Nam và Đông Nam Á để đảm bảo "một trật tự mở, tự do và dựa trên quy tắc tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Trung Quốc đã cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính, bao gồm các khoản vay, cho Sri Lanka bất chấp những lời cảnh báo về số nợ ngày càng tăng của quốc đảo này. Sri Lanka năm ngoái đã đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota chiến lược trong 99 năm để cấn trừ nợ. Là tuyến vận tải đông tây nhộn nhịp nhất thế giới, cảng Hambantota được cho là sẽ tạo nền tảng chiến lược để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại khu vực cạnh tranh với Ấn Độ.
Thành Đạt
Theo Dantri/ AFP
Sri Lanka "nhượng" cảng chiến lược cho Trung Quốc trong 99 năm Chính phủ Sri Lanka ngày 29/7 đã ký thỏa thuận trị giá 1,12 tỷ USD cho phép một tập đoàn nhà nước Trung Quốc khai thác cảng nước sâu Hambantota trong vòng 99 năm, bất chấp sự phản đối của các đảng đối lập vì lo ngại vấn đề an ninh. Cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka (Ảnh: AFP) Theo Reuters, Cơ...