Sri Lanka giải tán Quốc hội
Tổng thống Sri Lanka -Maithripala Sirisena hôm qua (9/11) đã ký thông báo giải tán Quốc hội nước này.
Thông báo có hiệu lực ngay trong đêm. Quyết định này đồng nghĩa với việc, bầu cử Quốc hội mới ở Sri Lanka sẽ được tổ chức trong tháng 1 hoặc tháng 2/2019.
Giới phân tích nhận định, động thái trên của Tổng thống Sri Lanka sẽ làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này.
Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena – Ảnh: AFP.
Khủng hoảng chính trị bùng phát tại Sri Lanka thời gian qua liên quan đến quyết định của Tổng thống Sirisena về việc bổ nhiệm cựu Tổng thống Mahinda Rajapakse làm Thủ tướng, thay thế ông Ranil Wickremesinghe.
Video đang HOT
Nhều cuộc biểu tình thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người xảy ra tại thủ đô Colombo của Sri Lanka nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Thủ tướng vừa bị cách chức Ranil Wickremesinghe.
Mỹ và Nhật Bản đã đóng băng hơn 1 tỷ USD viện trợ phát triển cho Sri Lanka. Liên minh châu Âu (EU) trước đó cảnh báo rằng khối này có thể rút lại nhượng bộ miễn thuế cho hàng xuất khẩu của Sri Lanka – một quyết định được cho có thể làm trầm trọng hơn nữa tình hình kinh tế khó khăn của quốc gia Nam Á./.
Hồng Nhung/VOV1 Theo Reuters
Khủng hoảng ở Sri Lanka đậm bóng Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Sri Lanka chuyển biến tồi tệ hôm 28-10 khi xảy ra nổ súng chết người trong lúc một bộ trưởng của nội các đã bị giải thể tìm cách vào lại văn phòng cũ.
Theo Reuters, những người ủng hộ Tổng thống Maithripala Sirisena cùng tân Thủ tướng Mahinda Rajapaksa tìm cách ngăn cản cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Arjuna Ranatunga đi vào văn phòng cũ tại Tập đoàn Dầu khí Ceylon. Một vệ sĩ của ông Ranatunga nổ súng vào đám đông làm 1 người thiệt mạng và 2 người bị thương.
Cuộc khủng hoảng nổ ra hôm 26-10 khi Tổng thống Sirisena đột ngột cách chức thủ tướng của ông Ranil Wickremesinghe và bổ nhiệm cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa - một nhân vật thân Trung Quốc - thay thế.
Ông Mahinda Rajapaksa trong lễ nhậm chức thủ tướng hôm 29-10. Ảnh: Reuters
Ông Sirisena giải thích sa thải thủ tướng do có bộ trưởng dính líu vào âm mưu ám sát tổng thống cũng như quản lý kinh tế yếu kém. Tuy nhiên, ông Wickremesinghe chỉ trích hành động này vi hiến và ông vẫn là thủ tướng. Đồng thời, chính khách 69 tuổi đề nghị quốc hội họp khẩn để chứng minh ông vẫn giữ thế đa số.
Theo hiến pháp Sri Lanka, tổng thống có thể chỉ định thủ tướng mới nếu người đương nhiệm mất quyền kiểm soát quốc hội. Tuy nhiên, ngay sau khi cách chức ông Wickremesinghe, Tổng thống Sirisena cũng tạm đình chỉ quốc hội cho đến ngày 16-11.
Bế tắc hiện nay ẩn chứa những vấn đề địa chính trị quan trọng ở quốc gia vốn nằm trong tầm ảnh hưởng của Ấn Độ nhưng lại đang bị đè nặng bởi núi nợ từ Trung Quốc do sự mở cửa ồ ạt với các khoản đầu tư hạ tầng từ nền kinh tế số 2 thế giới, đặc biệt dưới 10 năm cầm quyền của cựu Tổng thống Rajapaksa (2005-2015).
Những người ủng hộ Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena cùng tân Thủ tướng Mahinda Rajapaksa tranh cãi với lực lượng an ninh sau khi xảy ra nổ súng trước trụ sở Tập đoàn Dầu khí Ceylon ở thủ đô Colombo. Ảnh: REUTERS
Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) cùng Mỹ đồng loạt hối thúc Tổng thống Sirisena tuân thủ hiến pháp. Trong khi đó, Trung Quốc chúc mừng ông Rajapaksa nhậm chức thủ tướng, khiến những người ủng hộ ông Wickremesinghe cho rằng Bắc Kinh đứng sau nỗ lực thay đổi chính phủ Sri Lanka.
Ông Ranjan Ramanayake, nghị sĩ thuộc Đảng Dân tộc Thống nhất (UNP) của thủ tướng bị cách chức, nói một số nhà lập pháp đã bị mua chuộc với giá 4,5 triệu USD/người để chuyển sang ủng hộ tân thủ tướng, đồng thời cáo buộc Trung Quốc là bên chi tiền.
Đáp lại, một quan chức đại sứ quán Trung Quốc ở Colombo bác bỏ kèm theo lời khẳng định Bắc Kinh duy trì quan hệ tốt với tất cả đảng phái ở Sri Lanka, bao gồm UNP.
Thu Hằng
Theo Danviet
Ấn Độ lên tiếng về cuộc khủng hoảng chính trị ở Sri Lanka Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 28/10 đã đưa ra tuyên bố chính thức, trong đó hối thúc Sri Lanka đảm bảo tiến trình dân chủ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia láng giềng này khi Tổng thống Maithripala Sirisena cách chức Thủ tướng Ranil Wickremesinghe. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar. (Nguồn:...