Sri Lanka ghi nhận mức giảm phát cao nhất kể từ năm 1961
Ngày 30/11, Ngân hàng trung ương Sri Lanka công bố số liệu cho thấy giá tiêu dùng trong nước đã giảm 2,1% trong tháng 11, mức giảm phát cao nhất được ghi nhận ở quốc đảo này kể từ năm 1961.
Trước đó, Sri Lanka đã chứng kiến mức giảm phát là 0,8% vào tháng 10 và 0,5% vào tháng 9.
Cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có vào năm 2022 đã gây ra nhiều tháng thiếu hụt hàng tiêu dùng, khiến lạm phát đạt đỉnh gần 70% trong năm đó. Kể từ đó, khoản vay cứu trợ 2,9 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), việc tăng thuế và các biện pháp “ thắt lưng buộc bụng” khác đã góp phần từng bước phục hồi nền kinh tế Sri Lanka.
Video đang HOT
Ngân hàng trung ương Sri Lanka dự báo sau vài tháng nữa, lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu là 5%.
Mới đây nhất, ngày 23/11, IMF thông báo sẽ giải ngân khoảng 333 triệu USD cho Sri Lanka để hỗ trợ giải quyết khủng hoảng tài chính.
Đây là đợt giải ngân thứ 3, nâng tổng số tiền tài trợ lên khoảng 1,3 tỷ USD. IMF cho biết các dấu hiệu phục hồi kinh tế đang xuất hiện, song cảnh báo rằng nền kinh tế Nam Á này vẫn còn dễ bị tổn thương.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake, người mới đắc cử hồi tháng 9, đã cam kết duy trì chương trình cứu trợ của IMF do người tiền nhiệm của ông đàm phán, bao gồm tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của nhà nước.
Sri Lanka đặt kỳ vọng vào Thái Lan để phục hồi kinh tế
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Sri Lanka năm 2023 suy giảm tới 3,8%. Trong bối cảnh cần vực dậy từ khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, Sri Lanka đã đặt kỳ vọng vào Thái Lan.
Người dân mua bán thực phẩm tại khu chợ ở Colombo, Sri Lanka, ngày 21/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh Al Jazeera đưa tin Sri Lanka và Thái Lan đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) vào ngày 3/2. Bộ phận phụ trách truyền thông của Tổng thống Sri Lanka vào ngày 3/2 đăng tải thông báo: "Động thái này nhằm đẩy mạnh các cơ hội trên thị trường bao quát nhiều khía cạnh như thương mại hàng hóa, đầu tư, thủ tục hải quan và bản quyền sở hữu trí tuệ".
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã dẫn đầu một đoàn đại biểu đến thủ đô Colombo của Sri Lanka ngày 3/2 để ký FTA cùng nhiều thỏa thuận khác. Ông Srettha cũng dự lễ kỷ niệm mừng 76 năm ngày quốc khánh Sri Lanka hôm 4/2.
Trong buổi họp báo chung sau lễ ký kết, nhà lãnh đạo Thái Lan Srettha nêu rõ: "Điều này sẽ mang đến cơ hội kinh doanh to lớn cho cả hai phía. Thái Lan khuyến khích lĩnh vực tư nhân của chúng tôi khám phá thêm nhiều tiềm năng trong đầu tư và thương mại hai chiều".
Trong chương trình làm việc, Thái Lan và Sri Lanka cũng ký kết thỏa thuận dịch vụ hành không mới. Theo ngân hàng trung ương Sri Lanka, thương mại song phương giữa Thái Lan và Sri Lanka trong năm 2021 đạt trị giá 460 triệu USD.
Mặt hàng xuất khẩu chính của Sri Lanka đến Thái Lan chủ yếu là trà và đá quý. Đổi lại, nước này nhập khẩu thiết bị điện tử, thực phẩm, cao su, nhựa và dược phẩm từ Thái Lan.
Theo Al Jazeera, Sri Lanka trong thời gian qua đã tái tập trung vào các thỏa thuận thương mại để kích thích phát triển đồng thời hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Nền kinh tế Sri Lanka rơi vào khó khăn sau khi dịch COVID-19 tác động mạnh đến ngành du lịch. Dự trữ ngoại hối của Sri Lanka đã giảm mạnh, lạm phát phi mã và nền kinh tế rơi vào suy thoái. Do vỡ nợ quốc tế, Sri Lanka cũng phải chịu mức thuế cao cho hàng hóa xuất nhập khẩu, bên cạnh đó là tình trạng khan hiếm lương thực, điện, thuốc men, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác...
Vào tháng 3/2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chấp thuận đề nghị của Sri Lanka về gói cứu trợ trị giá 2,9 tỷ USD.
Mưa lớn đã ảnh hưởng tới trên 400.000 người ở Sri Lanka Theo Trung tâm Quản lý thảm họa Sri Lanka (DMC), tính đến ngày 28/11, hơn 400.000 người dân nước này đã bị ảnh hưởng do thời tiết khắc nghiệt. Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Kelaniya, Sri Lanka, ngày 2/6/2024. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Trong vài ngày qua, tại Sri Lanka đã có mưa lớn do một vùng áp thấp...