Sri Lanka đóng cửa trường học, dừng dịch vụ chính phủ không thiết yếu
Ngày 20-6, Sri Lanka đóng cửa trường học và tạm dừng tất cả dịch vụ chính phủ không thiết yếu trong bối cảnh nguồn nhiên liệu đang cạn dần và Quỹ Tiền tệ quốc tế đang thảo luận với Colombo về gói cứu trợ tiềm năng.
Hàng dài người xếp hàng chờ mua xăng tại thủ đô Colombo, Sri Lanka ngày 17-6 – Ảnh: AFP
Quốc gia Nam Á có 22 triệu dân đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất sau khi cạn kiệt nguồn tiền để tài trợ ngay cả những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu nhất, trong đó có nhiên liệu, theo Hãng tin AFP.
Tất cả trường học đóng cửa và chỉ những nhân viên chủ chốt đi làm trong các văn phòng chính phủ vào ngày 20-6. Đây là một phần trong các biện pháp của Chính phủ Sri Lanka nhằm cắt giảm việc đi lại và tiết kiệm xăng dầu.
Bệnh viện và cảng biển chính của Colombo vẫn hoạt động.
Video đang HOT
Hàng trăm ngàn người vẫn xếp hàng dài nhiều kilômet để mua xăng dầu, dù Bộ Năng lượng đã thông báo họ sẽ không còn nguồn dự trữ nhiên liệu mới trong ít nhất ba ngày tới.
Tháng 4-2022, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ với toàn bộ khoản nợ nước ngoài lên tới 51 tỉ USD, và chuẩn bị thảo luận với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để nhận giải cứu.
Ngày 20-6, cuộc thảo luận trực tiếp đầu tiên với IMF về yêu cầu cứu trợ của Sri Lanka đã bắt đầu tại thủ đô Colombo và sẽ tiếp tục trong 10 ngày.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cũng sẽ gặp Bộ trưởng Nội vụ Úc Clare O’Neil để “làm sâu sắc hơn hợp tác và hỗ trợ Sri Lanka khi đất nước đang đối mặt với giai đoạn kinh tế rất khó khăn”, theo thông báo từ Canberra.
Sri Lanka đang đối mặt với lạm phát cao kỷ lục và tình trạng thiếu điện kéo dài. Những vấn đề này đã là một phần nguyên nhân làm bùng phát các đợt biểu tình kéo dài nhiều tháng qua để kêu gọi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức.
Lệnh đóng cửa trường học và các dịch vụ chính phủ thiết yếu tại Sri Lanka sẽ kéo dài trong hai tuần, theo AFP.
Liên Hiệp Quốc cho biết 4/5 người Sri Lanka đã bắt đầu bỏ bữa vì không đủ tiền ăn. Đồng thời tổ chức này cũng cảnh báo về một “cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc” với hàng triệu người đang cần cứu trợ.
Nền kinh tế Sri Lanka đình trệ vì cạn kiệt nhiên liệu
Hoạt động kinh tế của Sri Lanka gần như đi vào bế tắc khi quốc đảo này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, cũng như cạn kiệt nguồn nhiên liệu cho phương tiện giao thông.
Người dân Sri Lanka chờ đợi mua xăng và dầu hỏa ở Kandy. Ảnh: Bloomberg
Sau khi Chính phủ Sri Lanka tuyên bố thứ Sáu là ngày nghỉ đối với các văn phòng thuộc lĩnh vực công và trường học để hạn chế hoạt động di chuyển của xe cộ, nhiều con đường trong và xung quanh thủ đô Colombo đã trở nên vắng vẻ. Tuy nhiên, hàng nghìn phương tiện vẫn xếp hàng dài hàng km ở các trạm nhiên liệu để chờ đổ xăng.
Đầu tuần qua, Nội các Sri Lanka đã chấp thuận đề xuất cho các nhân viên nhà nước làm việc 4 ngày/tuần trong 3 tháng tới, một phần do tình trạng thiếu nhiên liệu khiến việc đi làm gặp khó khăn và cũng để khuyến khích họ tăng gia sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu lương thực. Sri Lanka có khoảng 1 triệu người làm việc trong khu vực công.
Bộ trưởng Năng lượng Kanchana Wijesekera hôm 16/6 cho biết Tập đoàn Dầu khí Ceylon do nhà nước điều hành đã không nhận được đấu thầu cho các kho dự trữ nhiên liệu mới vì phía cung cấp không thể thanh toán hóa đơn nhập khẩu.
Theo ông Wijesekera, quốc gia Nam Á này đã liên hệ với một số công ty và quốc gia, trong đó cả Nga, để tìm nguồn cung cấp, đồng thời hy vọng sẽ được Ấn Độ chấp thuận hạn mức tín dụng 500 triệu USD mới cho nhập khẩu nhiên liệu.
Ngoài ra, nước này sẽ áp dụng một hệ thống hạn ngạch nhiên liệu hằng tuần đối với các phương tiện giao thông. Theo đó, tất cả người lái xe sẽ đăng ký tiếp nhiên liệu tại trạm xăng gần nhất và hạn ngạch sẽ được áp dụng từ tuần đầu tiên của tháng 7. Quan chức này giải thích: "Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc ghi tên những người lái xe tại các trạm đổ xăng và cấp cho họ một hạn ngạch đảm bảo hằng tuần cho đến khi có thể ổn định tình hình tài chính, khôi phục cung cấp điện 24 giờ và đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu không gián đoạn".
Nhiều tháng qua, cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka đã chứng kiến hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra trên khắp hòn đảo này, nhằm tìm cách yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và các thành viên gia đình từ chức khỏi nội các. Họ bị đổ lỗi cho tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng mọi thứ, từ nhiên liệu đến thuốc men, lạm phát gần 40%, mất điện 13 tiếng mỗi ngày và một vụ vỡ nợ chấn động lịch sử quốc gia.
Theo Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, quốc gia này sẽ cần khoảng 6 tỷ USD viện trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nước trong vòng 6 tháng tới. Chính quyền địa phương đang tìm cách tiến hành đàm phán nhanh chóng về gói cứu trợ với IMF để có được các nguồn tài trợ mới khác.
Nền kinh tế Sri Lanka có thể bị đình trệ trong quý đầu tiên do ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình, bất ổn chính trị, giá cả hàng hóa tăng cao và những khó khăn trong chuỗi cung ứng. Theo Bloomberg Economics, Sri Lanka sẽ khó tránh khỏi một cuộc suy thoái trong năm nay.
Liên hợp quốc tuần trước cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Sri Lanka và cơ quan này có kế hoạch cung cấp 47 triệu USD để giúp hơn 1 triệu người dễ bị tổn thương tại nước này. Theo cơ quan trên, cứ 5 phụ nữ Sri Lanka thì có tới 4 người đã bắt đầu phải nhịn ăn vì không có tiền để mua lương thực. Quốc đảo 22 triệu dân này đang trong tình trạng thiếu ngoại tệ nghiêm trọng và rất chật vật trong việc nhập khẩu nhiên liệu, lương thực và thuốc men.
Sri Lanka tăng thuế các mặt hàng nhập khẩu Ngày 2/6, Bộ Tài chính Sri Lanka cho biết nước này quyết định tăng thuế nhiều mặt hàng, trong đó có rượu vang và phô mai. Đây là động thái mới của Sri Lanka nhằm hạn chế nhập khẩu và duy trì dự trữ ngoại hối trong bối cảnh đảo quốc này đang đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt. Container tại...