Sri Lanka đối mặt với ô nhiễm môi trường do cháy tàu chở hàng dài 186m
Sri Lanka đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường khi chưa thể dập tắt đám cháy lớn trên tàu chở hàng X-Press Pearl, mang cờ Singapore, ở ngoài khơi nước này.
Đám cháy đã kéo dài suốt 1 tuần qua, gây quan ngại con tàu có nguy cơ bị vỡ và làm hàng trăm tấn dầu có thể tràn ra biển.
Tàu chở hàng X-PRESS PEARL bốc cháy dữ dội ở ngoài khơi cảng Colombo, Sri Lanka. Ảnh: Splash247/TTXVN
Ngày 27/5, lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ đã điều 3 tàu tham gia dập lửa cùng lực lượng hải quân Sri Lanka và 4 tàu tư nhân. Hiện khu vực xảy ra vụ cháy tàu X-Press Pearl đang có gió mạnh, cản trở nỗ lực cứu hỏa.
Video đang HOT
Con tàu này đã phát cảnh báo cứu nạn, sau đó nhanh chóng bốc cháy khi đang đến gần cảng Colombo vào ngày 20/5 vừa qua. Khi gặp nạn, con tàu này chở theo 25 tấn axit nitric và một số hóa, mỹ phẩm khác, đang trên đường từ cảng Hazira của Ấn Độ vào ngày 15/5 đến Colombo.
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường hàng hải Sri Lanka (MEPA), đám cháy đã khiến con tàu dài 186 m này có nguy cơ bị vỡ và làm tràn dầu. MEPA cho biết con tàu này đang chứa hơn 300 tấn dầu.
Đám cháy được cho là bắt nguồn từ 1 container chở axit nitric và nhanh chóng lan ra con tàu. Hiện nhà chức trách đang điều tra thông tin các thủy thủ đoàn đã biết axit nitric rò rỉ trước khi đi vào lãnh hải Sri Lanka. Người đứng đầu MEPA, bà Dharshani Lahandapura, cho biết nếu vấn đề này được giải quyết ngay khi đó, lực lượng chức năng Sri Lanka đã không phải đối mặt với thảm họa này. Theo bà, nếu con tàu bị vỡ, một lượng lớn dầu tràn có thể lan tới Negombo – vùng đánh cá và là địa điểm du lịch, cách thủ đô Colombo 40 km về phía Bắc.
MEPA khuyến cáo người dân tại Colombo không được ra bãi biển từ ngày 27/5 và không được chạm vào bất kỳ vật thể nào trôi nổi trên biển vì chúng có thể là hóa chất từ đám cháy trên tàu X-PRESS PEARL.
Tháng 9/2020, tàu chở dầu New Diamond cũng đã bốc cháy ngoài khơi Sri Lanka. Sau hơn 1 tuần, ngọn lửa trên con tàu này đã được khống chế, với sự hỗ trợ của lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ. Tuy nhiên, vụ hỏa hoạn đã khiến dầu trên tàu New Diamond lan dài tới 40 km. Sri Lanka đã yêu cầu chủ tàu đền bù 17 triệu USD cho việc dọn dẹp dầu tràn.
Bangladesh cùng Trung Quốc, Hàn Quốc cứu trợ tài chính cho Sri Lanka
Giới chức Bangladesh ngày 26/5 cho biết nước này đã thông qua thỏa thuận hoán đổi tiền tệ để cứu trợ tài chính cho Sri Lanka, quốc gia đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngoại hối tồi tệ nhất. Trước đó. Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đã có động thái tương tự.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Colombo, Sri Lanca. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngân hàng trung ương Bangladesh ngày 25/5 đã phê duyệt thỏa thuận trị giá 250 triệu USD hoán đổi tiền tệ với Sri Lanka. Đây là thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đầu tiên của Bangladesh, được phê duyệt sau khi Sri Lanka kêu gọi sự hỗ trợ để củng cố dự trữ ngoại tệ và giảm bớt áp lực đối với tỷ giá hối đoái.
Theo người phát ngôn của ngân hàng trung ương Bangladesh Mohammad Sirajul Islam, hội đồng quản trị của ngân hàng này về nguyên tắc đã quyết định cho Sri Lanka vay 200-250 triệu USD trong 3 tháng, trích từ dự trữ ngoại tệ của Bangladesh.
Hai tuần trước đây, Sri Lanka cũng đã nhận được khoản cho vay 500 triệu USD từ Hàn Quốc, một tháng sau khi nhận được một khoản cho vay tương tự từ Trung Quốc, trong bối cảnh Sri Lanka đang phải ứng phó với tình trạng thiếu ngoại tệ và khủng hoảng nợ.
Trong những năm gần đây, Bangladesh đã gây dựng được khoản dự trữ ngoại tệ lên tới 45 tỷ USD nhờ sự gia tăng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc và lượng kiều hối ở mức kỷ lục do 10 triệu lao động của nước này ở nước ngoài gửi về.
Sri Lanka ghi nhận ngày có số ca mắc COVID-19 cao nhất từ trước tới nay Ngày 10/5, Sri Lanka thông báo ghi nhận 2.672 ca mắc COVID-19 trong một ngày trước đó, đánh dấu ngày có số ca mới nhiều nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này hồi tháng 3 năm ngoái. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Wellawatta, Colombo, Sri Lanka ngày 8/12/2020. Ảnh:...