Sri Lanka đang cạn kiệt nguồn cung khí đốt
Litro Gas Lanka Limited, nhà cung cấp dầu khí hóa lỏng hàng đầu của Sri Lanka, ngày 9/5 thông báo không thể cung cấp khí tự nhiên phục vụ người tiêu dùng trong nước cho đến khi có đủ nguồn cung dự trữ mới.
Sri Lanka đang cạn kiệt nguồn cung khí đốt. Ảnh: AFP
Chủ tịch Litro Gas, ông Vijitha Herath cho biết hiện công ty chỉ còn dự trữ khí đốt công nghiệp và đề nghị người dân xếp hàng chờ. Theo ông này, công ty sẽ trả 7 triệu USD trong ngày 9/5 để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng vào ngày 13-14/5 tới.
Quốc gia Nam Á với 22 triệu dân này đang trải qua khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1948 do thiếu ngoại tệ trầm trọng để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu nhất. Bộ Tài chính nước này tuần trước thông báo do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giá dầu tăng cao cùng với chính sách thuế do chính phủ của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa thúc đẩy, lượng dự trữ ngoại tệ của Sri Lanka đang dần cạn kiệt.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ali Sabri dự báo nước này sẽ phải trải qua những khó khăn kinh tế chưa từng có ít nhất 2 năm nữa, đồng thời cảnh báo khả năng sắp xảy ra khủng hoảng tiền mặt tại đảo quốc Ấn Độ Dương này. Số liệu chính thức cho thấy dự trữ ngoại hối của Sri Lanka còn khoảng 1,7 tỷ USD, nhưng phần lớn trong đó là khoản hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc và không thể dùng để nhập khẩu hàng hóa từ nước khác. Sri Lanka vẫn đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về các khoản cứu trợ. Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng trung ương Sri Lanka cho rằng quá trình này phải mất nhiều tháng.
Giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt sau khi nguồn cung bị gián đoạn
Hôm 27/4, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng vọt sau khi Nga tuyên bố ngắt nguồn cung khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria, do các quốc gia này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.
Đài RT (Nga) dẫn nguồn dữ liệu từ sàn giao dịch ICE của London cho biết, vào sáng ngày 27/4, giá hợp đồng khí đốt kỳ hạn giao vào tháng 5 trên trung tâm TTF có trụ sở tại Hà Lan đã tăng 1.374 USD/1.000 m3, tương đương với gần 125 USD/megawatt giờ (MWh) - theo mức giá hộ gia đình.
Trước đó, Tập đoàn năng lượng khổng lồ và nhà xuất khẩu khí đốt lớn của Nga Gazprom cho biết họ đã ngắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan, sau khi 2 quốc gia này không thanh toán các khoản mua khí đốt trong tháng 4 bằng đồng nội tệ của Nga. Theo Gazprom, việc đình chỉ nguồn cung sẽ có hiệu lực cho đến khi Moskva nhận được các khoản thanh toán bằng đồng rúp.
Vào tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu các nước "không thân thiện" phải thanh toán mua khí đốt bằng đồng rúp. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine đã hạn chế nghiêm trọng khả năng thực hiện các giao dịch bằng USD và euro của Moskva.
Theo đó, Moskva sẽ ngừng hợp đồng nếu các khoản thanh toán không được thực hiện bằng đồng nội tệ của nước này. Hầu hết các nước EU đều từ chối chấp nhận yêu cầu này. Trong số các nước thành viên, cho đến nay chỉ có Áo và Hungary đồng ý thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Ngoài ra, Đức cũng có khả năng chấp nhận mua khí đốt của Nga theo yêu cầu này.
Trong động thái mới nhất, hôm 27/4, Thủ tướng Karl Nehammer tuyên bố Áo sẽ chấp nhận cơ chế thanh toán khí đốt mới bằng đồng rúp do Nga đưa ra và sẽ tuân theo cơ chế này.
"Công ty năng lượng quốc gia OMV đã chấp nhận các điều khoản thanh toán này. Tuy nhiên, quá trình thanh toán phải tuân theo các điều khoản của lệnh trừng phạt. Đối với chúng tôi, điều này rất quan trọng", ông Nehammer nói trong một cuộc họp báo và nhấn mạnh Áo vẫn ủng hộ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến vấn đề Ukraine. "Áo tuân thủ quan điểm và ủng hộ các biện pháp trừng phạt chung của EU", ông lưu ý.
Theo quan chức này, Công ty dầu khí OMV của Áo đã mở tài khoản tích hợp với ngân hàng Nga để thực hiện các giao dịch thanh toán khí đốt từ nước này. Thủ tướng Nehammer cho biết trong chuyến công du gần đây tới Moskva , Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giải thích về cơ chế thanh toán mới và đảm bảo với ông về nguồn cung cấp khí đốt đầy đủ hơn nữa.
Logo Công ty dầu khí OMV của Áo. Ảnh: Getty Images
Yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp đã khiến những khách hàng mua khí đốt của Nga bối rối. Họ lo ngại sẽ phải trả tiền cho mặt hàng này bằng đồng nội tệ của Nga. Tuy nhiên, theo yêu cầu mới, khách hàng vẫn có thể thanh toán khí đốt bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn, nhưng sẽ phải mở tài khoản bằng đồng rúp tại ngân hàng Gazprombank, để chuyển đổi các khoản thanh toán thành đồng rúp đến tay các nhà cung cấp khí đốt của Nga.
Ba Lan và Bulgaria là hai quốc gia đầu tiên bị Nga cắt nguồn cung khí đốt kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tương tự hầu hết các nước thành viên EU, Ba Lan và Bulgaria phụ thuộc lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga, trong đó, Bulgaria phụ thuộc tới 90%.
Liên minh châu Âu đã cáo buộc Nga sử dụng khí đốt như một "công cụ tống tiền" sau động thái này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng cho biết EU đã có sự chuẩn bị sẵn sàng và lên kế hoạch cho một phản ứng phối hợp của khối.
Sri Lanka dự kiến bán thị thực vàng Quốc gia đang gặp khủng hoảng vì thiếu ngoại hối Sri Lanka tuyên bố sẽ bán thị thực dài hạn. Người dân xếp hàng mua dầu hỏa tại Colombo, Sri Lanka ngày 21/3. Ảnh: Reuters Theo đó, công dân nước ngoài gửi thiểu 100.000 USD ở Sri Lanka sẽ được phép sống và làm việc tại nước này trong 10 năm. Số tiền...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sứ mệnh phi hành gia đầu tiên phóng lên quỹ đạo vùng cực trái đất

Xung đột Nga Ukraine: Xuất hiện loại UAV trang bị vũ khí bất ngờ, gây nhiều suy đoán

Trung Quốc thông báo phát hiện mỏ dầu lớn ở Biển Đông

Macquarie: Giá dầu thế giới có khả năng giảm xuống mức thấp kể từ năm 2021

Le lói hy vọng cho thỏa thuận Gaza

Đột phá UAV của Ukraine để sẵn sàng 'trường chiến'

Tăng viện khắc phục hậu quả động đất Myanmar

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất

Cố vấn Tổng thống Putin xác nhận các cuộc đàm phán về đất hiếm với Mỹ

Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk

Thái Lan hợp pháp hóa sòng bạc để hút khách du lịch
Có thể bạn quan tâm

"Cha tôi, người ở lại" tập 20: Nguyên bối rối khi An vẫn nhớ thói quen của mình
Phim việt
09:40:30 01/04/2025
Sao nữ phong lưu nhất Hong Kong với 7 mối tình trong 1 năm
Sao châu á
09:36:35 01/04/2025
Vụ án ở Trạm CSGT Suối Tre hé lộ nhiều bí mật
Pháp luật
09:29:24 01/04/2025
Rủ nhau check in hoa gạo Hà Giang: "Những đốm lửa đỏ rực gọi hè bắt đầu vươn mình trên cao nguyên đá"
Du lịch
09:21:07 01/04/2025
BIGBANG chiếm spotlight tại concert G-Dragon, loạt chi tiết "dọn đường" cho 1 thành viên trở lại đội hình
Nhạc quốc tế
09:16:55 01/04/2025
Cảnh sát Việt Nam tìm thấy thi thể bé trai 10 tuổi trong vụ động đất ở Myanmar
Tin nổi bật
08:37:09 01/04/2025
5.000 khán giả Nhật Bản phấn khích vì các 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Nhạc việt
08:24:09 01/04/2025
Sao Việt 1/4: Sơn Tùng M-TP lại 'gây bão', Huy Khánh gặp sự cố sức khoẻ
Sao việt
08:18:25 01/04/2025
Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả
Sức khỏe
08:04:23 01/04/2025