Squid Game phần 3 lộ cốt truyện hậu sửa kịch bản gấp, 5 chi tiết ẩn ý
Sau khi Squid Game mùa 2 khép lại với nhiều tình tiết bỏ ngỏ, khán giả không khỏi mong chờ mùa 3 của loạt phim đình đám này. Mới đây, nhà sản xuất đã ấn định ngày ra mắt và hé lộ cốt truyện trong mùa mới mà người hâm mộ đang háo hức chờ đón.
Cụ thể, Squid Game mùa 3 đã được xác nhận sẽ ra mắt vào ngày 27 tháng 6 năm 2025 với sự góp mặt của nhiều gương mặt quen thuộc từ hai mùa đầu. Lee Jung-jae sẽ trở lại với vai Gi-hun. Cuối mùa 2, nhân vật của anh không bị Thủ lĩnh hại. Lee Byung-hun cũng sẽ tiếp tục vào vai Thủ lĩnh, còn Wi Ha-joon tiếp tục hóa thân thành cảnh sát Jun-ho, em trai của Thủ lĩnh.
Ngoài ra, ba ngôi sao Park Sung Hoon, Kang Ha Neul và Yim Siwan sẽ trở lại với các vai Hyun Joo, Da Ho và người chơi 333, vì các nhân vật này đều sống sót vào cuối mùa 2.
Bên cạnh đó, Squid Game mùa 3 sẽ tiếp tục câu chuyện của Kang No-eul do nữ diễn viên Park Gyu-young thủ vai. Trong phim, Kang No-eul là người đào tẩu từ Bắc Triều Tiên, với mục đích duy nhất là tìm lại cô con gái nhỏ.
Cốt truyện của Squid Game mùa 3
Theo chia sẻ của đạo diễn – nhà sản xuất Hwang Dong Hyuk, mùa 3 sẽ là mùa cuối cùng của loạt phim, khép lại câu chuyện về nhân vật Gi-hun. Phim sẽ tiếp nối ngay sau các tình tiết trong mùa 2.
Một điểm đáng chú ý trong mùa 3 là sự xuất hiện của mẫu búp bê giế.t chóc mới tên là Chul Su, bên cạnh Younghee – búp bê biểu tượng trong trò chơi “Đèn đỏ, đèn xanh”. Sự xuất hiện của Chul Su hứa hẹn sẽ mang đến những tình tiết gay cấn, đầy bất ngờ cho người xem.
Có thể nói, Squid Game thành công nhờ tỉ mỉ trong khâu kịch bản. Gần đây, giám đốc nghệ thuật của loạt phim ăn khách “Squid Game” Chae Kyoung Sun tiết lộ 5 chi tiết có ý nghĩa mà khán giả có thể đã bỏ lỡ khi theo dõi bộ phim.
Video đang HOT
1. Những chậu hoa
Chae Kyoung Sun cho biết, cô đã khóc sau khi đọc kịch bản tập phim “Gganbu” trong “Squid Game” ( Trò chơi con mực) phần 1. Cô rất hứng thú với việc tạo dựng bối cảnh của tập phim này. Mặc dù đây cũng là tập phim mất nhiều thời gian nhất để thực hiện.
Một chi tiết cụ thể mà khán giả có thể không để ý là những chậu hoa trong cảnh quay của 2 người chơi Kang Sae Byeok (Jung Ho Yeon) và Ji Yeong (Lee Yoo Mi).
Giám đốc nghệ thuật đã sắp xếp những chậu hoa đằng sau hai người chơi. Chậu bên phía Sae Byeok có bông hoa còn tươi tắn, trong khi chậu bên phía Ji Young có bông hoa đã chế.t. Điều này chính là điềm báo nhân vật nào sẽ chế.t trong trò chơi ngay từ đầu.
2. Hệ thống phân cấp theo hình dạng
Nếu xem tập cuối của “Squid Game” phần 1 một cách kỹ lưỡng, khán giả có thể nhận thấy các hình tròn, hình tam giác và hình vuông được sử dụng trong xuyên suốt bộ phim được lấy từ “bảng” của trò chơi con mực.
Chúng cũng là các ký tự “ㅇ”, “ㅈ”, “ㅁ” trong tiêu đề tiếng Hàn: “오징어 게임”. Tuy nhiên, còn có một chi tiết khác về các hình dạng.
Theo Chae Kyoung Sun, tất cả lính gác trong trò chơi đều được xếp hạng theo thứ bậc, và điều này được thể hiện bằng hình dạng trên mặt nạ của họ.
Hình dạng có nhiều đỉnh nhất (hình vuông) đại diện cho những người lính gác có thứ hạng cao nhất, trong khi hình dạng có ít đỉnh nhất (hình tròn) đại diện cho thứ hạng thấp hơn.
3. Ý nghĩa của màu sắc
Người chơi trong “Squid Game” mặc bộ đồ thể thao màu xanh lá cây vì chúng giống với những bộ đồ được sử dụng trong một sáng kiến chính trị của Hàn Quốc vào những năm 1970 – “phong trào nông thôn mới”.
Khi ấy, tr.ẻ e.m đi học được mặc bộ đồ thể thao màu xanh lá cây, với mục đích của phong trào là đưa các vùng nông thôn bắt kịp với cuộc sống thành thị.
Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đã bị lên án vì cách phong trào này đàn áp và phá hủy văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng địa phương.
Màu hồng cũng được chọn làm màu chủ đạo trong “Squid Game”, xuất hiện ở những hành lang giống như mê cung và những chiếc nơ quan tài hình hộp quà. Màu hồng được chọn vì nó thường xuất hiện trong truyện cổ tích.
Bên cạnh đó, màu hồng và màu xanh lá cây nằm đối diện nhau trên bảng vòng tròn màu sắc, phản ánh sự đối lập của lính gác và người chơi.
“Màu xanh lá cây rất sợ màu hồng, vì màu hồng giám sát và ngăn chặn màu xanh lá cây” – Giám đốc nghệ thuật Chae Kyoung Sun nói.
4. Bối cảnh “giả tạo”
Trong “Squid Game” có nhiều bối cảnh được dựng trông “giả tạo” một cách khó hiểu. Ví dụ như ở trò “Đèn đỏ, đèn xanh”, bối cảnh cánh đồng và bầu trời được làm sơ sài và dễ nhận thấy không phải cảnh thật.
Những thiết kế giả tạo này thực chất có ý đồ riêng. Chae Kyoung Sun giải thích, ở kịch bản gốc, sự thiếu chân thực trong bối cảnh được sử dụng để khiến người chơi nhầm lẫn giữa thực tế và hư cấu.
“Khi những người chơi lần đầu tiên bước vào bối cảnh trò “Đèn đỏ, đèn xanh”, mọi thứ có vẻ giả tạo và nhân tạo, điều này khiến họ phủ nhận sự thật rằng mọi người thực sự sẽ chế.t ở đây” – Giám đốc nghệ thuật nói thêm.
5. Đường kéo co
Ở trò chơi kéo co, sàn nhà màu xám, loang lổ được làm giống như một con đường. Vạch kẻ đường màu vàng và bối cảnh đường phố giả được bổ sung để hoàn thiện chủ đề.
Theo Chae Kyoung Sun, vì những người chơi mắc kẹt với núi nợ mà không có con đường rõ ràng nào phía trước, nhóm chỉ đạo nghệ thuật đã quyết định sử dụng một con đường không kết nối cho bối cảnh trò chơi này.
Điều này phản ánh hoàn cảnh những người chơi “không có nơi nào để đi” trong cuộc sống của họ.