Sputnik: Ukraine thử nghiệm thành công “kẻ sát thủ” cầu Crimea
Ukraine đã thử nghiệm thành công tổ hợp tên lửa RK-360MTs với tên lửa chống hạm “ Hải Vương tinh”.
Tên lửa “Hải Vương tinh”.
Theo báo Sputnik, trong quá trình thử nghiệm, tên lửa đã hoàn thành chuyến bay ở độ cao đặt ra, không bị bay lệch khỏi tuyến đường. Như vậy, “Hải Vương tinh” lần đầu tiên bay được quãng đường 250 km.
Theo ghi nhận của Oleg Korostelev, nhà thiết kế chính của Phòng thiết kế quốc gia Kiev “Luch” trong bài bình luận với ấn phẩm, điều này cho thấy phát triển R-360 như một thiết bị bay đã kết thúc thành công. Các thử nghiệm tiếp theo của Hải Vương tinh sẽ nhằm cải thiện các đặc tính chiến đấu của tên lửa.
Hồi tháng 7, cựu thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, ông Alexander Turchinov, nói rằng cây cầu Crimea có thể bị tên lửa “Hải Vương tinh” phá hủy trong vòng vài phút.
Vào tháng 2, ấn phẩm The National Interest có bài viết rằng, nếu thành công, “Hải Vương tinh” sẽ là một cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa ở Ukraine.
Video đang HOT
Các bài kiểm tra cấp nhà nước đối với tổ hợp RK-360MT “Hải Vương tinh” sẽ phải được hoàn thành trước cuối năm nay.
Tên lửa hành trình tương ứng có đầu đạn nặng 150 kg, tầm bắn lên tới 280 km và tốc độ khoảng 900 km mỗi giờ.
Hòa Bình (theo Sputnik)
Theo baogiaothong.vn
Mỹ khó có cửa chen chân vào 'Bộ tứ Norman'
Ukraine và Ba Lan có ý định đưa Mỹ vào 'định dạng Norman' về vấn đề xung đột ở Donbass, nhưng xem ra ý tưởng này khó trở thành hiện thực.
Kazakhstan muốn làm trung gian giữa Nga với Ukraine
Vừa qua, Tổng thống Kazakhstan Nurultan Nazarbayev đã đề xuất tổ chức cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine, tại Kazakhstan. Tổng thống Nazarbayev nói thêm rằng, ông đã nhận được sự đồng ý của tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky trong cuộc gặp mặt trực tiếp và tuyên bố đề xuất của ông với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin.
Bình luận về tương lai của cuộc gặp theo "định dạng Astana mới" (định dạng Astana về vấn đề Ukraiune, phân biệt với định dạng Astana về vấn đề Syria), giám đốc Viện Chiến lược Toàn cầu Ukraine là ông Vadim Karasev nói rằng, hiện tại không có tính khả thi chính trị nào trong việc tổ chức một cuộc gặp cá nhân giữa các tổng thống Nga và Ukraine là các ông Vladimir Putin và Vladimir Zelensky.
"Câu hỏi đặt ra là khả năng tư vấn của cuộc gặp, xét từ quan điểm chính trị là như thế nào?"; trong khi các cuộc gặp theo "định dạng Norman" đang là cơ chế đối thoại rất quan trọng đối với cả hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine - ông Karasev nói hôm 12/11 khi bình luận cho hãng tin Nga Sputnik.
Đối với Tổng thống Zelensky, cuộc gặp theo "định dạng Norman" có tầm quan trọng rất lớn, vì nó sẽ giải quyết vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, lấy lại lãnh thổ và dân cư, là ưu tiên chính của ông ta; nhưng nó lại không có sự khả thi về một cuộc gặp như vậy từ phía Nga.
"Nga hiện nay rõ ràng đang tuân thủ quy trình đối thoại ở Minsk (thủ đô của Belarusia) và "định dạng Norman". Thậm chí, Nga còn có lợi trong việc tổ chức cuộc gặp theo định dạng bộ tứ truyền thống này, để không ai cáo buộc rằng Nga gây áp lực với Ukraine" - chuyên gia nói.
Đồng thời, nhà khoa học chính trị Nga cũng không loại trừ rằng dư luận Ukraine có thể sẽ phản ứng tiêu cực với cuộc gặp ở Kazakhstan, bởi nó diễn ra song phương và người ta sẽ có rất nhiều điều thêu dệt về các cuộc đối thoại tay đôi kiểu này.
Do đó, các ông Putin và ông Zelensky liệu có gì để nói với nhau trong các cuộc gặp?
Ukraine và Ba Lan muốn mời thêm Mỹ vào họp trong định dạng Norman
Sự cần thiết của "định dạng Norman"
Cái gọi là "định dạng Norman" trong đàm phán về Ukraine đã tồn tại từ tháng 6 năm 2014. Khi đó, trong lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của quân Đồng minh lên Normandy, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã thảo luận về việc giải quyết cuộc xung đột ở 2 tỉnh ly khai Donetsk và Lugansk, thuộc vùng Donbass, miền đông Ukraine.
Kể từ đó, một số cuộc trò chuyện qua điện thoại và hội nghị thượng đỉnh đã diễn ra, cũng như liên lạc của các bộ trưởng ngoại giao.
Tuy nhiên, vừa qua Ukraine và Ba Lan đã nêu ý tưởng "kết nạp" thêm Hoa Kỳ vào định dạng này. Tổng thống Ukraine Zelensky lưu ý rằng "Ukraine cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ" trong việc giải quyết vấn đề xung đột ở miền đông nước này; còn Warsaw đề xuất chuyển các cuộc đàm phán sang "định dạng Geneva", nghĩa là với sự tham gia của Hoa Kỳ và Ba Lan, với tư cách là một quốc gia láng giềng Liên bang Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, các thỏa thuận ngừng bắn chỉ đạt được ở Minsk, trong các cuộc họp của nhóm liên lạc do Liên bang Nga và OSCE làm trung gian, nên ý tưởng kết nạp thêm Hoa Kỳ đã bị các bên phản đối.
Nga cho biết, chính quyền Moscow không phản đối các sáng kiến mở rộng "định dạng Norman" với sự tham gia của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, nhưng Pháp và Đức cũng phải đồng ý với điều này. Trong khi đó, Pháp và Đức đều không mặn mà với ý tưởng để Mỹ chen chân vào công việc nội bộ của Liên minh châu Âu.
Toàn Thắng
Theo baodatviet.vn
Báo New York Times công bố bản đồ Ukraine không có Crimea Tờ báo Mỹ New York Times ngày 8/11 đã công bố bản đồ Ukraine, trong đó không có bán đảo Crimea. Trong khi Kiev phản đối, đại biểu quốc hội vùng Crimea Natalia Poklonskaya cho đây là một tín hiệu rõ ràng được gửi đến Ukraine. Bà Natalia Poklonskaya. Ảnh: Forumdaily Trong bài báo nói về các hoạt động kinh tế của nhà...