Sputnik: Cơ quan An ninh Nga chặn âm mưu cướp máy bay ném bom Tu-22M3
Máy bay ném bom mang tên lửa siêu vượt âm tầm xa Tupolev Tu-22М3 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên bộ bằng tên lửa dẫn đường và bom trên không.
Máy bay ném bom tấn công Tu-22M3 của Nga. Ảnh: TASS
Theo Đài Sputnik, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 8/7 cho biết họ đã ngăn chặn được nỗ lực của các đơn vị đặc biệt Ukraine nhằm cướp máy bay ném bom tấn công Tu-22M3 của Moskva với sự giúp đỡ của các đồng minh NATO.
“FSB đã ngăn chặn một nỗ lực khác của lực lượng đặc biệt Ukraine nhằm cướp một máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 của lực lượng hàng không vũ trụ Nga và đưa nó ra nước ngoài. Sự tham gia của các đơn vị đặc biệt từng những nước thành viên NATO trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hoạt động này đã bị phát hiện”, FSB cho biết trong một tuyên bố.
Máy bay ném bom mang tên lửa siêu vượt âm tầm xa Tupolev Tu-22М3 (tên định danh của NATO: Backfire) được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên bộ bằng tên lửa dẫn đường và bom trên không.
Video đang HOT
FSB cho biết tình báo Ukraine đã tìm cách chiêu mộ một phi công quân sự người Nga, hứa thưởng tiền và cấp quốc tịch Italy cho anh ta để cướp máy bay và lái đến địa điểm được chỉ định.
Đài Sputnik đưa tin, phi công quân sự Nga bị các điệp viên Ukraine nhắm đến cho biết trong một video do FSB chia sẻ rằng anh ta đã được trả 3 triệu đô la Mỹ để cướp một máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Số tiền này được cho là bao gồm một triệu USD do tập đoàn quốc phòng nhà nước Ukraine Ukroboronprom cung cấp.
Phi công trên cho biết phía Ukraine đã liên lạc với mình qua kênh Telegram để mua thông tin về máy bay chiến đấu của Nga, bao gồm số hiệu thân máy bay, tình trạng kỹ thuật và lịch trình bảo dưỡng. Phi công này cũng thừa nhận bị đe doạ liên quan đến người thân trong gia đình nếu từ chối hợp tác.
Phi công Nga cũng cho biết tình báo Ukraine đã chuẩn bị giấy tờ đi lại tại Ba Lan cho người thân của mình, bao gồm cả thẻ căn cước Ba Lan cho vợ anh, cũng như một tài khoản ngân hàng Ba Lan. Sau vụ cướp, gia đình sẽ bay đến Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó họ sẽ được hộ tống đến Ukraine qua Moldova.
“Có lý do khiến họ chọn Moldova. Các cơ quan tình báo Ukraine cảm thấy dễ dàng hoạt động ở đó”, một nhân viên FSB nói với kênh tin tức Rossiya 1.
Nga chặn âm mưu đánh cắp oanh tạc cơ rồi tập kích sân bay Ukraine
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) của Nga thông báo ngăn chặn nỗ lực của đặc nhiệm Ukraine nhằm tuyển mộ phi công Nga để đánh cắp một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3.
Thông tấn Nga Interfax hôm nay (8/7) dẫn thông báo của FSB xác nhận, cơ quan này đã ngăn chặn "một nỗ lực của lực lượng đặc nhiệm Ukraine nhằm thực hiện chiến dịch đánh cắp một máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 thuộc biên chế không quân Nga".
Tu-22M3 của Nga cất cánh cùng tên lửa Kh-22. Ảnh: GettyImages
Cơ quan an ninh của Nga khẳng định đã phát hiện "sự tham gia của các đơn vị tình báo các nước NATO" trong việc chuẩn bị và thực hiện âm mưu đánh cắp chiếc Tu-22M3.
Theo thông cáo của FSB, tình báo Ukraine âm mưu tuyển mộ một phi công Nga, dụ dỗ người này bằng tiền và quốc tịch Italia, để "thuyết phục anh ta cất cánh rồi hạ cánh chiếc máy bay chiến lược xuống Ukraine".
"(Nhờ những thông tin mà) các sĩ quan phản gián Nga thu được liên quan đến âm mưu, quân đội Nga đã tấn công sân bay Ozernoye của Ukraine", FSB tuyên bố, dường như đề cập đến sân bay quân sự Ozernoye ở tỉnh Zhytomyr của Ukraine.
Cùng ngày, RiaNovosti dẫn nguồn tin từ FSB tiết lộ, tình báo Ukraine đã liên lạc với phi công Nga qua ứng dụng tin nhắn Instagram. Phi công Nga lập tức báo cáo vụ việc với cấp trên. Theo RiaNovosti, phía Ukraine hứa trả 4 triệu USD cho chiếc oanh tạc cơ nếu vụ việc diễn ra trót lọt.
Tu-22M3 là phiên bản cuối cùng của dòng Tu-22, được NATO định danh là Backfire. Nguyên mẫu đầu tiên của Tu-22M3 cất cánh lần đầu ngày 20/6/1977 và bắt đầu được sản xuất năm 1978. Tập đoàn sản xuất máy bay Kazan đã chế tạo tổng số gần 500 biến thể Backfire khác nhau.
Tu-22M3 dài hơn 42m, sở hữu thiết kế cánh cụp, cánh xoè để hoạt động linh hoạt ở nhiều dải vận tốc khác nhau. Chiếc phi cơ có sải cánh rộng nhất 34,28m khi xòe, 23,3m khi cụp và trọng lượng cất cánh 124 tấn. Thân máy bay được làm bằng hợp kim nhôm, thép cường độ cao, magie và cả hợp kim titan để đảm bảo khả năng chống chọi mọi điều kiện thời tiết.
Khi Tu-22M3 được đưa vào biên chế, nó khiến hải quân Mỹ rất bất an do chúng được thiết kế để mang theo tên lửa hành trình diệt hạm tầm xa. Tu-22M3 là oanh tạc cơ bay nhanh nhất khi nó ra đời, đạt vận tốc tối đa Mach 1,88 (hơn 2.300 km/h).
Dù có kích thước nhỏ hơn hai mẫu oanh tạc cơ chiến lược khác là Tu-160 và Tu-95, Tu-22M3 vẫn có thể mang theo 24 tấn vũ khí, bao gồm các loại tên lửa tầm xa hoặc bom. Trong các nhiệm vụ chiến đấu ở Ukraine, nó thường mang tên lửa Kh-22.
Nga: Rơi máy bay ném bom chiến lược tại vùng Stavropol Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Quốc phòng Nga cho biết một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Lực lượng Không gian và Vũ trụ Nga (VKS) đã bị rơi ở vùng Stavropol, miền Nam nước này, vào sáng 19/4. Thông báo của bộ trên nêu rõ chiếc máy bay Tu-22M3 bị rơi tại vùng Stavropol khi đang trở về...