Spotify bứt phá với số lượng người dùng trả phí tăng vọt
Spotify (Thụy Điển), ông lớn về stream nhạc trực tuyến của thế giới, đã có một quý kinh doanh ấn tượng, vượt qua dự báo về số lượng người dùng trả phí và đạt mức lợi nhuận hoạt động cao nhất từ trước đến nay.
Biểu tượng của dịch vụ phát nhạc số Spotify. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo báo cáo thu nhập công bố ngày 23/7, Spotify đã có thêm 7 triệu người dùng trả phí trong quý II/2024, nâng tổng số người dùng lên 246 triệu – vượt mức dự đoán 1 triệu người. Mặc dù vậy, số người dùng hoạt động hằng tháng của nền tảng này là 626 triệu, thấp hơn dự báo 631 triệu.
Tuy nhiên, điểm sáng của báo cáo là lợi nhuận hoạt động trong quý II đạt 266 triệu euro (289 triệu USD), tăng mạnh so với khoản lỗ 247 triệu euro cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc điều hành Spotify Daniel Ek bày tỏ sự vui mừng trước thành tích của nền tảng âm nhạc này, đồng thời hy vọng vào một tương lai đầy triển vọng.
Hồi tháng 6, Spotify lần thứ 2 trong năm tăng giá gói đăng ký. Đây được cho là yếu tố góp phần thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của công ty này. Ngoài ra, Spotify tiếp tục đầu tư vào các nội dung độc quyền như podcast và chương trình âm nhạc, thu hút người dùng mới cũng như giữ chân người dùng hiện tại.
Nhạc sĩ Trần Tiến: 16 năm 'ở ẩn', tuổi xế chiều dũng cảm đương đầu bạo bệnh
Từ năm 2020 đến nay dù phải điều trị ung thư vòm họng nhưng nhạc sĩ Trần Tiến vẫn sáng tác rất nhiều. Những tác phẩm này ông chủ yếu giữ lại cho riêng mình như một sự khích lệ tinh thần vượt qua bạo bệnh để tiếp tục sống ý nghĩa.
Nửa thế kỷ phiêu bạt cùng âm nhạc
Nhạc sĩ Trần Tiến sinh năm 1947 tại Hà Nội, là em trai của NSND Trần Hiếu. 16 tuổi, Trần Tiến làm hậu đài cho Đoàn Ca múa Hà Nội. Sau 1 năm tự học, ông trở thành ca sĩ chuyên hát đơn ca của Đoàn và đi biểu diễn ở vùng tuyến lửa Quảng Trị, Quảng Bình.
Các bài hát Thanh niên ra tiền tuyến, Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp ra đời trong thời gian này và đoạt Giải A cuộc thi Tiếng hát át tiếng bom do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Video đang HOT
Năm 1971, Trần Tiến bị sốt rét ác tính và trở ra Bắc. Ông theo học Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), tốt nghiệp khoa thanh nhạc và bằng đỏ sáng tác giao hưởng năm 1978. Những ca khúc đầu tiên Trần Tiến sáng tác sau khi tốt nghiệp mang chủ đề yêu nước, được rất nhiều người yêu thích như: Giai điệu Tổ quốc, Những đôi mắt mang hình viên đạn, Vết chân tròn trên cát...
Năm 1987, Trần Tiến thành lập ban nhạc rock Đen-Trắng và lưu diễn khắp các tỉnh thành. Các bài hát của ông trong thời kỳ này có nội dung cổ vũ cho việc đổi mới đất nước. Năm 1990, Trần Tiến cùng các bạn ra mắt nhóm Du ca đồng nội đi hát kiếm tiền xây dựng trường nhạc cho trẻ mồ côi, thiếu may mắn.
Trần Tiến và nhóm "Du ca đồng nội".
Nhạc sĩ Trần Tiến hát cùng các trẻ mồ côi ở Gò Vấp (TPHCM).
Là người bạn gần gũi với Trần Tiến, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh khẳng định: "Trần Tiến là một ông vua nhạc Pop. Cuộc đời ông có những ngã rẽ, có những phiêu bạt vì thế trong âm nhạc của ông cũng đa dạng, có sự chắt lọc chất liệu dân ca 3 miền. Chính điều đó tạo nên chất du ca trong bức tranh chung về âm nhạc của Trần Tiến".
Kể từ thập niên 1990, phong cách sáng tác của Trần Tiến có sự thay đổi từ Pop đơn thuần sang phong cách dân gian đương đại và được khán giả đón nhận như: Tùy hứng lý ngựa ô, Ngẫu hứng sông Hồng, Quê nhà...
Năm 2000, Trần Tiến tổ chức liveshow đầu tiên tại Nhà hát Hòa Bình và được Hãng phim Phương Nam sản xuất mang tên Ngẫu hứng Trần Tiến. Ông là người dẫn chuyện kiêm nhạc sĩ và hát xuyên suốt chương trình với các ca sĩ như: Trần Thu Hà, Ngọc Anh 3A, Phương Thanh, Hồng Nhung...
Năm 2005, ca khúc Mưa bay tháp cổ của ông được ca sĩ Tùng Dương thể hiện thành công và giành giải Bài hát của tháng trong chương trình Bài hát Việt. Năm 2006, những ca khúc như: Bình nguyên xa vắng, Ra ngõ mà yêu, Lữ khách sông Hồng, Mưa bay tháp cổ, Quê nhà... xuất hiện trong album Đối thoại 06 của cháu gái Trần Tiến - ca sĩ Trần Thu Hà.
Nhạc sĩ Trần Tiến và cô cháu gái Trần Thu Hà.
Năm 2007, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Bài ca thanh niên ra tiền tuyến (1967), Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp (1968), Giai điệu Tổ quốc (1980), Chiếc vòng cầu hôn (1984), Tùy hứng ngựa ô (1987), Chị tôi (1997).
Tháng 12/2020, bộ phim tài liệu về cuộc đời nhạc sĩ Trần Tiến mang tên Màu cỏ úa do đạo diễn Lan Nguyên thực hiện ra rạp và được đón nhận nhiệt liệt.
Ngày 9/5/2022, ông cùng rapper Đen Vâu ra mắt MV Đi trong mùa hè khơi dậy niềm tự hào, truyền tải ước mơ về chiến thắng vinh quang, kể câu chuyện về bóng đá qua nhiều góc nhìn thú vị, gần gũi.
Ung thư vòm họng giai đoạn IV, trải qua 30 lần xạ trị
Trần Tiến là người mở đầu cho dòng âm nhạc dân ca đương đại nở rộ sau này.
Ngày 13/5/2023, hành trình hơn 50 năm sáng tác, phiêu bạt, say mê âm nhạc của Trần Tiến được khắc họa trong chương trình đêm nhạc Nửa thế kỷ phiêu bạt.
Trong live show này, nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ với khán giả câu chuyện chống chọi căn bệnh ung thư vòm họng giai đoạn IV. Sáng tác nhiều bài hát với những nốt trầm da diết nhưng ông thú nhận rất sợ buồn. Khi mắc bạo bệnh, Trần Tiến càng quý niềm vui, sự tích cực hơn hết.
Khát vọng sống và niềm đam mê âm nhạc đã giúp ông vẫn "hiên ngang" sau 30 lần hóa trị. "Đến lần xạ trị thứ 30, tôi hoàn toàn không dậy nổi. Nhưng lúc đó, những giai điệu nói với tôi rằng: Trần Tiến đâu? Dậy đi, đừng hèn thế! Thế là lúc tôi viết ra bài Không gục ngã", nhạc sĩ kể lại trong chương trình Cassette Hoài niệm.
Ở tuổi U80, người nhạc sĩ tài hoa vẫn viết rất nhiều ca khúc mới. Nhạc của ông còn được phát trên nền tảng Spotify, YouTube Music, Apple Music...
Nhạc sĩ Trần Tiến kể rằng, thời trước viết nhạc không để kiếm tiền, cũng chẳng ai trả tiền. Cứ thế hồn nhiên viết để tự sướng, khoe với bạn bè rồi cất vào ngăn kéo. Các ca sĩ thấy ông hát trên sân khấu, hoặc nghe đồn, tìm đến xin bài là nhạc sĩ tặng miễn phí.
16 năm "ở ẩn" tại Vũng Tàu, nhiều bạn trẻ thấy ông còn hàng trăm bài hát không ai biết đến mới lập ra trang web, đăng ký trên các nền tảng nhạc đơn thuần, không quảng cáo cho mọi người cùng thưởng thức.
Nhạc sĩ Trần Tiến bên cây đàn quen thuộc.
Không chỉ đắm đuối với âm nhạc, Trần Tiến còn xuất bản sách, cuốn tự truyện Ngẫu hứng là 27 khúc "ngẫu hứng văn xuôi" thể hiện một con người rất đỗi đời thường. Những câu chuyện, hình ảnh dung dị là những mảnh ghép làm nên cuộc đời ông với nhiều góc cạnh đối lập - đó là sự phóng khoáng, bụi bặm nhưng lại sâu sắc, thâm trầm...
Ca khúc đánh dấu chuyện tình đẹp như mơ và cuộc hôn nhân hơn nửa thế kỷ
Nhạc sĩ Trần Tiến và cô giáo Bích Ngà đều sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Năm 1971, họ gặp nhau rất tình cờ. Lúc ấy, Bích Ngà là sinh viên sư phạm, ban đêm phụ cha bán vé ở rạp hát Đại Nam. Nghe đồn một chàng trai vừa từ chiến trường Lào trở về có bài hát Cô gái Sầm Nưa rất hay nên sau khi bán hết vé, Bích Ngà vào rạp xem thử.
Trên sân khấu, Trần Tiến đang biểu diễn trông thấy khán giả đặc biệt - một thiếu nữ xinh đẹp đứng dựa tường nghe mình hát. Tiếp đến là chuỗi ngày nhạc sĩ theo đuổi Bích Ngà rất gian nan. Sau hơn 2 năm kiên trì chứng minh tấm lòng chân thành, Trần Tiến cũng được toại nguyện.
50 năm sống cùng người vợ đảm đang Bích Ngà, nhạc sĩ Trần Tiến toàn tâm toàn ý với âm nhạc. Ông không chỉ sở hữu số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn rất đa dạng đề tài. Viết về tình yêu đôi lứa, Trần Tiến có: Ngựa ô thương nhớ, Tạm biệt chim én, Ngẫu hứng giao duyên, Trái tim nhiều ngăn, Tiếng trống Paranưng hay Chuyện tình thảo nguyên.
Với đề tài Hà Nội, người nghe ấn tượng với các ca khúc Hà Nội năm 2000, Phố nghèo, Ngẫu hứng sông Hồng hay Ngẫu hứng phố. Với mảng đề tài xã hội, nhạc sĩ Trần Tiến có bài hát Sao em nỡ vội lấy chồng, Mặt trời bé con, Vết chân tròn trên cát, Sói con ngơ ngác.
Vợ chồng nhạc sĩ Trần Tiến - Bích Ngà đã có nửa thế kỷ đồng hành cùng nhau.
Wren Evans đánh úp tung bài hát đậm chất Y2K - dự đoán trở thành hit lớn tiếp theo Thay đổi phong cách xoành xoạch, Wren Evans bất ngờ "thả xích" cho ca khúc Y2K thả thính tan chảy Tối 13/06/2024, Wren Evans bất ngờ tung audio cho ca khúc Để Ý trên khắp các nền tảng âm nhạc, mang âm hưởng trẻ trung, mới lạ khác hẳn những ca khúc trước đó. Đây là sản phẩm âm nhạc chính thức sau...