Splinter Cell sẽ đứng chung chiến tuyến Havok cùng Diablo
Một thông tin mới rất đáng chú ý với game thủ: hãng game Pháp Ubisoft sẽ sử dụng engine vật lý Havok cho các game sắp tới. Như vậy, từ nay đội quân game hùng hậu của Ubisoft sẽ khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới.
Havok, hãng phát triển phần mềm game vừa cho biết đã đạt được một thoả thuận quan trọng với Ubisoft. Theo đó, cha đẻ của Assassin’s Creed sẽ sử dụng engine vật lý Havok cho các game sắp tới trên mọi hệ máy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Ubisoft không còn cần tới nền tảng PhysX của Nvidia nữa.
Việc chuyển từ engine PhysX sang Havok cũng hứa hẹn những cách tân trong cách làm game của Ubisoft. Với engine mới, Ubisoft có điều kiện phát huy sức mạnh của các bộ xử lý đa nhân và GPU. Những tựa game của Ubisoft từng sử dụng nền tảng Havok là Assassin’s Creed, Tom Clancy’s Ghost Recon, Prince of Persia, Shaun White Snowboarding, Tom Clancy’s Rainbow Six và Tom Clancy’s Splinter Cell.
Havok rất nổi tiếng với engine vật lý của mình. Quan trọng chẳng kém gì engine đồ hoạ, engine vật lý đóng vai trò tăng cường độ chân thực của game và ưu tiên tốc độ mô phỏng vật lý cao hơn. Một vài tên tuổi nổi tiếng là: Havok, PhysX, Farseer…
Diablo 3 danh tiếng cũng sử dụng engine Havok.
Hiện tại, Havok có tới 6 phần mềm hỗ trợ phát triển game là:
Havok AI: cung cấp một bộ công cụ phát triển phần mềm để định hướng, dò đường và dẫn đường trong mội trường game đa dạng.
Havok Animation: chuỗi công cụ nhanh hơn và linh hoạt hơn trong việc tối ưu khả năng phát lại các cử động theo thời gian thực.
Havok Behaviour: phát triển chuỗi hành vi, sự kiện có trong game.
Havok Cloth: công cụ thiết kế cử động, trang phục, các bộ phận trên cơ thể nhân vật cho phù hợp với thực tế.
Video đang HOT
Havok Destruction: hệ thống giả lập tái hiện lại sự phá huỷ của vật thể.
Havok Physics: giải pháp mô phỏng các va đập vật lý thời gian thực.
Chưa biết Ubisoft sẽ lựa chọn gói giải pháp nào nhưng chắc chắn động thái của đại gia Pháp sẽ càng làm nóng thêm cuộc chiến giữa hai engine hàng đầu: Havok và PhysX.
Havok cho những hiệu ứng vật lý đẹp mắt và chân thực.
2010 - Cuộc chiến của những tựa game độc quyền (Phần 1)
Hãy cùng điểm mặt những "quân bài chủ lực" của hai vị đại gia Sony và Microsoft trong cuộc chiến tranh giành ngôi vương của hệ console năm 2010.
Đối với những vị đại gia như Sony và Microsoft, những tựa game độc quyền dành cho PS3 và Xbox 360 là những quân át chủ bài giúp họ lôi kéo những khách hàng tiềm năng về phía mình. Thế nên, hệ máy console nào sở hữu được nhiều tựa game độc quyền hơn và đánh trúng tâm lý của khách hàng hơn thì cũng đồng nghĩa với việc nắm chắc hơn một nửa phần thắng trong tay.
Những tựa game xuất hiện trong danh sách dưới đây sẽ được chia ra thành các dòng game để các bạn có thể tiện so sánh
1. Hành động
God of War III (PS3) vs Splinter Cell: Conviction (Xbox 360)
God of War III.
Có lẽ sẽ hơi khập khiễng nếu đem so sánh Splinter Cell: Conviction với một quả bom tấn như God of War III nhưng thật sự, ở thời điểm hiện tại, hệ máy Xbox 360 của Microsoft vẫn chưa có được một tựa game hành động nào đủ lớn để có thể so sánh với chiến thần của Sony.
Nếu như trong quá khứ, Microsoft còn có thể dựa vào sức ảnh hưởng của dòng game Ninja Gaiden thì giờ đây chỗ dựa vững chắc này đã không còn được như trước kia bởi quan hệ của họ với Team Ninja đã thay đổi nhiều kể từ sau sự "thay máu" trong nội bộ nhóm phát triển này.
Splinter Cell: Conviction.
God of War III - phần thứ ba của một trong những series game lừng danh nhất trên hệ máy PS2 hứa hẹn sẽ là quân át chủ bài để Sony làm khuynh đảo làng game đầu năm 2010. Bên cạnh đó, Splinter Cell: Conviction cũng đồng thời là phiên bản tiếp theo của một trong những series game hành động lén lút đình đám nhất thế giới.
2. Phiêu lưu
Heavy Rain (PS3) vs Alan Wake (Xbox 360)
Heavy Rain.
Cùng nhấn mạnh vào yếu tố tâm lý hồi hộp trong nội dung của mình, hai tựa game phiêu lưu đình đám này chỉ khác nhau duy nhất ở phần cốt lõi trong gameplay. Nếu như Heavy Rain chọn cho mình một lối chơi tương tác mới lạ và phóng khoáng thì Alan Wake lại sử dụng những yếu tố của dòng game hành động để đưa ra những đòn cân não về phía người chơi.
Alan Wake.
Cuộc ganh đua cân tài cân sức của hai tựa game này đang được thế giới trông đợi và dõi theo từng bước một phần cũng là bởi một trong hai sẽ là đại diện danh dự cho hệ máy của mình để cạnh tranh trực tiếp với đối thủ còn lại.
Tuy vậy, sự ra đời của hai dự án này cũng sẽ đem tới một cảm giác hồi sinh cho dòng game phiêu lưu những năm gần đây.
3. MMORPG
Final Fantasy XIV (PS3) vs The Secret World (Xbox 360)
Final Fantasy XIV.
Sự phát triển của những hệ máy next-gen console trong những năm trở lại đây đã khiến ngay cả những hãng game online - đối tác trung thành của hệ máy PC - cũng phải để mắt tới. Gần đây, nhiều hãng game tên tuổi cũng đã công bố rằng sẽ đưa những tựa game MMORPG đình đám của mình lên các hệ máy console. Final Fantasy XIV và The Secret World chính là hai cái tên mà chúng ta cần đặc biệt chú ý trong số đó.
Trong khi Final Fantasy XIV là phiên bản nâng cấp toàn diện của một trong những game MMORPG nổi tiếng năm xưa của Square Enix thì The Secret World lại được trông đợi rằng sẽ mang tới những bước chuyển mình mới lạ cho dòng game MMORPG từ xưa đến nay.
The Secret World.
Bên cạnh đó, nếu nhìn vào những đoạn phim CG của The Secret World mà nhà sản xuất đã công bố trong thời gian qua, chúng ta có thể phần nào hình dung về mức độ nghiêm túc của họ khi thực hiện dự án MMORPG lấy bối cảnh hiện đại xen lẫn với chút huyền hoặc này.
Beyonce muốn làm game khiêu vũ Sau khi đã trở thành một trong những nữ ca sĩ hàng đầu thế giới và tấn công vào ngành công nghiệp thời trang, giờ đây Beyonce lại muốn lấn sân sang lĩnh vực game. Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây tại Los Angeles, ngôi sao 27 tuổi cho biết cô có dự định sẽ phát triển một tựa game...