Splinter Cell: Conviction sẽ lại nhận đặt quảng cáo trong game
Mới đây, nhà sản xuất của Splinter Cell: Conviction đã công bố việc họ sẽ tiếp tục nhận đặt quảng cáo trong game giống như đã làm với một số phiên bản của dòng game này trước đây. Thậm chí, số lượng quảng cáo sẽ còn xuất hiện nhiều hơn “nhờ vào” lối thiết kế mới của game.
Một số bài viết gần đây đã đề cập đến việc tựa game này sẽ khéo léo chiếu những suy nghĩ ám ảnh trong tiềm thức của nhân vật chính Sam Fisher lên tường để nhắc nhở người chơi về những mục tiêu trước mắt của mình.
Cách làm này không chỉ tạo ra một hướng hỗ trợ mới trong game mà còn trở thành đất sống cho những loại hình quảng cáo trong game. Khả năng thay đổi quang cảnh môi trường một cách năng động này sẽ giúp nhà sản xuất có thể đặt vô số loại hình quảng cáo từ hình ảnh đến video vào game.
Không chỉ dừng lại ở đó, những “thông điệp” mang tính thương mại này còn có thể xuất hiện ngay cả trong một số cảnh tra khảo của game.
Giải thích cho sự việc kì lạ này, đại diện của Ubisoft là ông Jeffrey Dickstein cho biết rằng: “Khi nện đầu một tên khủng bố vào bồn cầu, người chơi sẽ tự hỏi liệu đó có phải là mẫu sản phẩm mới nhất mà mình nên mua hay không”.
Video đang HOT
Lối liên tưởng thái quá này của ông Dickstein một phần nào đó phản ảnh nỗ lực của nhà sản xuất trong việc nối liền sự tồn tại của hai thế giới thực và ảo. Mỗi game thủ cũng đồng thời là một con người bình thường và họ vẫn cần phải tồn tại trong thế giới thực của mình.
Vậy nên, việc đưa những loại hình quảng cáo vào game là một việc làm mà các công ty làm game nên đặc biệt quan tâm. Cách làm này không chỉ gia tăng phạm vi ảnh hưởng của mỗi tựa game mà còn đem lại một nguồn đầu tư không nhỏ họ.
Quảng cáo đã đem lại một nguồn thu không nhỏ cho Metal Gear Solid 4.
Nhà sản xuất cũng hứa hẹn với các đối tác của mình rằng họ sẽ thiết kế ra một số vị trí gây chú ý đặc biệt để quảng bá cho các sản phẩm của họ. Các công ty sẽ không phải lo đến việc sản phẩm của mình bị lãng quên.
Được biết, trước đây, việc đưa các sản phẩm quảng cáo vào game đã xuất hiện trong dòng game này. Một ví dụ điển hình trong đó là việc nhân vật chính Sam Fisher đã sử dụng chiếc điện thoại K500 của hãng Sony Ericsson trong phiên bản Pandora Tomorrow.
Chiếc điện thoại K500 của Sony Ericsson đã được Sam Fisher sử dụng trong game.
Splinter Cell: Conviction sẽ được phát hành vào ngày 23 tháng 2 năm sau trên hai hệ máy PC và Xbox 360.
Splinter Cell sẽ đứng chung chiến tuyến Havok cùng Diablo
Một thông tin mới rất đáng chú ý với game thủ: hãng game Pháp Ubisoft sẽ sử dụng engine vật lý Havok cho các game sắp tới. Như vậy, từ nay đội quân game hùng hậu của Ubisoft sẽ khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới.
Havok, hãng phát triển phần mềm game vừa cho biết đã đạt được một thoả thuận quan trọng với Ubisoft. Theo đó, cha đẻ của Assassin's Creed sẽ sử dụng engine vật lý Havok cho các game sắp tới trên mọi hệ máy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Ubisoft không còn cần tới nền tảng PhysX của Nvidia nữa.
Việc chuyển từ engine PhysX sang Havok cũng hứa hẹn những cách tân trong cách làm game của Ubisoft. Với engine mới, Ubisoft có điều kiện phát huy sức mạnh của các bộ xử lý đa nhân và GPU. Những tựa game của Ubisoft từng sử dụng nền tảng Havok là Assassin's Creed, Tom Clancy's Ghost Recon, Prince of Persia, Shaun White Snowboarding, Tom Clancy's Rainbow Six và Tom Clancy's Splinter Cell.
Havok rất nổi tiếng với engine vật lý của mình. Quan trọng chẳng kém gì engine đồ hoạ, engine vật lý đóng vai trò tăng cường độ chân thực của game và ưu tiên tốc độ mô phỏng vật lý cao hơn. Một vài tên tuổi nổi tiếng là: Havok, PhysX, Farseer...
Diablo 3 danh tiếng cũng sử dụng engine Havok.
Hiện tại, Havok có tới 6 phần mềm hỗ trợ phát triển game là:
Havok AI: cung cấp một bộ công cụ phát triển phần mềm để định hướng, dò đường và dẫn đường trong mội trường game đa dạng.
Havok Animation: chuỗi công cụ nhanh hơn và linh hoạt hơn trong việc tối ưu khả năng phát lại các cử động theo thời gian thực.
Havok Behaviour: phát triển chuỗi hành vi, sự kiện có trong game.
Havok Cloth: công cụ thiết kế cử động, trang phục, các bộ phận trên cơ thể nhân vật cho phù hợp với thực tế.
Havok Destruction: hệ thống giả lập tái hiện lại sự phá huỷ của vật thể.
Havok Physics: giải pháp mô phỏng các va đập vật lý thời gian thực.
Chưa biết Ubisoft sẽ lựa chọn gói giải pháp nào nhưng chắc chắn động thái của đại gia Pháp sẽ càng làm nóng thêm cuộc chiến giữa hai engine hàng đầu: Havok và PhysX.
Havok cho những hiệu ứng vật lý đẹp mắt và chân thực.