Special (Netflix) Lời tự sự chân thành của một người đặc biệt theo cách không mong muốn nhất.
Special là một series tái hiện những cảm xúc của chính tác giả về khoảng thời gian anh sống và làm việc tại thành phố Los Angeles với tư cách là một người đồng tính khuyết tật bằng ngôn ngữ điện ảnh.
“Trước tôi sống khép mình khi biết mình là gay. Tôi sống khép kín vì khuyết tật. Và giờ tôi không muốn sống khép mình nữa” – Ryan Kayes.
Dựa trên hồi kí được viết vào năm 2015 của Ryan O’Connell, Special là một series tái hiện những cảm xúc của chính tác giả về khoảng thời gian anh sống và làm việc tại thành phố Los Angeles với tư cách là một người đồng tính khuyết tật bằng ngôn ngữ điện ảnh.
Nhân vật chính Ryan Kayes, do chính Ryan O’Connell thủ vai, mới hơn 20 tuổi, bại não, đồng tính, còn “nguyên” và sống phụ thuộc vào người mẹ Karen có bản năng bảo vệ quá mạnh mẽ đứa con khiếm khuyết. Cuộc sống của Ryan là chuỗi ngày vật lộn với các hoạt động đơn giản nhất như buộc dây giày hay mở hộp đựng đồ, do căn bệnh bại não không cho phép anh phối hợp tay chân như người bình thường.
Ryan Kayes – Được chính Ryan O’Connell, một người đồng tính và bại não nhẹ ngoài đời, thủ vai (Nguồn: NBC News)
Nhưng rồi anh có được một chân thực tập tại một trang blog và việc tiếp xúc với môi trường công sở khiến Ryan thay đổi. Anh bắt đầu tập tành sống tự lập, kiên quyết dọn ra ngoài như một người trưởng thành thật sự, học cách để yêu người, học cách để yêu mình và chấp nhận căn bệnh bại não vốn là một phần của anh. Oái oăm thay, hành trình của Ryan lại bắt đầu bằng một lời nói dối.
Special không phải là series đầu tiên khắc họa cuộc sống của người khuyết tật. Trước đó, đã có hàng loạt bộ phim lấy chủ đề tương tự và chiếm được nhiều cảm tình của khán giả như Speechless hay Atypical. Về khía cạnh đồng tính, nền điện ảnh ngày nay cũng không thiếu những bộ phim về cộng đồng LGBTQ vừa hay vừa lay động. Nhưng không vì thế mà Special chìm nghỉm giữa một rừng các đàn anh đi trước. Đúng như tên gọi của nó, bộ phim này vẫn chứa đựng những điều đặc biệt.
Không chỉ đơn thuần là một bộ phim về LGBTQ
(Nguồn: Stage 13)
Đầu tiên, đây không chỉ đơn thuần là một series nói về cộng đồng những xú hướng quab hệ thiểu số. Bởi Ryan không phải một chàng gay thông thường. Anh đang phải sống với chứng bệnh bại não không có thuốc chữa và sống trong một thế giới mà đồng tính không còn là điều cấm kị. Điều đó biến Ryan từ một chàng gay bại não trở thành một anh chàng bại não, hoặc nếu nói trắng ra, là một người khuyết tật.
Ryan đủ nhạy cảm để nhận ra mình may mắn hơn nhiều người cùng cảnh ngộ. Nhiều người trong số đó không thể cử động tay chân, phải sống cả đời trên xe lăn, không thể nói chuyện hay sử dụng não bộ. Nhưng đối với anh, việc anh có thể thực hiện phần lớn chức năng của cơ thể khiến anh lạc lõng. Ryan luôn cảm thấy bản thân không đủ khuyết tật để xã hội coi là khuyết tật, nhưng anh cũng không thể đáp ứng tiêu chí làm một người bình thường. Như cái cảm giác chỉ có thể yêu người cũng giới, Ryan luôn mắc kẹt ở chốn mà theo anh là khoảng lưng chừng. Chỉ có điều, đồng tính là điều bình thường, nhưng bại não lại biến anh thành một điều đặc biệt mà bản thân và những người khác đều không mong muốn. Và điều đó làm tổn thương anh sâu sắc.
Bộ phim mang đến cho người xem cuộc sống đầy cảm giác bất lực của một con người mang khiếm khuyết qua thế giới quan của Ryan Kayes/Ryan O’Connell. Tuy nhiên, đen tối và nghiêm túc không phải là tông màu chủ đạo của series. Bản chất của Special là một series thuộc thể loại đời thường (slice of life) kết hợp với chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) để tái hiện những sự kiện không thể bình thường hơn của một con người: tự lập – yêu đương – việc làm – các mối quan hệ khác. Ryan chỉ chật vật với nó một chút thôi.
(Nguồn: Bustle)
Đó là một thế giới mà những công việc nhỏ nhất cũng nằm ngoài tầm tay và các mối quan hệ lãng mạn là con số không tròn trĩnh. Các mối quan hệ khác cũng gập ghềnh theo. Điển hình là sợi dây liên kết với giữa một cá nhân khiếm khuyết – Ryan – và người chăm sóc chính – Karen ( Jessica Hecht). Nếu Special là những lời nhắn nhủ, thì một trong số đó sẽ là việc chăm sóc một đứa con như Ryan vắc kiệt sức lực và tuổi xuân đến nhường nào.
Nhưng đó cũng là thế giới mà Ryan lần đầu có dũng khí để mất “zin” với một chàng trai bao vui tính, biết cảm thông. Một thế giới mà anh chàng “cảm nắng” một người gần như ngoài tầm với của mình. Đó cũng là nơi mà anh được lần đầu được nhảy nhót trên chiếc giường vì giờ đây đã được sống một mình. Nơi anh phải chấp nhận mặt tối của bản thân khi hẹn hò với một chàng khiếm thính. Và cuối cùng, anh phải chấp nhận chính mình.
Một điều kì lạ là câu truyện của Ryan có thể khiến người xem liên tưởng đến bản thân cho dù chúng ta có thẳng và bình thường về mặt thể chất đến đâu. Suy cho cùng, lột bỏ sự khiếm khuyết, lột bỏ cả xu hướng quan hệ, Ryan chỉ là một chàng trai mới hai mươi đang tập tễnh khám phá thế giới rộng lớn – một cơn ác mộng ngọt ngào mà bất cứ ai rồi cũng trải qua.
Video đang HOT
Mỗi tập phim của series không gai góc chút nào. Ngược lại, chúng khiến người xem phải bật cười trước độ dễ thương từ quan điểm sống đến quan hệ, sự thông minh và cá tính có chút trẻ con của Ryan. Bộ phim làm tôi nhớ đến mùi vị của giỏ trái cây. Hết thảy 8 tập phim của Special đều mang trong mình những vị ngọt, chua, thanh, bùi xen lẫn chút vị chát nhẹ.
(Nguồn: Interprete Me)
Định dạng dễ xem
Mùa đầu tiên của series chỉ có 8 tập phim dài 15 phút một tập với một khía cạnh cuộc sống của Ryan. Thật không ngoa khi nói chủ nghĩa tối giản được tôn vinh ở Special. Trong khung giờ 15 phút ngắn ngủi, nội dung của từng tập đều được tinh lược hết những chi tiết không cần thiết để tập trung truyền tải ý chính của từng tập phim. Bối cảnh của từng tập phim không nhiều, chỉ bao gồm công ty – nhà – và những nơi khác. Dàn diễn viên cũng theo đó mà nhỏ gọn theo. Nhịp phim cũng dồn dập hơn.
Nếu khán giả đã từng xem Love, Death & Robot, thì định dạng này không hề lạ lẫm chút nào. Điều khác biệt là Special là một câu truyện liền mạch có 8 chương thay vì là một series với 8 câu truyện riêng lẻ.
(Nguồn: The Daily Dot)
Với độ dài như vậy, người xem sẽ không thấy mệt mỏi hay nhàm chán khi dõi theo hành trình của Ryan Kayes. Ngược lại, cái tình và độ sâu sắc của của từng tập phim lại có thể khiến khán giả thấy nghiện và mong chờ những gì diễn ra tiếp theo.
Tuy nhiên, thời lượng phá cách này cũng chính là điểm đáng tiếc của phim. Nhiều chi tiết trong phim trôi qua quá nhanh. Đặc biệt là những xung đột như nỗi bất hòa âm ỉ giữa người mẹ tận tụy Karen và Ryan đã đạt đến điểm bùng nổ ở tập cuối, nhưng lại kết thúc trong chớp nhoáng khiến người xem hụt hẫn.
Tạm kết
Không nên thơ như Gọi Em Bằng Tên Anh hay dữ dội xúc cảm như Ánh Trăng (2016), cũng không nóng bỏng như Queers at Folk (2000), Special như một buổi sáng sớm tinh mơ – nhẹ nhàng, trong lành mà ngắn ngủi. Tuy nhiên, 15 phút mỗi tập của Special vẫn dạt dào xúc cảm.
Nếu đã quá mệt mỏi với những thước phim khổ đau, thì bạn nên đi xem Special đi thôi. Ngắn gọn nhưng tinh tế và giàu cảm xúc, series Special mang đến một thế giới đầy ấp tiếng cười và những ý nghĩa nhân văn được truyền tải một cách nhẹ nhàng và chân thành nhất.
Theo moveek.com
Không thể rời mắt khỏi Bodyguard Series phá vỡ nhiều kỉ lục và định nghĩa lại thể loại phim chính trị
Chỉ với 10' mở đầu thôi và bạn sẽ không thể rời mắt khỏi màn hình suốt 6 giờ tiếp theo đấy!
(ảnh: IMDb)
Bodyguard là thể loại phim chính kịch, hành động, giật gân và mang nhiều yếu tố chính trị. Thoạt nghe đến hai từ "chính trị" nhiều khán giả sẽ nghĩ loạt phim này khô khan nhàm chán và là loại thuốc ngủ liều cao; thế nhưng cái hay ở Bodyguard là lấy yếu tố này làm bàn đạp để phá vỡ và bộc lộ mặt tối của nhiều vấn đề bạn sẽ không bao giờ ngờ tới.
Bodyguard (tạm dịch: Vệ sĩ) là loạt phim truyền hình của Anh, được viết bởi Jed Mercurio, gồm 6 tập cho mùa 1. Phim có sự góp mặt của Richard Madden trong vai anh chàng vệ sĩ David Budd và Keeley Hawes trong vai Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Julia Montague. Tuy là thể loại hành động chính kịch nhưng chemistry của David và Julia cũng rất bùng nổ bất chấp khoảng cách tuổi tác chị-em.
Phim bạo lực gắn mác 16 ...
(ảnh: IMDb)
Bodyguard kể về David Budd (Richard Madden), một người lính đã giải ngũ và hiện đang làm vệ sĩ cho bộ trưởng Nội Vụ Julia Montague (Keeley Hawes). Loạt phim này không thiếu cảnh đổ máu, bạo lực, nhưng nhà sản xuất biết tiết chế để vừa tạo sự gay cấn lại không làm khán giả choáng ngợp.
Tuy nam chính là một người lính, cảnh sát và vệ sĩ nhưng Bodyguard không như nhiều phim cùng đề tài quá phô diễn các phân cảnh đánh đấm hành động. Nếu bạn đã ngán những pha đấu tay đôi của anh nam chính giỏi võ với bọn phản diện, quá dễ đoán và nhạt nhẽo thì chắc chắn Bodyguard khác biệt và gay cấn hơn nhiều. Yếu tố bạo lực của phim thể hiện nhiều hơn ở những phân cảnh bất ngờ, không có sự báo trước và..."Bùm", tất cả chỉ còn là cát bụi.
Loạt phim tập trung đặc tả sự khốc liệt và nguy hiểm của những người làm chính trị. Công việc của họ ảnh hưởng đến rất nhiều sinh mạng, chỉ một câu "đồng ý" hay một cái bấm nút cũng có thể hủy loại cả trăm con người. Và hiển nhiên họ cũng có rất nhiều kẻ thù. Không ngạc nhiên khi bà bộ trưởng Nội Vụ Julia Montague năm lần bảy lượt lọt vào tầm ngắm của nhiều vụ ám sát, hết bắn tỉa lại đến nổ bom.
Julia Montague (ảnh: IMDb)
Bodyguard được gắn mác 16 trên Netflix là có lí do, ngoài yếu tố bạo lực phim cũng xuất hiện một vài phân cảnh "tình cảm ướt át" của cặp đôi Julia - bà bộ trưởng Nội Vụ và David - anh chàng vệ sĩ quyến rũ. Nhiều khán giả nhận xét yếu tố "mây mưa" của hai nhân vật này là khá thừa thãi và không hợp lí với mạch phim, nhưng nhà sản xuất cho rằng làm vậy sẽ tăng lượt xem và sự tương tác, và họ đã đúng. Mặc dù chuyện với Julia không thành nhưng đây cũng là cảnh phim đáng nhớ với người hâm mộ.
(ảnh: IMDb)
(ảnh: IMDb)
... hay là câu chuyện về sự ám ảnh tâm lý của những người lính hậu chiến tranh
David Budd (ảnh: IMDb)
Nếu nghĩ Bodyguard như vế thứ hai của bài viết thì phim hiển nhiên sẽ có chiều sâu và sự nhân văn được tăng lên gấp bội. Và đúng là như vậy. Bodyguard kể về một người lính đã giải ngũ sau khi đóng quân tại Afghanistan. Ai biết nơi chiến trường khốc liệt đã xảy ra những điều đáng sợ gì và sang chấn tâm lý họ phải chịu nhiều ra sao. Không ngoại lệ, sau bao năm tháng phơi thân ngoài nơi mưa bom bão đạn, chứng kiến cái chết của các đồng đội, David bị rối loạn tâm lý nặng. Nhưng anh che dấu điều đó và cố tỏ ra bình thường để hòa nhập được với cuộc sống. Bình thường thì David mới có công việc ổn định mà lo cho gia đình, lo cho Vicky, Ella và Charlie. Ngoài phận sự là một người vệ sĩ - kẻ chết thay cho thân chủ, thì anh còn là người chồng, người cha cần làm tròn nghĩa vụ.
Bodyguard cho chúng ta thấy sự cần thiết và quan trọng trong việc tư vấn tâm lý của bất kì ngành nghề nào, đặc biệt là vấn đề chăm sóc tinh thần cho những "nạn nhân" của chiến tranh - David, và nhiều người lính khác. Giúp họ hòa nhập với cuộc sống sau giải ngũ và chữa lành sang chấn chiến tranh còn quan trọng hơn việc ném cho họ một công việc cho qua chuyện. Phân cảnh khi David đồng ý được tư vấn tâm lý như đã trút bỏ được gánh nặng trên vai khán giả từ tập 1.
(ảnh: IMDb)
Số phận của David Budd thật đáng thương, sống sót trở về từ cuộc chiến đẫm máu, chịu ám ảnh tâm lý nặng nề và giờ đây phải làm vệ sĩ cho người đã gián tiếp gây nên nỗi đau cho bản thân và cái chết của đồng đội. Đây lại là một điểm hay nữa của Bodyguard khi khắc họa được sự khốc liệt của chính trường, khiến ta thương cảm cho những con tốt nhỏ bé như David, chỉ biết vâng lời cấp trên mà năm lần bảy lượt bị nghi ngờ và gặp nguy hiểm.
Tuy nhiên, đầu phim đã xây dựng cho David Budd hình ảnh người cha thương con và người chồng thương vợ, làm ấm lòng biết bao con tim thiếu nữ; ngay tập tiếp theo, vì một lí do nào đó, anh chàng đã ngả vào lòng bà bộ trưởng đầy mãnh liệt và quyến rũ. Nhưng không hoàn toàn trách David được, bởi anh và Vicky đã ly thân và bản thân Vicky cũng có người tình mới. Tuy nhiên diễn biến như vậy cũng làm "nóng mắt" nhiều khán giả ủng hộ chế độ 1 vợ 1 chồng. Nhưng đừng quên Bodyguard là phim tâm lý của Anh, chuyện gì cũng có thể xảy ra và chuyện mây mưa của David và Julia cũng là điểm nhấn đặc biệt của loạt phim.
(ảnh: IMDb)
Vicky - vợ David (ảnh:IMDb)
Suốt 6 tập phim, Bodyguard mang lại cho người xem cảm giác gay cấn đến ngạt thở và sự mông lung không kém khi chẳng biết phải tin ai, kể cả anh chàng vệ sĩ David Budd. Mạch phim nhanh vừa phải, có thắt nút và mở nút nhưng dường như Jed Mercurio đã quá vội vàng khi kết phim ở tập 6. Jed vẽ ra quá nhiều sự rắc rối và những mối lo ngại nhưng lại giải quyết chóng vánh trong vài chục phút cuối phim. Tuy nhiên, tập cuối Bodyguard là một pha "cua gắt" thực sự, tập 6 có quá nhiều plot twist, đưa khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và khi tìm ra chân tướng của mọi vấn đề thì như trút được tảng đá nặng tựa Ngũ Hành sơn.
Có thể nói 5 tập đầu mạch phim vừa phải, xem và tiêu hóa rất vừa miệng thì hơn 60 phút kết phim sẽ "thổi bay não" mọi khán giả không tập trung. Vậy nên, Bodyguard sẽ rất thích hợp với ai hay động não khi xem, nếu hơn nửa đầu phim tập trung vào yếu tố chính trị thì thời gian còn lại như một khối rubik. Xoay mãi, xoay mãi, vừa xoay vừa đoán và khi hoàn thành khối lập phương thì cũng là lúc phát hiện lời giải cuối cùng. Nếu loạt phim có làm bạn rơi lệ vì thương David và phát điên vì sự ngu ngốc của cảnh sát thì hãy gắng xem nốt vì tập cuối sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
(ảnh: IMDb)
Ngoài tình tiết gay cấn thì mặt diễn xuất của Bodyguard cũng được đánh giá cao. Nam diễn viên sinh năm 1986 Richard Madden đã xuất sắc vào vai anh chàng vệ sĩ David Budd, thông minh, lịch sự, điển trai và trên hết là có tình có nghĩa. Vai diễn này trong Bodyguard đã đem lại cho anh đề cử của Giải Sự lựa chọn của các nhà phê bình truyền hình cho Nam diễn viên xuất sắc nhất trong Loạt phim Chính kịch. Đáng khen là anh không chỉnh giọng mà giữ nguyên giọng Scotland khi tham gia phim, mặc dù hơi khó nghe một chút nhưng sự quyến rũ trong tông giọng của Richard đạt điểm tuyệt đối.
Ngoài Richard Madden thì những cái tên như Sophie Rundle, Keeley Hawes, Vincent Franklin, Mike Travis, Deepak Sharma, Gina McKee, Anne Sampson, Pippa Haywood, Stuart Bowman... cũng để lại ấn tượng.
(ảnh: IMDb)
Bodyguard hiện đang có số điểm ấn tượng và nhận được nhiều nhận xét tích cực của khán giả trên các trang đánh giá và bình luận phim. 8.2/10 là số điểm của phim trên trang IMDb và 94% là độ "tươi" được chấm trên trang Rotten Tomatoes. Series được phát trên kênh BBC One vào ngày 26/8/2018 và đạt được lượng người xem cao nhất trong số các phim truyền hình mới của BBC, phá kỉ lục của năm 2008. Hiện loạt phim chưa có thông tin sẽ làm tiếp mùa 2 nhưng cùng hi vọng sẽ được gặp lại David Budd trong một diện mạo mới nhé.
Hiện Bodyguard đang được chiếu trên hệ thống Netflix với đầy đủ 6 tập.
Theo moveek.com
Sex Education Cuốn từ điển sống về giáo dục giới tính của nhà đài Netflix Cái tên phim nói lên tất cả, series Sex Education 16 mở đầu năm 2019 một cách mặn mà và hài hước không tưởng. Poster phim (ảnh: imdb) Sex Education là loạt phim truyền hình hài kịch của Anh, được sáng tạo bởi Laurie Nunn và ra mắt vào ngày 11 tháng 1 năm 2019 trên Netflix. Series có sự tham gia của...