Sốt xuất huyết ở TP HCM tăng theo tốc độ đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa cùng sự biến đổi khí hậu khiến bệnh sốt xuất huyết tại TP HCM ngày càng gia tăng.
Phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” sáng 11/5, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, năm 2018 thành phố có khoảng 28 nghìn người nhập viện và 10 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Năm 2017, hơn 19 nghìn trường hợp mắc bệnh.
Theo ông Hưng, các giám sát dịch tễ ghi nhận số ca bệnh sốt xuất huyết có khuynh hướng tăng dần qua các năm. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi vằn, loại muỗi lưu hành tại vùng nhiệt đới và gắn liền với đời sống dân cư đô thị.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng cùng ảnh hưởng biến đổi khí hậu càng làm cho bệnh trở thành gánh nặng sức khỏe, kinh tế với các quốc gia vùng nhiệt đới.
Các trung tâm y tế quận huyện tham gia diễu hành tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết sáng 11/5. Ảnh: Lê Phương.
Cuộc họp lần thứ 10 Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN năm 2010 đã đồng thuận lấy ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết”. Mỗi năm TP HCM đều phát động chiến dịch, tuyên truyền người dân loại bỏ, xử lý các vật chứa có thể chứa nước làm nguồn sinh sản cho muỗi khi mùa mưa đến.
Hiện vắcxin phòng bệnh sốt xuất huyết chỉ mới được thử nghiệm tại một số ít quốc gia. Việt Nam vẫn chưa có vắcxin này. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn là chủ động diệt loăng quăng ngay tại nơi ở, nơi làm việc.
Tăng cường diệt muỗi, diệt loăng quăng, đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thay nước ở các bình hoa, thả muối vào chén nước kê chân chạn. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh, lật úp dụng cụ chứa nước khi không dùng đến…
Video đang HOT
Cán bộ y tế dự phòng quận 6 (áo xanh) hướng dẫn người dân tìm vật chứa diệt loăng quăng phòng chống sốt xuất huyết. Ảnh: Bích Trang.
Khi nghi ngờ và phát hiện bệnh, cần đến cơ sở y tế điều trị. Người bệnh thường sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban.
Nặng hơn, người bệnh xuất hiện chấm xuất huyết ngoài da, ra máu cam, ra máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng… Nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Lê Phương
Theo VNE
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết vẫn liên tục nắng nóng kèm mưa nhiều
Thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa nhiều tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và gây bệnh. Người dân cần biết cách phòng bệnh sốt xuất huyết để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Theo thông tin của Sở Y tế Hà Nội, tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội có 185 ca sốt xuất huyết (tăng hơn 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2018).
PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, khuyến cáo, dù các dịch bệnh này vẫn trong tầm kiểm soát nhưng thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ mắc SXH cao sẽ tập trung ở các khu vực mật độ dân cư đông, các khu lao động, khu công nhân và sinh viên thuê trọ. Vì vậy, phòng chống sốt xuất huyết vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trọng tại các địa phương.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh.
Các biến chứng của sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh thường sốt cao 39-40 độ C kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt và có thêm các triệu chứng như khó chịu vật vã, xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc... Khi bị sốt xuất huyết cần phải theo dõi người bệnh sát sao, không được lơ là chủ quan. Người bệnh có thể trở nên nặng hơn và sốc, nguy cơ tử vong cao nếu không chữa trị kịp thời. Một số dấu hiệu nặng của bệnh bao gồm:
- Nôn nhiều
- Đau bụng
- Chân tay lạnh
- Tím tái
- Vã mồ hôi
- Ra máu mũi
- Ra máu chân răng...
Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì nặng nhất là tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận. Hai biến chứng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho người bệnh.
Một biến chứng thường gặp nữa là tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận. Đặc biệt, những bệnh nhân đã có những bệnh nền như suy thận, suy gan do rượu... mà bị sốt xuất huyết thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu đã bị giảm tiểu cầu, bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong.
Hai Bà Trưng phun thuốc diệt muỗi tại điểm có nguy cơ cao về sốt xuất huyết. (MT)
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là:
- Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
- Phòng chống muỗi đốt bằng cách: Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi.
- Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.
Theo Helino
Liên tiếp 3 người bị sốt xuất huyết "đoạt mạng" Chủ quan, nhập viện trễ khi mắc bệnh sốt xuất huyết đã khiến 3 trường hợp tại TPHCM liên tiếp tử vong. Sốt xuất huyết gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm, cộng đồng nên chủ động phòng và điều trị bệnh. Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Bác sĩ Lê Hồng Nga,...