Sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19: Triệu chứng ban đầu 2 bệnh giống nhau
Tuần qua TPHCM ghi nhận 6 ổ bệnh sốt xuất huyết ở 4 quận huyện, tăng 2 ổ bệnh so với tuần trước. Những ổ bệnh xuất hiện giữa lúc dịch COVID-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch ảnh hướng đến sức khoẻ người dân.
Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết. Ảnh: Hà Phương
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM đã có cuộc trao đổi với Lao Động xung quanh vấn đề này.
Thưa bác sĩ, giữa lúc dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra thì các ổ bệnh sốt xuất huyết lại xuất hiện ở TPHCM vào thời gian này. Vậy chúng ta đang đối mặt với nguy cơ như thế nào?
- Nếu trường hợp dịch chồng dịch thì sẽ gặp một số khó khăn. Sốt xuất huyết có biểu hiện giống bệnh nhân mắc COVID-19 là sốt, đau nhức, ho. Nếu người có triệu chứng này thì phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm sẽ tốn công, tốn sức hơn. Chưa kể quá trình cách ly điều trị cùng lúc 2 bệnh thì sẽ khó khăn hơn. Trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 mà còn có bệnh nền liên quan thì trong quá trình chữa trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, triệu chứng biểu hiện của 2 căn bệnh này có gì khác nhau để phân biệt được hay không?
Video đang HOT
- Đối với những người mắc COVID-19 hay sốt xuất huyết thì triệu chứng những ngày đầu khó phân biệt được. Đều sốt, ho, đau nhức. Bệnh này không chừa một ai, mọi lứa tuổi đều có thể mắc. Nếu có những biểu hiện này tốt nhất nên tự cách ly với những người trong gia đình, mang khẩu trang và đi tới các cơ sở y tế để khám bệnh.
- Bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và chất lượng sống. Người dân cần làm gì để phòng vừa phòng dịch COVID-19, vừa phòng dịch sốt xuất huyết vào lúc này?
Sốt xuất huyết là căn bệnh rất kinh điển từ trước tới nay. Nguyên nhân chính của sốt xuất huyết do vật trung gian là muỗi vằn. Loại muỗi này thường đẻ trong những lọ nước, rồi sinh sản và chích người vào ban ngày.
Nếu muốn diệt muỗi thì không còn biện pháp nào khác ngoài vệ sinh nhà cửa, diệt lăng quăng, phát quang bụi rậm. Ở trường học thì cũng thực hiện các biện pháp tương tự kể trên. Bệnh sốt xuất huyết không lây lan qua đường hô hấp nên không cần hạn chế tiếp xúc nhưng muỗi có thể mang bệnh từ người này sang người khác.
Trong thời gian này, ngoài sốt xuất huyết thì những bệnh mùa nào có thể bùng phát ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, thưa bác sĩ?
Có thể, vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới sẽ bùng phát tay chân miệng. Căn bệnh này thường cao điểm vào tháng 4,5,6 nhưng năm nay chưa có. Dự đoán vào tháng 9 và 10 sẽ bùng phát, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ.
Ngày 4.5, báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, tuần qua TPHCM ghi nhận 6 ổ bệnh sốt xuất huyết ở 4 quận huyện, tăng 2 ổ bệnh so với tuần trước. Ngành y tế đã xử lý phun hóa chất, diệt lăng quăng tại các ổ bệnh và những điểm nguy cơ.
Thành phố ghi nhận 65 ca sốt xuất huyết trong tuần qua, giảm hơn 43% với trung bình bốn tuần trước. Số bệnh nhân từ đầu năm đến nay là hơn 6.400, giảm 70% với cùng kỳ năm ngoái.
Các bệnh như tay chân miệng, sởi… cũng giảm mạnh. Trong tuần ghi nhận 9 ca tay chân miệng, giảm hơn 34% với trung bình bốn tuần trước, chưa xuất hiện ca tử vong. Từ đầu năm đến nay số bệnh nhân tay chân miệng là 453, giảm hơn 90% với cùng kỳ năm trước.
Khánh Hòa: Hơn 10.000 ca mắc sốt xuất huyết, khuyến cáo diệt lăng quăng
Ngày 6/12, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 11/2019, trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận hơn 10.600 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 2 ca tử vong.
Ảnh minh họa
Theo đó, một số huyện thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có số ca mắc SXH cao như TP Nha Trang hơn 5.000 ca, thị xã Ninh Hòa hơn 2.000 ca, huyện Diên Khánh và TP Cam Ranh đã có hơn 900 ca, huyện Vạn Ninh hơn 800 ca...
Trong tuần từ ngày 25/11-1/12, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 284 ca mắc mới, giảm 16% so với tuần liền kề trước đó.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa nhận định nếu không thực hiện tốt công tác diệt lăng quăng, bọ gậy thì trong tháng 1/2020 tình hình SXH có thể sẽ tăng.
Trung tâm này khuyến cáo toàn bộ người dân, các sở ngành cần tích cực phòng chống SXH. Trong đó cần chủ động tự tìm diệt lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình, thu gom phế thải tránh đọng nước, súc rửa bình hoa hàng tuần, sử dụng vợt điện diệt muỗi...
Trao đổi thêm với PV Dân trí, TS Trần Thị Tuyết Mai, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, công tác diệt lăng quăng, bọ gậy đã được thực hiện liên tục nhiều đợt trong năm để ngăn SXH.
"Từ đầu năm đến nay 8 huyện, thị xã, thành phố đã triển khai chiến dịch phun diệt chủ động 2 đợt vào tháng 5-6 và tháng 9-10/2019. Đoàn thanh niên cũng tham gia diệt bọ gậy 2 đợt trong năm và cũng đã có chiến dịch học sinh diệt bọ gậy. Ngoài ra còn những thôn trọng điểm, có nguy cơ cũng tổ chức diệt bọ gậy tần suất mỗi tuần/lần hoặc 2 tuần/lần", TS Mai cho hay.
Trước đó vào tháng 11/2019, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn có số mắc SXH cao.
Trong đó lưu ý UBND huyện, thị xã, thành phố tích cực xác định ổ dịch SXH, xử lý trên diện rộng, tuyên truyền cho các hộ gia đình tự ý thức, chủ động phòng chống SXH.
Tại TP Nha Trang cần thường xuyên tổ chức diệt lăng quăng, bọ gậy tại các công trình đang xây dựng.
Hải Đăng
Theo Dân trí
Nếu có những triệu chứng này, hãy đến bệnh viện gấp Theo thống kê đến nay đã có 50 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sốt xuất huyết. Các chuyên gia cho rằng, thời điểm này đang là cao điểm dịch sốt xuất huyết, thời gian tới dự báo có diễn biến phức tạp. Nếu có những triệu chứng dưới đây, bạn cần tới bệnh viện gấp. Bệnh nhân mắc sốt xuất...