Sốt xuất huyết đang vào đỉnh dịch, số ca mắc không ngừng gia tăng
Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội năm nay đến sớm hơn mọi năm, diễn biến phức tạp, thất thường và đang vào thời điểm đỉnh dịch, số ca mắc vẫn tiếp tục gia tăng.
Để hiểu rõ hơn về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội, phóng viên có buổi trao đổi với TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội.
Xin ông cho biết, tình hình dịch bệnh sốt x uất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội đến thời điểm hiện tại ?
Dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội trong thời gian gần đây diễn biến hết sức phức tạp.
Dịch đến sớm hơn mọi năm khoảng 2 tháng. Số mắc tăng nhanh và cao hơn cùng kỳ năm 2016, bắt đầu từ giữa tháng 5/2017.
Đến hết ngày 20/6, toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 2222 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 1 trường hợp tử vong. Bệnh nhân có ở 261/584 xã, phường, thị trấn tại 30 quận, huyện, thị xã.
Số người mắc sốt xuất huyết tăng nhanh trong những tuần gần đây là do thời tiết đang mùa nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Hơn nữa, tình trạng thiếu nước sạch, đặc biệt là vào mùa hè đã khiến người dân Hà Nội tích trữ nước trong bể, thùng, xô… để sử dụng.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch bệnh như vậy, ngành y tế Hà Nội đã làm gì để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân, thưa ông ?
Ngành y tế Hà Nội tập trung vào giám sát ổ dịch sốt xuất huyết, nhất là các ổ dịch cũ; xử lý ổ dịch mới kịp thời hoặc các khu vực có nguy cơ cao.
Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành chú trọng công tác giám sát dịch, đặc biệt là phát hiện sớm ca bệnh, xử lý triệt để, không để dịch lan rộng; tập trung tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu loại bỏ nơi sinh sản của muỗi và có biện pháp diệt bọ gậy để phòng bệnh sốt xuất huyết. Đồng thời, chỉ đạo các bệnh viện thực hiện tốt công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng để thông tin về tình hình bệnh nhân.
Trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện.
Như ông nói, ngành y tế đã có rất nhiều cố gắng trong công tác phòng chống dịch, song số bệnh nhân vẫn tiếp tục tăng trong thời gian gần đây, vậy nguyên nhân từ đâu, thưa ông ?
Mặc dù ngành y tế đã có rất nhiều cố gắng nhưng dịch bệnh vẫn có xu hướng gia tăng mạnh. Nguyên nhân là công tác điều tra xử lý ổ dịch nhỏ chưa triệt để và chất lượng chiến dịch diệt bọ gậy còn hạn chế.
Nhiều địa phương chưa lập được danh sách hộ gia đình trong khu vực ổ dịch; số hộ gia đình tham gia phun hóa chất chưa đạt tỷ lệ mong muốn là trên 90%.
Chiến dịch diệt bọ gậy ở một số xã, phường còn nặng về hình thức mà chưa làm quyết liệt, triệt để dẫn đến vẫn còn những ổ bọ gậy ngay sau chiến dịch.
Vậy theo ông, làm thế nào để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả hơn?
Hiện ngành y tế đang tập trung nguồn nhân lực, phương tiện, máy phun, hóa chất sẵn sàng cho công tác phòng chống dịch.
Trong giai đoạn này, việc phun hóa chất diệt muỗi là cần thiết. Chính vì vậy, người dân cần phối hợp với ngành y tế để tỷ lệ phun hóa chất diệt muỗi ở mức cao thì công tác phòng chống dịch bệnh mới đạt hiệu quả.
Bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Do vậy, người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, lốp xe cũ,… Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Trong trường hợp bị sốt cao liên tục nhiều ngày, người dân cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời báo ngay cho trạm y tế khu vực mình sinh sống, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.
PV: Trân trọng cảm ơn ông !
Theo Danviet
Sắp thả muỗi vằn ở Nha Trang để phòng sốt xuất huyết, Zika
Từ tháng 3/2017, mỗi tuần, các chuyên gia y tế sẽ thả khoảng 100 con muỗi vằn ở Nha Trang để làm giảm số lượng muỗi vằn tự nhiên truyền bệnh và phòng sốt xuất huyết và Zika.
Muỗi là thủ phạm chính gây bệnh sốt xuất huyết và lan truyền dịch Zika.
Ngày 3/2, Bộ Y tế cho biết, Bộ này đã phê duyệt kế hoạch thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia phòng bệnh Sốt xuất huyết và Zika.
Theo đó, muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia sẽ được thả để giao phối với muỗi vằn không mang vi khuẩn Wolbachia. Khi đó, thế hệ muỗi mới được sinh ra đều mang vi khuẩn Wolbachia.
Vi khuẩn này sẽ giúp hạn chế lan truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) và Zika ở người mà trung gian truyền bệnh chính là muỗi.
Như vậy, từ tháng 3/2017, mỗi tuần, Dự án Hướng tới Loại trừ Sốt xuất huyết tại Việt Nam sẽ thả khoảng 100 con muỗi vằn mang Wolbachia, trong thời gian 12-18 tuần để làm giảm số lượng muỗi vằn tự nhiên truyền bệnh và phòng SXH và Zika.
Do đó, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ dần chiếm ưu thế trong quần thể muỗi vằn tự nhiên.
GS. TS Đặng Đức Anh, Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung cho biết, tại Việt Nam, bệnh SXH đang là vấn đề y tế công cộng rất lớn. Bệnh gây dịch trên toàn quốc với số mắc hàng năm lên tới vài chục nghìn trường hợp.
Bệnh SXH và virus Zika được lây truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn), là loại muỗi hiện đang lưu hành ở hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam. Loại muỗi này đóng vai trò trung gian truyền bệnh từ người bị nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh.
Theo đó, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với các nhà khoa học của Australia nghiên cứu về vi khuẩn Wolbachia. Một loại vi khuẩn tồn tại sẵn trong tự nhiên và khi được gây nhiễm trên muỗi vằn, nó có khả năng khống chế sự phát triển của SXH và virus Zika.
Theo GS Đặng Đức Anh, khi thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ra tự nhiên, con muỗi đực mang vi khuẩn Wolbachia sẽ giao phối với con muỗi cái không mang wolbachia, trứng đẻ ra sẽ không nở nên làm giảm số lượng muỗi vằn tự nhiên truyền bệnh. Trường hợp, các con cái mang Wolbachia đẻ trứng thì thế hệ sau sẽ tự nhiên mang vi khuẩn wolbachia và có thể ức chế virus gây bệnh sốt xuất huyết và virus Zika.
"Biện pháp này sẽ mở ra một hướng mới về sinh học cho kiểm soát côn trùng truyền bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và virus Zika" - GS Đức Anh nói.
Theo Danviet
Bí thư Thăng: "TPHCM trở thành đầu tàu về dịch bệnh là rất gay go" "Sốt xuất huyết thì tăng 15% so với cùng kỳ, trong khi chiếm đến 5/7 ca bệnh Zika thì rõ ràng sự quyết tâm thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. TP là trung tâm kinh tế, đứng đầu thu ngân sách... chứ đứng đầu về dịch bệnh thì rất gay go", Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nói. Chiều...