Sốt xình xịch quất “cộng sinh” giá chục triệu hút hàng trước Tết
Với quất cộng sinh, nhiều cây tại vườn quất cảnh của nghệ nhân Trương Ngọc Xuân Đức Thắng Bắc Từ Liêm Hà Nội có giá lên tới hàng chục triệu đồng.
Quất cộng sinh thực chất là kết quả của việc ghép cành quất vào cây cần thăng, một loại cây mọc hoang dại với sức sống bền bỉ, có tuổi đời lên tới vài chục năm. Cây cần thăng sống trong tự nhiên, màu vỏ xù xì, xanh nhạt và có sức sống hết sức mạnh mẽ, sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu sáng, thiếu nước.
Hoa, quả quất cộng sinh không thua kém những cây quất thông thường. Vốn là một nghệ nhân cây cảnh, ông Trương Ngọc Xuân hiểu rằng yếu tố sáng tạo là điều cốt yếu của nghề này. Mỗi dịp Tết đến, nếu chỉ loay hoay với vài loại cây, dáng uốn truyền thống thì không thể thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Hơn nữa, người sành chơi cây cảnh, quất cảnh vào dịp Tết ngày càng kén chọn và có xu hướng thích quất thế, có tuổi đời lâu năm, dáng đẹp. Điều này không phải nhà vườn nào cũng đáp ứng được bởi để nuôi được cây quất đến vài chục năm là điều rất hiếm hoi. Vì thế, ông Xuân nghĩ đến phương pháp ghép những cành quất già vào những thân cây cổ thụ để vừa có được dáng cây đẹp, ý nghĩa, bề thế và quất vẫn sinh trưởng tốt. Đây cũng như một “món ăn” lạ dành cho khách hàng trong mâm đặc sản đa dạng của ngày Tết.
Nghĩ đến cây cần thăng, ông Xuân cho rằng đây là loài cây phù hợp để ghép bởi màu sắc vỏ cây tương đồng với cây quất, sức sống cần thăng rất dẻo dai, việc ghép cũng không quá khó khăn. Không những thế, cây cần thăng còn mang hàm ý tốt đẹp về sự “Cần cù” và “Thăng tiến” theo quan niệm của ông.
Ngoài cây cần thăng thì ông Xuân đang tìm tòi những loại cây phù hợp khác để ghép vào quất. Bởi vì không phải loại cây nào cũng có thể ghép với quất để tạo thành một cây cảnh hoàn chỉnh cả về chất lượng lẫn thẩm mĩ. Theo ông Xuân, khách hàng ngày càng khó tính và tinh tế trong việc lựa chọn cây cảnh chơi Tết, nếu mình không cố gắng sáng tạo, cải tiến sản phẩm so với truyền thống thì không thể nào cạnh tranh và để khách hàng tìm đến mình được.
Video đang HOT
“Sản phẩm quất ghép vào cổ thụ năm nay tôi mới tung ra thị trường và nhận được nhiều phản hồi tốt. Hiện nay, 70% cây quất ghép trong vườn đã có người đặt hàng”, ông Xuân cho hay. Nghệ nhân này cho hay, để ghép cây quất trên cây cần thăng cần chọn ngọn cây quất có tuổi tương đương với tuổi cành cây cần thăng. Sau khi đóng bầu ghép cành xong, người nghệ nhân phải chăm chút, chú ý che tránh nắng, mưa cho cây. Sau khoảng 1 tháng, cành quất có thể nảy mầm và phát triển.
Theo quan sát, những cành quất được ghép vẫn nở hoa và kết quả, số lượng, màu sắc của những cành quất ghép không kém những cây quất trồng trong tự nhiên theo phương pháp truyền thống. Hiện nay, vườn quất của ông Xuân bán với giá dao động từ 2 triệu đồng cho đến 30 triệu đồng/cây. Cây quất giá 30 triệu đồng của nghệ nhân này được ghép vào thân cây cần thăng cồ thụ, có tuổi đời 30 năm. Tuy nhiên, nghệ nhân này vẫn chưa muốn bán. Theo tiết lộ của ông Xuân, sang năm tới, ông dự định sẽ ghép thêm 1000 cây quất với cần thăng để phục vụ dịp Tết và đưa tham dự các triển lãm cây cảnh.
Theo_Kiến Thức
Hòn đá biết phát sáng được mua với giá khủng
Trước sức hút mạnh mẽ của viên "dạ minh châu" ở miền Đông, có vị đại gia không ngần ngại chi ra 800 triệu đồng mong được sở hữu.
Bí ẩn "dạ minh châu"
Người nghệ nhân chơi đá được bạn bè xưng tụng "vua đá" Đồng Nai là ông Châu Chí Hùng (54 tuổi, ngụ khu phố 5, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Ông Hùng đam mê theo đuổi những phiến đá có hình thù kí bí, trầm tích đá lắng đọng hàng trăm triệu năm... ngay từ ngày còn tấm bé.
Viên "dạ minh châu" đang được chủ nhân thực nghiệm khả năng phát sáng.
Ông Hùng cho biết, viên "dạ minh châu" (hòn ngọc phát sáng trong đêm) được định giá gần một tỷ nhưng ông không bán. Ngoài ra, nghệ nhân này còn nắm giữ hàng trăm ngàn loại đá đặc biệt quý hiếm khác. Có những mẫu vật chứa vết tích hóa thạch của loài động vật xuất hiện từ thời kỷ Jura (khoảng 200 triệu năm trước) cùng giai đoạn với loài Khủng Long đã tuyệt chủng.
Tới nay ông Hùng sưu tầm nhiều đến nỗi, rất nhiều hòn đá thuộc hàng "xưa nay hiếm" bị sơ ý bỏ quên, lăn lóc, hoen gỉ. Viên "dạ minh châu" thiếu chút nữa phải chịu chung số phận để mưa gió bào mòn cùng hàng ngàn hòn đá tập kết giữa sân. Theo đó, vào một đêm tháng 8 năm 2014, nhà ông Hùng vô tình bị mất điện. Người nghệ nhân lọ mọ ra khoảng vườn lớn thư giãn. Ông ngỡ ngàng nhận ra giữa đống đá nằm ngổn ngang bên góc vườn phát ra ánh sáng kỳ lạ.
Nghệ nhân đá Châu Chí Hùng đang nói về quá trình chơi đá quý.
Bằng bản năng nghề nghiệp, ông Hùng chạy đến bới tung đống đá tìm kiếm. Thì ra anh sáng đó do chính một hòn đá tự tỏa hào quang. Hòn đá hình tròn, lớn, có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch. Người nghệ nhân mang "báu vật" vào nhà quan sát, ánh sáng không hề mất đi.
Sau này ông mới biết, hòn đá có khả năng tự phát sáng, song do thường ngày nó bị ánh đèn điện lấn át không phát huy được khả năng. Từ đó, ông Hùng luôn nâng nưu "báu vật" như đứa con ruột thịt.
Ông xem cuộc hội ngộ này là vì chữ duyên. Lẽ đó, ông kiên quyết chỉ để nâng niu "dạ minh châu" chứ không trao đổi với ai dù bất cứ giá nào. Không những thế, hòn đá còn có khả năng hút được năng lượng. Nếu như đưa hòn đá vào bóng tối sau đó dùng bóng đèn, hoặc đèn pin đưa qua lại quanh hòn đá, nó sẽ hút năng lượng để tạo ra những đường viền màu sáng xanh.
Chuyện nghệ nhân Châu Chí Hùng phát hiện đá quý lan nhanh trong dư luận. Người dân hiếu kỳ, giới khoa học, dân chơi đá kiểng... nườm nượm kéo về nhà ông Hùng quan sát sự lạ. Trong khi các nhà chuyên môn loay hoay giải mã hiện tượng thiên nhiên kì thú thì dư luận lại thêu dệt lên muôn vàn câu chuyện nhuốm màu tâm linh.
Nhiều người cho rằng, ai giữ được "dạ minh châu" thì sẽ đem lại nhiều may mắn, lộc tài... Cũng tại thời điểm đó, có một Cán bộ khoa học từ TP. HCM vốn là chỗ thân tình với ông Hùng xuống tận nhà xin được mổ xẻ hòn đá ra phân tích nhưng vị chủ nhân không chịu.
Ông Hùng giải thích: "Tôi là người có kiến thức chuyên môn. Tôi hiểu chỉ cần áp dụng phương pháp khoa học sẽ dễ dàng lý giải vì sao hòn đá tự phát sáng nhưng làm thế lại tổn thương đến "dạ minh châu". Dân chơi đá chúng tôi xem những sản phẩm đá quý hiếm như sinh mạng sao có thể đồng ý. Tất nhiên trong chuyện này không hề có vấn đề tâm linh, dị đoan".
Nghệ nhân nặng tình với đá
Hiện tại, những "tay chơi đá" cự phách khác vẫn tìm đến nhà ông Hùng đề nghị ra giá cao ngất ngưởng cho "dạ minh châu", song vẫn không khuất phục được sự kiên định của chủ nhân. Theo tìm hiểu, từ ngày phát hiện ra hòn đá kì lạ, ông Hùng không biết nên gọi tên nó như thế nào cho thực sự xứng đáng. Bạn bè đồng đạo thấy nghệ nhân ấp úng mới quyết định chọn tên "dạ minh châu". Ông Hùng bảo cứ để tên vậy không thay đổi.
Với ông, dù hòn đá được đặt danh xưng nào đi chăng nữa thì nó mãi là đứa con tinh thần vô giá. Nghệ nhân Hùng cho biết, không nhớ nổi tìm được "báu vật" "dạ minh châu" ở đâu? trong khoảng thời gian nào? Ông dựa vào tính chất đặc trưng của viên đá, ước chừng nó có xuất xứ ở vùng rừng núi Nghệ An, Hà Tĩnh trong những ngày ông còn lặn lội giữa đại ngàn Trường Sơn theo các công trình xây dựng hơn 10 năm trước.
Giải thích về sự phát sáng kỳ lạ của "dạ minh châu", ông Hùng cho biết: "Đây là loại đá trầm tích được lắng đọng tích tụ hàng triệu năm trong thiên nhiên. Trong đá có nhiều khoáng chất, thành tố hóa học cấu thành. Tôi nghĩ "dạ minh châu" chứa hàm lượng phốtpho lớn. Phốtpho không thể nào tìm thấy dạng đơn chất trong tự nhiên, chủ yếu được tìm thấy trong loại đá phốt phát và các cơ thể sống. Phốtpho phát ra ánh sáng nhạt khi phơi trước ôxy vì thế nó có tên gọi " ngôi saobuổi sáng".
Có thể vì lý do này khiến "dạ minh châu" trở nên đặc biệt. Tất nhiên, để hiểu cặn kẻ bản chất phát sáng của "dạ minh châu" cần phân tích các thành tố chứa trong nó. Điều này thì tôi không lỡ đành lòng "xuống tay".
Những "báu vật đá" được trưng bày.
Được sở hữu "dạ minh châu" ông Hùng luôn xem đó như món quà quý giá mà cuộc đời dành tặng cho ông trong hành trình cam go đến với nghệ thuật chơi đá. Nghệ nhân Hùng sinh ra trong một gia đình Sài Gòn gốc. Năm 22 tuổi, ông tốt nghiệp trường đại học Bách Khoa TP. HCM với chuyên ngành xây dựng. Nhờ thành tích học tập suất sắc nghệ nhân được nhà trường xem trọng ngỏ ý giữ lại công tác. Nhưng với tình yêu đá với ông Hùng được tích tụ vững bền theo thời gian.
Ban đầu, người nghệ nhân có thói quen sưu tập những hòn đá mang hình thù kỳ lạ, hấp dẫn về nhà. Từng ngày những "báu vật" nhiều thêm ra. Cho đến khi cơn nghiện sưu tầm đá ngấm vào ông lúc nào không hay biết. Dừng chân ở đâu, ông lại lục tung sông, suối, núi rừng ở đó tìm đá. Hành động có phần lập dị khiến ông bị bạn bè, người dân xem gọi tên gã "khùng".
Sau này khi đã hiểu tâm ý của chàng kỹ sư mọi người sẵn sàng giúp đỡ. Để phát triển quy mô chơi đá, ông Hùng tự bỏ tiền túi thuê nhân công, phương tiện đi khai quật khắp nơi mang về nhà.
Sau khi lập gia đình, ông Hùng có điều kiện kinh tế khá giả hơn nên càng theo đuổi đam mê với đá. Vợ ông hiểu chồng, tình nguyện đứng sau chu toàn mọi việc để người nghệ nhân thỏa chí phiêu du.
Cho đến thời điểm hiện tại, nghệ nhân Châu Chí Hùng đã đặt chân đến 720 huyện, thị khác nhau của 64 tỉnh thành trên khắp cả nước. Ông có đủ bộ sưu tập đá của tất cả huyện, thị này. Ông cho biết với những vùng ít đá như Đồng bằng sông Cửu Long thì phải lựa chọn đất đặc trưng ở mỗi huyện để đưa vào bộ sưu tập. Bộ sưu tập vĩ đại là minh chứng cho niềm đam mê tột độ, sức mạnh ý chí của người nghệ nhân nặng tình với đá.
Xuất bản sách hướng dẫn về kiến thức đá
Ngoài sưu tập đá, ông Hùng cho biết từng xuất bản cuốn sách "Hướng dẫn kiến thức về đá" cho tất cả mọi người. Cuốn sách được đông đảo bạn bè đón nhận và xem đó như "kim chỉ nam" khi đến với đá. Trong sách ông Hùng dựa vào kiến thức uyên thâm, quá trình dày công thực nghiệm... để phân tích về đặc điểm, thành phần tất cả các loại đá, sự phân bổ đá trên khắp đất nước, định hướng thú chơi đá...
Theo_Giáo dục thời đại
Ngắm vườn cảnh nghệ thuật bạc tỉ ở Hoàng Thành Thăng Long Hàng trăm cây cảnh nghệ thuật tạo thế độc lạ được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long. Quy tụ hàng trăm tác phẩm cây cảnh nghệ thuật của nhiều câu lạc bộ cây cảnh, nghệ nhân tài hoa từ nhiều vùng, khuôn viên khu Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) có rất nhiều cây cảnh quý, tạo hình độc lạ. Trong hình...