Sốt, vã mồ hôi về đêm- dấu hiệu cảnh báo u lympho ác tính không Hodgkin
U lympho không Hodgkin là nhóm bệnh tăng sinh ác tính dòng tế bào lympho, với biểu hiện phức tạp về lâm sàng và mô bệnh học.
Bệnh u lympho ác tính, bao gồm cả u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Ở Hoa Kỳ, u lympho không Hodgkin đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 5,2 trên 100.000 dân, đứng hàng thứ 7 trong các loại ung thư..
Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở các nhóm tuổi 35-40 và 50-55. U lympho không Hodgkin loại tế bào B chiếm khoảng hai phần ba các trường hợp.
Theo TS Đỗ Huyền Nga, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), nguyên nhân sinh bệnh của u lympho không Hodgkin còn chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan của bệnh với một số yếu tố sau: hội chứng suy giảm miễn dịch, nhiễm virus Epstein-Barr, nhiễm Helicobacter pylori, bất thường nhiễm sắc thể số 14 và 18, có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ.
Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở Tây Âu, Mỹ, Trung Đông, châu Phi và Nagasaki (Nhật Bản).
Video đang HOT
Triệu chứng lâm sàng
U lympho không Hodgkin biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, hay gặp nhất là nổi hạch ngoại vi vùng cổ, nách, bẹn, không đau.
Các triệu chứng toàn thân khác có thể xuất hiện như: sốt không rõ nguyên nhân, vã mồ hôi về đêm, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, sẩn ngứa ở da.
U lympho không Hodgkin cũng có thể biểu hiện ở các hạch trung tâm hoặc tổn thương ngoài hạch như đường tiêu hóa, tủy xương, hệ thần kinh trung ương, vòm họng, amidan…
Bệnh nhân ung thư ngày càng trẻ hóa
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị, song bệnh ung thư vẫn còn là thách thức lớn tại nước ta.
Theo số liệu được công bố của Viện Nghiên cứu ung thư Quốc gia, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong.
Trong các loại ung thư, ung thư phổi, tụy được xếp vào nhóm bệnh ung thư khó phát hiện sớm. Đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị không còn nhiều ý nghĩa.
PGS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, số bệnh nhân đến khám và điều trị vì ung thư qua từng năm đều tăng. Nhiều nhất là ung thư phổi, dạ dày, ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng. Đáng lưu ý, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân ung thư ở Việt Nam rất rõ.
Theo những số liệu mới nhất, bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng với khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Chúng ta ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 dân, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.
PGS.TS Lê Văn Quảng cho hay, nếu Việt Nam thành lập được một bản đồ gồm tất cả các loại ung thư trên cả nước, chúng ta có thể dựa vào bản đồ dịch tễ đó để nhận định về xu hướng của các bệnh ung thư, từ đó có chiến lược sàng lọc, phát hiện sớm, tập trung nghiên cứu điều trị giúp tăng tỉ lệ chữa khỏi.
Theo ước tính, 40% số ca bệnh ung thư có thể dự phòng, 30% có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Với các biện pháp điều trị ung thư hiện tại có thể cứu 30% số bệnh nhân ung thư còn lại.
"Tuy nhiên hiện tại chúng ta chưa có kinh phí để triển khai đồng bộ bản đồ tất cả các loại ung thư trên cả nước" - PGS.TS Lê Văn Quảng thừa nhận.
Đồng tình với ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng, để điều trị ung thư một cách toàn diện cho người bệnh, ngoài kỹ thuật, thuốc mới còn rất cần những dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng.
"Kỹ thuật, thuốc mới trong điều trị ung thư được nghiên cứu và tiến bộ hàng ngày, đòi hỏi bác sĩ phải biết quyết định dựa trên các bằng chứng khoa học để mang lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh. Mặt khác, để có thể đưa ra được quyết định điều trị chính xác cho bệnh nhân, các bác sĩ cần dựa trên nhiều cơ sở dữ liệu và thông tin y khoa, trong đó dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng" - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Được biết, Bệnh viện K đang thực hiện 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về 3 bệnh ung thư là: phổi, tuỵ và khoang miệng. Ngoài ra, còn 5 đề tài cấp Bộ nghiên cứu các loại ung thư khác.
Trong đó, ung thư phổi là bệnh hay gặp, hiện có có nhiều tiến bộ trong điều trị (thuốc mới, kỹ thuật xạ trị mới). Ung thư tụy là bệnh khó điều trị, tiên lượng rất xấu vì thế vấn đề đặt ra là cần phát hiện sớm bệnh. Hiện có nhiều công nghệ sinh học để phát hiện sớm, Bệnh viện đang nghiên cứu theo hướng này nhằm cải thiện chất lượng điều trị.
Tương tự với bệnh ung thư khoang miệng, hiện có nhiều phương pháp xác định giai đoạn bệnh chính xác hơn, từ đó giúp điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như vấn đề xạ trị trước kia có nhiều tai biến, hiện nay với công nghệ xạ trị mới góp phần giảm tai biến nhiều hơn.
Với mục đích hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam làm nghiên cứu, tạo tiền đề cho những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư, Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và công nghệ trong ung thư V-CART đã được khởi động. Đây là sáng kiến của Viện Ung thư Quốc gia và Bệnh viện K, với mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu chất lượng cao, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phong phú và tin cậy tại Việt Nam.
10 dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư khó phát hiện sớm ở chị em Ung thư buồng trứng được xếp vào nhóm khó phát hiện sớm. Cũng vì thế, tỷ lệ tử vong do bệnh rất cao. Ung thư buồng trứng là tình trạng hình thành các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong. Nếu không điều trị kịp thời, tế...