Sốt mò cũng có thể tử vong
Mùa đông, mưa dầm, gió bấc, thời tiết ẩm ướt là cơ hội để ấu trùng mò phát triển, xâm nhập vào cơ thể người, gây nên những cơn sốt mò rất nguy hiểm.
Sốt mò hay còn được gọi là sốt phát ban nhiệt đới, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do mầm bệnh là Rickettsia orientails (từ các động vật hoang dã gặm nhấm chuột, thỏ, lợn, các loài chim hoặc vật nuôi như chó, lợn, gà…) gây nên.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, từ đầu năm đến nay đã điều trị gần 40 trường hợp bị sốt mò, cao nhất vào mùa mưa lạnh. Do bệnh chưa phổ biến trong dân sinh nên hầu hết các bệnh nhân đến khám và chữa trị đều để bệnh hành hạ dài ngày. Đặc biệt, mò chỉ đốt một đến hai nốt ở những vị trí kín trên cơ thể như nách, háng, hậu môn, cổ… nên rất khó phát hiện và dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm.
Video đang HOT
Sốt mò cũng có thể tử vong
Chờ khám bệnh tại khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai, chị Nguyễn Thị Phượng (ngụ tại huyện Từ Liêm – HN) cho biết: “Tôi bị nóng rét, đau đầu mấy ngày nay, cứ nghĩ thời tiết thay đổi, chỉ bị cảm cúm bình thường nên chủ quan, không đi khám.
Nhưng có người nhà làm bác sĩ tới chơi, thấy biểu hiện và vết đốt tựa như ấu trùng mò nên khuyên tôi đến bệnh viện ngay”. Sốt mò truyền sang người do côn trùng trung gian là ấu trùng mò, người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt. Bệnh không lây từ người sang người. Người bị mò đốt thường sốt nhẹ 1- 2 ngày đầu, sau nổi loét ở các vùng da mềm với những nốt loét không đau, không ngứa, nặng hơn thì nổi hạch và ban dát sẩn toàn thân. Nếu để bệnh lâu ngày, không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não – màng não, dẫn đến tử vong.
Theo bác sĩ Đặng Hồng Hải – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương – thì đặc trưng của bệnh sốt mò là vết đốt giống vết muỗi đốt, sau hơi phỏng rồi vỡ thành vết loét nhỏ đường kính từ 0,5 – 1cm. Khi vết loét khỏi, da xung quanh cứng, đóng vảy màu nâu. Bệnh phục hồi chậm, thời gian dưỡng bệnh kéo dài 1-2 tuần.
Người bị sốt mò khi sốt tránh tự ý dùng các loại thuốc hạ sốt kẻo để lâu bệnh càng nặng thêm. Trong trường hợp sốt cao, bệnh nhân ăn uống kém, dễ mất điện giải, cần bổ sung truyền dịch, uống thuốc an thần, hạ sốt, ăn nhiều hoa quả như cam, quýt, bổ sung vitamin C, B1…
Theo Thúy An (Lao động)
Nguy hiểm vi-rút gây bệnh tay-chân-miệng mới
Chiều 22/5, BV Nhi Đồng 1 cho biết, kết quả xét nghiệm trên 2 mẫu bệnh phẩm của hai bệnh nhi bị tử vong do bệnh tay-chân-miệng (TCM) trước đó cho thấy, nhiều trường hợp biến chứng nặng là do một phân nhóm vi-rút TCM mới.
Quá trình hình thành nốt bóng nước do vi-rút EV71
Từ đầu năm đến nay, theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, toàn TP đã có trên 1.300 trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó có 9 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp nhập viện đều trong tình trạng nặng. Trong đó khoảng 10 ca bị các biến chứng viêm não, viêm cơ tim. Trước con số tử vong do bệnh TCM tăng cao, BV Nhi Đồng 1 đã lấy mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhi mắc bệnh TCM bị tử vong ở TPHCM (gửi sang xét nghiệm tại một labo ở Đài Loan) đã cho thấy có một phân nhóm vi-rút mới - B2 thuộc EV 71.
Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 -kể từ khi phát hiện và định danh các trường hợp nổi bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, chân và khi nặng lên, trẻ sẽ giật mình lúc ngủ, đi loạng choạng, dễ biến chứng não thần kinh là TCM vào năm 2004, các BS đã khẳng định tác nhân gây bệnh chính là do vi-rút EV71 và thuộc các nhóm C (C1, C4, C5) được đánh giá là mang tính độc lực không cao.
Tuy nhiên, sau nhiều năm được đánh giá ổn định thì năm nay, vi-rút này không còn hiền như trước mà đã chuyển sang một phân nhóm B2 mang độc lực cực kỳ nguy hiểm.
BS Khanh cho biết thêm: "Nếu đúng là EV71 - B2 (là một phân nhóm mới), nguy cơ bệnh còn diễn tiến phức tạp hơn nữa, kể cả nguy cơ tử vong".
Tại khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, mỗi ngày trung bình khoa tiếp nhận thêm từ 7-10 trẻ mắc bệnh TCM. Nếu đầu tháng 4, mỗi ngày khoa có khoảng 35-40 trẻ mắc bệnh TCMnằm điều trị nội trú thì nay con số đã tăng lên trên 100 ca, trong khi khoa chỉ có 80 giường bệnh. Trong số đó có những trẻ bị biến chứng rất nặng, phải thở máy. Còn tại khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2, hiện số trẻ nằm điều trị nội trú bệnh TCM cũng khoảng 100 ca, trong đó có nhiều ca rất nặng, phải hỗ trợ máy thở.
Theo Lao động
Nỗi lo lạm dụng chọc dò tủy sống ở bệnh nhi Nhiều bà mẹ có con từng được chỉ định chọc dò tủy sống lo lắng về việc có hay không việc lạm dụng thủ thuật này. "Tim tôi như xé ra từng mảnh khi đưa con lên phòng thủ thuật lấy dịch tủy sống vì bác sĩ nghi ngờ con tôi mắc bệnh viêm màng não. Không tin tưởng vào chỉ định này...