Sốt đất khắp nơi, doanh nghiệp BĐS thành lập như nấm sau mưa
Cùng với cơn sốt đất nhiều nơi kể từ đầu năm 2022 đến nay, số lượng doanh nghiệp kinh doanh BĐS thành lập mới cũng tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.
Kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay cơn sốt đất đã lan rộng sang các tỉnh giáp các thành phố lớn có thể kể đến như Bắc Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đắc Lắk,… thậm chí giá bất động sản ven một số khu công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu giá đã tăng cao gấp 2 – 3 lần chỉ trong một thời gian ngắn.
Tại địa bàn huyện Diễn Châu, thị trường bất động sản cũng “ nóng” lên từng ngày. Như phiên đấu giá đất tại xã Diễn Nguyên (Diễn Châu) mới đây rất sôi động. Cụ thể, đấu 48 lô đất, có trên 200 lượt người tham gia. Sau đấu giá đất vẫn “đội” lên tăng vọt, tùy theo vị trí, có lô giá khởi điểm hơn 1,4 tỷ đồng, sau đấu giá trúng hơn 3 tỷ đồng, mức chênh lệch lô đất mà người trúng hơn 1,5 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Tương tự, tại Hà Tĩnh, thời gian gần đây giá đất nông thôn tại một số huyện bỗng trở nên sốt nóng, tăng từ 2, tới 4 lần so với năm trước, vậy mà từng đoàn ôtô vẫn nườm nượp đổ về để tìm mua.
Cùng với cơn sốt đất nhiều nơi, số doanh nghiệp kinh doanh BĐS thành lập mới cũng tăng mạnh
Video đang HOT
Cùng với cơn sốt đất đang diễn ra nhiều nơi, số doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được thành lập mới cũng ghi nhận tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2022.
Theo tổng cục thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2022, cả nước có gần 34,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 471,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 243,5 nghìn lao động, tăng 18,1% về số doanh nghiệp, tăng 5,2% về vốn đăng ký và giảm 0,9% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là ngành tăng mạnh nhất với mức tăng 47,2%.
Cụ thể trong 3 tháng đầu năm đã có tới 2.551 doanh nghiệp kinh doanh BĐS được thành lập mới với số vốn đăng ký 133.983 tỷ đồng cùng gần 14.000 lao động tăng lần lượt 13,7% về vốn đăng ký và 37% về số lao động.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 13,6 tỷ đồng. Nếu tính cả 706,7 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 11,8 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2022 là 1.177,9 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 25,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 73,6% so với cùng kỳ năm 2021), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm 2022 lên 60,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 20 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động .
Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 35,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước; 11,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 0,1%; hơn 4,3 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 16,7%.
Trong đó có 3,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 19,7%; 63 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 28,6%. Bình quân một tháng có 17,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất đấu giá 2,45 tỉ đồng/m2 ở Thủ Thiêm
Tối muộn ngày 11.1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh chính thức xác nhận tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 3.12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM.
Chiều cùng ngày, "tâm thư" gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, UBND TP.HCM... của Tập đoàn Tân Hoàng Minh xin rút khỏi dự án Thủ Thiêm đã đấu giá thành công vào giữa tháng 12.2021 đã lan truyền khắp nơi nhưng hầu hết các cơ quan được gởi đến hoặc chưa nhận được, hoặc chưa xác minh tính xác thực của bức tâm thư này.
Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc vụ đấu giá đất Thủ Thiêm. ẢNH NGỌC DƯƠNG
"Huỷ kèo", chấp nhận mọi chế tài
Theo tập đoàn này, trước đó, ngày 10.12.2021 Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt) thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng đấu giá ô đất có diện tíc 10.060 m2 tại Thủ Thiêm với giá 24.500 tỉ đồng (2,45 tỉ đồng/m2). Mức giá này cách đơn vị trả giá thứ 2 là một công ty nước ngoài đặt giá 23.800 tỷ đồng là 700 tỉ đồng. Đây là mức giá cao ngoài dự kiến của tập đoàn Tân Hoàng Minh khi tham gia đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đấu giá đã có rất nhiều nhà đầu tư trả giá cao đến 20.000 tỉ đồng rồi bỏ cuộc và chỉ còn lại 1 nhà đầu tư nước ngoài và Công ty Ngôi Sao Việt.
"Với mong muốn góp sức để TP.HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, Công ty Ngôi Sao Việt đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (là 700 tỉ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất này...", thông tin từ tập đoàn Tân Hoàng Minh nêu và cho biết sau khi trúng đấu giá, Ban lãnh đạo tập đoàn Tân Hoàng Minh đã điều chỉnh kế hoạch đầu tư, kinh doanh và tài chính của tập đoàn, cân đối đầy đủ tài chính để đảm bảo đóng tiền theo đúng tiến độ và quy định trong hợp đồng đã ký kết với Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Trung tâm Đấu giá của TP.HCM. Đồng thời, lên phương án thiết kế, đầu tư, kinh doanh mới phù hợp nhất để mang lại hiệu quả, mặc dù lợi nhuận theo tính toán không đạt được như kỳ vọng ban đầu nhưng vẫn đảm bảo được vốn đầu tư và giữ vững uy tín của tập đoàn đã xây dựng 30 năm qua.
"Tuy nhiên, sau khi đấu giá thành công, Ban Lãnh đạo tập đoàn đã lắng nghe và ghi nhận các ý kiến phân tích từ cơ quan quản lý Nhà nước và dư luận, trong đó có những ý kiến cho rằng kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ lụy không tốt. Đặc biệt sau khi tiếp thu ý kiến nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ nhất vừa qua, tập đoàn Tân Hoàng Minh đánh giá và nhận thấy việc trúng đấu giá với kết quả trên có thể dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng và kinh tế nói chung. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định của thị trường kinh doanh bất động sản, tuân thủ tôn chỉ và triết lý kinh doanh "luôn luôn đặt lợi ích chung của tập thể, của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân và doanh nghiệp", tập đoàn Tân Hoàng Minh xin tự nguyện đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3.12. Đồng thời chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này theo quy định của pháp luật về việc đấu giá tài sản công", thông tin từ tập đoàn Tân Hoàng Minh nêu.
Loại nhà đầu tư nước ngoài bằng bước giá 700 tỉ đồng
Phiên đấu giá công khai 4 lô đất thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) vào ngày 10.12 vừa rồi có khoảng 21 doanh nghiệp bất động sản trong nước và nước ngoài tham gia đấu giá. Có thể nói, đây là một phiên đấu giá so kè quyết liệt với hàng trăm lần trả giá trước khi nhà đầu tư cuối cùng chốt giá thành công. Điểm đặc biệt trong các phiên đấu giá này theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoRea) là "tốc độ trả giá" rất nhanh và giá trị mỗi lần trả giá tiếp theo của một số nhà đầu tư có "bước giá" rất lớn. Thậm chí có "bước giá" cách biệt lên đến 700 tỷ đồng như lần trả giá cuối cùng của phiên đấu giá Lô 3.12, nên một số nhà đầu tư khác không thể "chen vào" trả giá được. Bước giá lịch sử đó chính là của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Cụ thể, Lô 3.12 có diện tích 10.060 m2, giá khởi điểm 2.942 tỷ đồng. Đây là lô có diện tích lớn nhất, hệ số sử dụng đất cao nhất cao nhất lên đến 8.95, cao tầng nhất (29 tầng); nhiều căn hộ nhất (570 căn); có giá khởi điểm cao nhất; bước giá 30-50 tỷ đồng và là bước giá lớn nhất trong 4 lô đấu giá. Đây cũng chính là lô có giá trúng đấu giá cao nhất lên đến 24.500 tỷ đồng gấp 8,3 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh). Trong giai đoạn đầu của phiên đấu giá đã có 8 nhà đầu tư tham gia trả giá với giá đầu tiên là 3.000 tỷ đồng. Đến lần trả giá thứ 5 với mức giá 8.800 tỷ đồng thì đã có 4 nhà đầu tư dừng lại, còn lại 4 nhà đầu tư. Đến lần trả giá thứ 30 với mức giá 13.200 tỷ đồng thì nhà đầu tư số 11 dừng trả giá, chỉ còn lại 03 nhà đầu tư. Đến lần trả giá thứ 49 với mức giá 18.050 tỷ đồng thì nhà đầu tư số 4 dừng trả giá và chỉ còn lại 02 nhà đầu tư. 2 nhà đầu tư này tiếp tục trả giá thêm 21 lần nữa thì mới "chốt giá" và xác định nhà đầu tư trúng đấu giá. Như vậy, lô này đã trải qua 70 lần trả giá. Giá trúng đấu giá là 24.500 tỷ đồng, tính ra đơn giá 2,43 tỷ đồng/m 2 đất ở.
"Ngay cả một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn tham giá đấu giá nhưng cũng "không kịp" trả giá lần nào, trong lúc có Công ty trúng đấu giá chỉ là doanh nghiệp tầm trung hoặc mới thành lập được một vài năm, thậm chí vừa mới thành lập"- ông Châu nhận định.
Hà Nội: Người dân lập chốt canh nghĩa trang, tố chủ đầu tư khu đô thị lớn ngang nhiên đập phá để làm đường Người dân cho biết họ không nhận được bất kỳ thông báo nào từ cơ quan chức năng, rất bất ngờ khi phát hiện nhóm người đập phá khu nghĩa trang nên quyết tâm ngăn chặn. Ngày 13/1, tập thể nhân dân thôn Thượng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội vừa có đơn kêu cứu gửi đến các cấp...