“Sốt” ăn thịt ngựa bạch lấy may
Những năm gần đây, người dân có xu hướng chuộng thịt ngựa, cao ngựa. Năm Giáp Ngọ này, họ hàng nhà ngựa đối diện với nguy cơ “lên đĩa” bởi thịt ngựa bạch đang lên cơn “sốt”.
80 triệu đồng 1 con ngựa bạch!
Từ vài tháng nay, rất nhiều người dân Hà Nội lên đường đi các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu… để trực tiếp săn cho mình một chú ngựa bạch.
Anh Nguyễn Đình Tá (ở Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, anh và 2 gia đình nữa chuẩn bị đi Thái Nguyên săn ngựa bạch về lấy thịt ăn Tết, còn xương thì để nấu cao. Anh Tá nói: “Thịt ngựa bạch rất ngon. Với lại bước sang năm Giáp Ngọ, ăn thịt ngựa bạch để lấy may”.
Một trong những địa phương nuôi ngựa bạch nổi tiếng ở miền Bắc là xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây có tiếng là “đất ngựa bạch” với hàng trăm cá thể ngựa thuần chủng.
Ông Lê Sinh, một người nuôi ngựa bạch ở Dương Thành bảo: “Nuôi ngựa bạch đã thành phong trào khoảng 4 – 5 năm nay. Nhưng phải nói, thời điểm cuối năm nay, nhất là khi Tết Nguyên đán đến gần, chưa bao giờ người ta lại săn tìm ngựa bạch nhiều như thế. Ngựa bạch cứ thế tăng giá đến chóng mặt”.
Theo ông Sinh, trước đây ở Dương Thành chỉ có 3 hộ nuôi ngựa, nhưng rồi nuôi ngựa sinh lãi cao nên con số đó đã tăng lên 60 hộ. Thế mà 60 hộ hiện nay dường như cũng chưa thể đáp ứng đủ “cơn sốt” ngựa bạch khi chuẩn bị bước vào năm con ngựa.
“Sốt” ngựa bạch, với giá trung bình 50 triệu đồng/ con
Một người buôn ngựa ở đây cho hay: “Ngựa bạch Dương Thành số lượng tăng, giảm thất thường lắm. Sáng có thể chỉ mươi con, chiều tối đã có vài trăm con là chuyện bình thường. Đặc biệt vào dịp này, số lượng càng biến động hơn. Có khi Dương Thành chỉ là trạm trung chuyển, thậm chí chỉ là nơi liên hệ, thế rồi ngựa chẳng cần “chạy” qua đây nữa”.
Thì ra, Dương Thành không chỉ là nơi nuôi ngựa bình thường mà còn là chốn buôn bán, trao đổi, quy tụ ngựa bạch để các thương lái có thể lựa chọn mua đi bán lại, tùy ý và tùy thích. Cũng tay buôn ngựa này cho biết nếu giết thịt ở đây thì 50 triệu đồng một con đực. Nếu mua cả con đưa về thì giá cao hơn.
Video đang HOT
Ngoài Dương Thành ở Thái Nguyên, thì tại Bắc Giang có xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên cũng là một nơi có tiếng buôn ngựa. Ở xã này, ngoài nuôi ngựa bạch lấy cao, người dân còn tận dụng làm sức kéo nên ngựa có giá khá cao. Tại Ngọc Lý, giá ngựa bạch được bán theo nhu cầu thị trường. Tức là khi ngựa bạch ở mức bình thường thì có giá khoảng 50 – 60 triệu đồng/con đực, 30 – 40 triệu đồng/con cái. Nhưng khi ngựa bạch đã khan hiếm thì giá có thể lên tới 80 triệu đồng/con, bất kể là cái hay đực.
Cũng vì lý do đó mà từ 3 – 4 hộ nuôi ngựa nhỏ lẻ những năm 2000, bây giờ ở Ngọc Lý đã tăng lên thành tổ hợp chuyên nuôi, cung ứng ngựa bạch và xuất hiện nhiều “đại gia” nuôi ngựa. Mảnh đất này hứa hẹn còn kiếm bộn khi phong trào săn ngựa bạch thực sự “sốt” khi bước sang năm con ngựa.
Đi từng ngõ, gõ từng nhà… gom ngựa!
Không biết có phải do những thông tin lan truyền về giá trị “bổ dưỡng cao” của cao ngựa bạch hay là quan niệm về “điềm lành” khi bước sang năm Giáp Ngọ, khi được ăn thịt ngựa mà giá ngựa tăng vọt. “Không chỉ nhiều gia đình góp tiền mua ngựa bạch về thịt nấu cao mà có cơ quan cũng liên hoan thịt ngựa bạch vào dịp sơ kết, tổng kết… để lấy may”, ông Đồng -người buôn ngựa bạch ở Bắc Giang lý giải nguyên do ngựa bạch “sốt” dịp cuối năm nay.
Ông Đồng đã có thâm niên buôn ngựa cả chục năm. Ông bảo, những năm 2000 ông đã đến Lạng Sơn để săn tìm giống ngựa bạch quý hiếm ở đây. Bấy giờ, ngựa chỉ chưa đến chục triệu một con, khó khăn lắm mới bán được một vài con.
Nghề “lái” ngựa trở thành nghề kiếm bộn dịp cuối năm. Ảnh: Trần Hòa
Theo ông Đồng, ngựa bạch vùng Lạng Sơn giờ đã khan hiếm. “Nhiều khách mua được lái buôn chào mời rằng đó là ngựa bạch Lạng Sơn nhưng thực tế trong số đó có được bao nhiêu con? Bây giờ khi “sốt” ngựa bạch được đẩy lên cao ngút, người ta lấy mối cả ngựa từ Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu, Lào Cai. Những ngày này, lên đó thậm chí chưa chắc đã săn được ngựa”, ông Đồng nói.
Người mua ngựa bạch nếu am hiểu thường chọn mua ngựa có khoáy đóng đều, khép kín, không loạn khoáy; kiêng mua những chú ngựa có khoáy “xuyên tông”, “lầu tẩy” vì cho rằng nó sẽ đem lại điều không may mắn, của nả đi sạch cửa nhà.
Quả thật, ở những “sới” ngựa bạch này, chưa thấy ai nói nuôi, buôn ngựa bạch mà lỗ cả. Hiện nay, đường dây mối lái ngựa đã đạt đến độ chuyên nghiệp và đã trở thành thương hiệu. Ở Ngọc Lý có người buôn tổng hợp các loại ngựa nhưng cũng có sự phân công, “chuyên môn hóa” rõ ràng. Ví như chỉ cần nghe tên “Cường Bạch”, người dân ở đây đều biết đó là anh Cường chuyên buôn ngựa bạch hoặc “Văn Cày” là anh Văn chuyên buôn ngựa bán cho nông dân cày kéo…
Rộ mốt ăn thịt ngựa, sốt cao ngựa bạch đã làm cho nghề “lái” ngựa trở thành nghề kiếm bộn tiền. Một số “lái” ngựa chuyển sang chuyên săn lùng ngựa về thuần phục. Ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên… đồng bào dân tộc thường nuôi ngựa theo bầy đàn rồi chọn những con to khoẻ về thuần phục, nhân giống tại nhà.
Những người ít vốn lại có cách kinh doanh riêng – làm nghề “xáo ngựa” như ông Đồng. Ông Đồng cho biết, nghề “lái” ngựa không phải đơn giản là có tiền mà mua được ngựa, nhiều khi phải lăn lộn tìm mối, tìm giống… “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để gom ngựa. Nếu không có kinh nghiệm, mua giá quá cao về bán không được giá, lỗ vốn là chuyện thường”, ông Đồng cho biết.
Theo Phương Hà
Tràn lan pháo điện Trung Quốc
Pháo điện có hình dáng và tiếng nổ như pháo thật, đang được bày bán công khai tại nhiều chợ, cửa hàng... trên cả nước. Dù có thể gây họa nhưng pháo điện vẫn không bị liệt vào danh mục cấm
Mỗi dây pháo điện có từ 13-18 viên và nổ như pháo thật khi được kết nối với điện. Các sản phẩm này có nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc, không có nhãn phụ tiếng Việt và có nguy cơ gây chập điện rất cao.
Hà Nội: Đủ loại, đủ giá
Hầu hết cửa hàng bán đồ trang trí Tết ở Hà Nội đều bán pháo điện tử. Pháo điện loại nhỏ, không có thiết bị điều khiển từ xa giá chỉ 50.000 đồng/chùm, loại lớn có điều khiển cầm tay giá từ 580.000-750.000 đồng/chùm.
Pháo điện mỗi chùm thường có 18 viên. Theo quảng cáo của các chủ hàng, loại pháo này còn có tiếng nổ như pháo thật nên được nhiều người mua vì thỏa mãn nhu cầu đốt pháo vừa không vi phạm pháp luật, lại có thể cất đi năm sau sử dụng lại. Khi hỏi về xuất xứ của các loại pháo này, một chủ cửa hàng trên phố Hàng Mã tiết lộ nhập về từ Trung Quốc, chủ yếu là hàng nhập lậu. Do đó, giá cả cũng rất khác nhau. "Nếu khách hàng mua trên 10 chùm pháo, cửa hàng có thể giảm giá từ 5%-10%" - bà chủ này nói.
Ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, cho biết các loại pháo có thuốc nổ đều bị cấm sản xuất, kinh doanh và sử dụng. Do đó, đối với pháo điện, cần quan tâm đến quy chuẩn chất lượng khi qua cửa khẩu.
Phao điên tư Trung Quôc đươc ban tran lan ơ TP HCM Anh: Tấn Thạnh
Đà Nẵng: Hàng về là bán hết
Tại cửa hàng O.V chuyên bán đồ chơi trẻ em trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu), pháo điện được trưng bày công khai bên cạnh các mặt hàng trang trí Tết. Anh T. - chủ cửa hàng - lấy ra hàng chục dây pháo điện và cho biết: Mỗi dây có 13 hoặc 18 viên với 3 kích thước khác nhau. Mỗi viên pháo dài từ 5 - 15 cm, màu đỏ, có chữ phúc, lộc, thọ màu vàng bằng tiếng Trung Quốc, trông khá bắt mắt bằng hệ thống dây điện có thể phát sáng. Theo anh T., ngoài phát ra tiếng nổ, nhiều người mua pháo điện còn để trang trí trong ngày Tết.
Để thuyết phục khách hàng, anh T. lấy một dây pháo điện loại lớn kết nối với điện. Ngay sau đó, đèn gắn xung quanh những viên pháo nhấp nháy. Anh T. bật công tắc, tiếng pháo nổ vang to như thật. Lúc đó, nhiều khách trong cửa hàng giật mình bỏ chạy ra ngoài nhưng sau đó, quay trở lại để hỏi mua. Theo anh T., có thể dùng điều khiển từ xa để bật, tắt và điều chỉnh âm lượng của pháo. Mỗi ngày có hàng chục khách đến hỏi mua pháo điện về chơi Tết.
Còn tại chợ Cồn (TP Đà Nẵng) có rất nhiều quầy hàng bán đồ lưu niệm cũng bày bán pháo điện với đủ chủng loại. Theo các tiểu thương, đây là năm đầu tiên trên thị trường Đà Nẵng xuất hiện pháo điện nổ như thật nên rất được khách hàng chú ý. "Nhiều sạp ở đây nhập pháo điện nhiều nhưng chủ yếu đưa đi các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế tiêu thụ. Hàng về bao nhiêu bán hết bấy nhiêu" - một chủ quầy hàng ở chợ Cồn nói.
TP HCM: Mới rộ lên
Chơi pháo điện đang được nhiều gia đình tại TP HCM chọn mua trong Tết này. Bỏ qua các mối nguy về sự cố điện, đe dọa tính mạng, nhiều người vẫn chi từ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng để mua pháo điện.
Tại cửa hàng P.H trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), cô nhân viên bán hàng giới thiệu với chúng tôi 3 loại pháo điện: Cỡ tiểu 130.000 đồng/bộ, trung 850.000 đồng/bộ và đại là 1,3 triệu đồng/bộ. Loại tiểu, người dùng chỉ cần bật công tắc nhỏ phía sau hộp điện, dây pháo sẽ phát ra một câu tiếng Hoa (người bán dịch là "phát tài phát lộc") và 1 tràng tiếng nổ lép bép. Với loại trung và đại, bề ngoài không khác mấy so với pháo giả dùng để trang trí nhưng bên ngoài mỗi viên pháo được bọc 1 lớp nhung, chữ mạ vàng và có thêm hệ thống đèn nháy, hệ thống âm thanh phát ra tiếng nổ như pháo thật. Chúng tôi đề nghị xem loại pháo trung và đại, cô nhân viên này dẫn vào sâu trong nhà, lôi ra 2 hộp pháo và cắm điện thử. Quan sát kỹ, cả 3 loại pháo điện có thiết kế rất sơ sài, hộp điện nguồn làm bằng loại nhựa tái chế, dây điện khá mỏng manh. Chúng tôi đề nghị kiểm tra hộp và dây điện trước khi mua thì cô nhân viên này trả lời "chịu thì mua, không thì thôi, hàng này thời vụ nên không cho kiểm tra hay đổi trả".
Vào một số cửa hàng khác trên cùng tuyến đường, chúng tôi được chào mời mua pháo điện loại trung với giá 950.000 đồng đến 1 triệu đồng/bộ. Một số cửa hàng không treo pháo điện phía trước mà chỉ treo pháo giả, nếu khách hỏi mua, người bán sẽ sang "kho" gần đó lấy về. "Mấy năm trước, khách ít mua. Năm nay, hàng về nhiều, người mua cũng tăng nhưng cơ quan chức năng "quần" dữ quá" - nhân viên cửa hàng 226 trên đường Hải Thượng Lãn Ông nói.
Tại khu vực chợ Bình Tây (quận 6), pháo điện không được bày bán công khai nhưng khi có khách hỏi mua, người bán đều có sẵn hàng. Trong lúc chờ nhân viên lấy "hàng" về cho khách xem, chủ một cửa hàng bán vật dụng trang trí trên đường Tháp Mười (quận 6) cho biết: "Pháo điện xuất hiện tại TP HCM từ 3-4 năm nay nhưng rộ lên trong vài tháng gần Tết. "Nghe nói nhà nước không cấm bán pháo điện nhưng phải có hóa đơn. Tuy nhiên, hàng này nhập lậu nên không có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc. Khách mua thì mình bán chứ không biết chất lượng ra sao và cũng không bảo hành".
Thời gian gần đây, cơ quan QLTT ở TP HCM đã đưa mặt hàng pháo điện vào danh mục tăng cường kiểm tra. Tuần qua, lực lượng QLTT ở đây tiếp tục kiểm tra tình hình buôn bán, trữ pháo nổ và nguồn gốc các loại pháo khác. Trước đó, trong vụ 10 container lọt lưới hải quan ngày 31/12/2013, cơ quan chức năng đã phát hiện đến 1.364 dây pháo điện.
Tiềm ẩn tai họa Theo một tiểu thương tại chợ Cồn, hầu hết các loại pháo điện được nhập khẩu từ Trung Quốc vì có giá thành rẻ. "Trong nước cũng có pháo điện nhưng do giá cao hơn nên ít người mua. Một dây pháo Trung Quốc loại 13 viên giá từ 300.000 - 500.000 đồng, loại 18 viên giá từ 700.000 - 1.200.000 đồng, tùy kích cỡ. Loại có điều khiển từ xa đắt hơn loại bình thường khoảng 100.000 đồng và rẻ hơn so với hàng cùng loại trong nước khoảng 200.000 đồng" - chị N.T.L, tiểu thương bán hàng trang trí Tết ở chợ Cồn, cho biết. Mặc dù có nhiều người mua nhưng chất lượng các loại pháo điện đang bị bỏ ngỏ. Để giảm giá thành, loại pháo này thường sử dụng dây điện nhỏ, dễ bị đứt. "Sợi dây dẫn điện quá nhỏ, tụi nhỏ nghịch ngợm thì nguy hiểm vô cùng. Tiếng nổ rất lớn, nếu điều khiển từ xa, người nghe dễ bị bất ngờ, gây họa như chơi" - một khách hàng nhận định. Đại diện Chi cục QLTT TP Đà Nẵng cho biết đã phát hiện nhiều cửa hàng có bán pháo điện. Tuy nhiên, mặt hàng này chỉ để trang trí không thuộc danh mục cấm nên không thể xử phạt.
Theo Bích Vân - Thanh Nhân - Phương Nhung
Mốt ăn thịt ngựa giải xui Tết năm Ngọ Giá mỗi cân thịt ngựa khá đắt, từ 200.000 đồng đến gần nửa triệu đồng nhưng vẫn cháy hàng, vì tin rằng ăn thịt ngựa giải xui, nhiều người đặt mua làm cỗ tết niên. Được xem là loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều sắt, tốt cho người đang phải kiêng mỡ, thịt ngựa hiện không còn là món ăn...