Sony giờ đã cho phép người dùng tùy chỉnh điều khiển từ xa cho máy ảnh của mình
Sony vừa công bố một tính năng mở rộng mới cho những chiếc máy ảnh số của mình vào hồi đầu tuần với mong muốn nhận được sự ủng hộ của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp rộng rãi hơn.
Đó chính là một bộ công cụ phát triển phần mềm, cho phép các lập trình viên bên thứ ba tạo ra những công cụ tùy chỉnh của riêng họ với mục đích điều khiển chiếc máy ảnh từ xa.
Khả năng hoạt động từ xa của những chiếc máy ảnh Sony Alpha đã tồn tại từ lâu, thế nhưng, chúng cần phải thông qua ứng dụng desktop riêng của Sony. Và dù được biết đến với những thiết bị phần cứng xuất sắc (chẳng hạn như máy ảnh kỹ thuật số, tai nghe và TV), thế nhưng, Sony lại chẳng thể tạo ra những phần mềm đủ tốt. Thế nên, với việc phát hành SDK này, những công ty phần mềm khác sẽ có thể phát triển các công cụ của riêng mình nhằm mang đến cho các nhiếp ảnh nha nhiều cách tốt hơn để điều chỉnh thiết lập máy ảnh từ xa, chụp và thậm chí là bố cục khung hình cũng như lấy nét.
Đây không phải là một tính năng mà mọi nhiếp ảnh gia sẽ quan tâm. Hầu như họ chỉ là những người đi lang thang trên đường, đeo một chiếc máy ảnh trước ngực, hoặc đối với những ai chụp chân dung mỗi ngày, chắc chắn họ có thể khó cầm được chiếc laptop để tải về bộ công cụ phát triển này. Thế nhưng, SDK sẽ giúp Sony mở rộng nơi và cách mà những chiếc máy ảnh của mình được sử dụng. Chụp ảnh trong studio, công việc đòi hỏi việc bố cục khung hình bị cố định ở những nơi mà nhiếp ảnh gia khó có thể tiếp cận hoặc di chuyển đến máy ảnh, chắc chắn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng điều khiển từ xa từ người chụp.
Như Sony đã công bố, việc tung ra SDK này sẽ giúp họ tiến xa hơn vào thị trường nhiếp ảnh thể thao sinh lợi, vốn vẫn bị chi phối bởi các thương hiệu lớn như Canon và Nikon. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia không cần phải luôn túc trực ở bên lề bởi họ có thể thông qua tất cả các thiết bị phát sóng tùy chỉnh nhằm mang đến cho khán giả những góc độ độc đáo trong một sự kiện thể thao, chẳng hạn như những chiếc máy ảnh với nhiều sợi cáp được treo trực tiếp trên sân trong các trận bóng đá. Những thiết bị này yêu cầu các chiếc máy ảnh cần phải tích hợp hoàn toàn với phần cứng và phần mềm tùy chỉnh của riêng họ. Và với SDK này, cuối cùng, những chiếc máy ảnh mirrorless của Sony cũng có thể trở thành một giải pháp hấp dẫn cho người dùng, đặc biệt khi chúng có kích thước khá nhỏ gọn cùng nhiều khả năng mạnh mẽ.
Hiện tại, SDK mới này của Sony chỉ hỗ trợ cho Alpha 7R IV và Alpha 9 II, những chiếc máy ảnh mirrorless cao cấp với mức giá “chát chúa” của công ty. Dẫu vậy, gã khổng lồ công nghệ đến từ Nhật bản này hứa sẽ mở rộng danh sách các máy ảnh được hỗ trợ và tiếp tục cập nhật SDK này khi những chiếc máy ảnh mới trong tương lại được phát hành.
Theo VN Review
Những khoảnh khắc đáng nhớ của thể thao Việt Nam qua góc máy SonyAM2
Một tuần sử dụng chiếc máy ảnh Sony A9 Mark 2 tại sự kiện thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã khiến tôi thay đổi hoàn toàn cái nhìn của mình về dòng máy ảnh không gương lật.
5 năm làm phóng viên ảnh, là từng ấy năm tôi có điều kiện tác nghiệp tại nhiều sự kiện lớn nhỏ cả trong nước lẫn quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là lần đầu tiên tôi sử dụng loại máy ảnh không có gương lật. Nhiều bạn bè cho rằng tôi khá liều lĩnh khi tác nghiệp với những thiết bị hoàn toàn mới nhưng tôi luôn tâm niệm mọi thách thức đều có thể biến thành cơ hội nếu ta biết khai thác và xử lý hiệu quả.
Cho đến lúc này, khoảnh khắc ăn mừng của kiếm thủ Vũ Thành An là một trong những bức ảnh về SEA Games 30 mà tôi yêu thích nhất.
Khả năng chống rung tốt của máy Sony và dàn lens G Master giúp tôi sáng tạo được nhiều hình ảnh khác lạ.
Qua đó, việc ghi hình những môn đối kháng có tốc độ cao trở nên dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Ở bức ảnh này, tôi khóa nét cầu thủ khi anh đang dốc bóng từ phía sân nhà và chụp với tốc độ chậm. Kết quả đúng như ý đồ mà tôi mong muốn, chủ thể nét căng trong khi loạt bối cảnh xung quanh mờ nhòe thể hiện tốc độ rất nhanh của môn bóng rổ.
Thể dục dụng cụ cũng không phải ngoại lệ, nhờ tính năng AF khuôn mặt mà khi VĐV Lê Thanh Tùng đang thực hiện cú nhào lộn trên không, máy vẫn nhận diện được và bắt nét chính xác vào khuôn mặt của anh.
Cú tung người ra đòn của VĐV Wushu Phạm Quốc Khánh trên không được tái hiện hoàn hảo.
Cú đấm quyết định tấm huy chương vàng của vữ võ sĩ tán thủ Nguyễn Thị Trang ở hạng cân 60 kg.
Bất chấp tiền cảnh bị lớp cát che phủ, tính năng lấy nét nhờ nhận diện khuôn mặt thông minh của Sony A9 mark 2 vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhờ tốc độ chụp siêu nhanh 20fps mà tôi không bỏ lỡ bất kỳ một khuôn hình nào, toàn bộ tình huống chơi xấu của VĐV Carter James Matheus của nước chủ nhà Philippines với Dương Văn Thái đều được bắt trọn.
Thiết kế nhỏ gọn của Sony A9 mark 2 giúp chuyến công tác SEA Games của tôi dễ dàng hơn rất nhiều. Thân máy chỉ vỏn vẹn chưa đầy 700 gram, nhẹ gấp đôi nếu so sánh với các dòng máy chuyên nghiệp khác.
Tuy nhiên, máy vẫn có những điểm trừ khiến tôi chưa thực sự hài lòng như thời gian khởi động khá trễ, bạn phải mất từ 1-2 giây để có thể chụp được tấm hình đầu tiên kể từ khi bật máy. Việc này khiến tôi cảm thấy khá bị động khi đã quen với dòng DSLR cũ vốn chỉ mất vỏn vẹn 0,2 giây để chụp xong tấm hình đầu tiên.
Được trang bị bộ nhớ đệm với khả năng lưu trữ gần 400 file JPEG và trang bị 2 khe thẻ nhớ SD, nhưng tôi vẫn mong muốn Sony trang bị loại thẻ XQD mới bởi thiết kế bền chắc và cho tốc độ ghi vượt trội hơn.
Dù ra đời khá muộn, Sony đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các dòng máy ảnh chuyên nghiệp.
Trong một buổi tập của đội tuyển U22 ở Manila, trời bất ngờ xuất hiện mưa nặng hạt dù đang nắng chang chang. Khi quan sát các cầu thủ qua kính ngắm EVF tôi phát hiện ra sự chênh lệch về ánh sáng khi những giọt nước li ti bắt đầu xuất hiện mỗi lúc một dày đặc hơn. Nhờ đó, tôi nhanh chóng điều chỉnh lại thông số đo sáng cho phù hợp hơn.
Kính ngắm điện tử trên chiếc Sony A9 mark 2 có lẽ là chiếc kính ngắm EVF tốt nhất được trang bị trên máy ảnh hiện nay, nó cũng khiến tôi thay đổi hoàn toàn cái nhìn của mình về dòng máy ảnh không gương lật. Nếu như trước đây, năm 2013, khi lần đầu tiên cầm trên tay chiếc Sony A7 (máy ảnh full-frame không gương lật đầu tiên của Sony), độ trễ trên gương ngắm so với hình ảnh thực, khả năng hiển thị màu sắc không chính xác là điểm trừ vô cùng lớn thì nay kính ngắm của A9 mark 2 làm khá tốt nhiệm vụ của mình.
Trong một trận bóng đá có tới hàng trăm khoảnh khắc quan trọng, từ một pha dốc bóng, tranh chấp hay va chạm giữa các cầu thủ..., tất cả đều diễn ra cực kỳ nhanh đặc biệt khi bạn phải quan sát qua ống kính super tele vốn có góc nhìn rất hẹp, chỉ vỏn vẹn 4-6 độ. Sự kết hợp giữa hai yếu tố tốc độ bắt nét nhanh và tốc độ màn trập nhanh của Sony A9 mark 2 giúp công việc của tôi dễ dàng hơn rất nhiều.
Sony A9 mark 2 với tính năng chụp liên tiếp 20 khung hình/giây (với màn trập điện tử) giúp tôi không bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào đang xảy ra trên sâu đấu.
Những pha tranh chấp quyết liệt với tốc độ cao được tái hiện chính xác.
Với môn bóng đá, khoảnh khắc các cầu thủ ăn mừng là một trong những giây phút đẹp nhất.
Bất kể khoảnh khắc đó cầu thủ chạy sang góc trái hay phải để ăn mừng đều được chiếc Sony A9 mark 2 bắt trọn.
Đôi khi tình huống xảy ra ở khoảng cách xa hơn so với tiêu cự của ống kính, việc crop hình là bắt buộc nhưng với độ phân giải 24,2 megapixel, chiếc Sony A9 Mark 2 vẫn thoải mái cho nhu cầu sử dụng của tôi mà không lo bị vỡ hình.
Màu sắc và chi tiết của hình ảnh được tái hiện khá tốt dù phải chụp trong điều kiện trời tối.
Trận bán kết bóng đá nữ giữa đội tuyển Việt Nam và Philippines diễn ra tối 5/12 ở sân Binan với dàn đèn ít ỏi khiến ánh sáng trên sân khá yếu. Tuy nhiên, màu sắc và chi tiết của hình ảnh vẫn được máy A9 mark 2 tái hiện rất tốt.
Hệ thống cân bằng trắng tự động hoạt động tốt dù có nhiều nguồn sáng hỗn tạp.
Khoảnh khắc đẹp về niềm vui của các nữ cầu thủ khi lần đầu tiên các em thi đấu mà khán đài chật kín khán giả.
Niềm vui của nữ cầu thủ Hoàng Thị Loan sau chiến thắng ở trận bán kết.
Tất nhiên không thể không nhắc tới trận thắng huy hoàng sau 60 năm chờ đợi của bóng đá Việt Nam.
Trước trận đấu, huấn luyện viên Park chia sẻ, ông đã mơ cùng tuyển Việt Nam vô địch SEA Games ngay từ khi lên nhậm chức vào 2 năm trước. Ông khẳng định chiến thắng là công lao của tất cả thế hệ đi trước. "Bí quyết vô địch SEA Games chính là tinh thần dân tộc".
Thi đấu với phong độ ấn tượng, cú đúp vào lưới U22 Indonesia đưa Việt Nam giành huy chương vàng SEA Games 30 một lần nữa khẳng định tầm vóc của Văn Hậu đã vượt ra khỏi Đông Nam Á.
Dù mắc sai lầm không đáng có trong trận gặp Thái Lan, nhưng Văn Toản vẫn là người trấn giữ khung thành được thầy Park tin tưởng. Anh đã chơi rất tốt trong trận bán kết rồi chung kết, qua đó tạo điểm tựa tinh thần vững chắc cho các đồng đội ở tuyến trên.
Sau bàn thắng thứ 3 của trận đấu, nhiều người ở Việt Nam bắt đầu đổ ra đường để ăn mừng. Còn tại sân Rizal Memorial khi tiếng còi mãn cuộc vang lên cũng là lúc "cơn bão" từ các khán đài liên tục gọi tên HLV và các cầu thủ, "cơn bão" từ chính trong lòng các chàng trai trẻ tuổi mới đôi mươi, "cơn bão" từ người đàn ông Hàn Quốc tay vỗ lên tim và giơ cao lá cờ đỏ sao vàng.
Khoảnh khắc ấy, hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã chờ đợi 60 năm nay.
Theo Zing
Sony chính thức là hãng máy ảnh full-frame lớn nhất, vượt qua Canon Năm 2019 có thể xem là năm đánh dấu bước thay đổi lớn ở thị trường máy ảnh kỹ thuật số, khi Sony vươn lên mạnh mẽ vượt mặt hai đàn anh Canon và Nikon. Theo PetaPixel, Sony dường như đã vượt qua Nikon ở thị trường máy ảnh số nói chung. Nguồn tin từ báo Nikkei cho biết, kết thúc năm tài...