Sony bị kiện vì màn trập kém chất lượng của Alpha a7 III liên tục bị hỏng
Sony nói rằng màn trập trong a7 III có thể sử dụng được tới 200.000 lần, nhưng không ít người phàn nàn về việc nó hỏng sớm hơn rất nhiều trước khi đạt con số này.
Trang Law Street Media mới đây đã đưa thông tin về vụ kiện của nhiếp ảnh gia mang tên John Guerriero nhắm tới Sony Electronics về việc chiếc máy ảnh Alpha a7 III của hãng có màn trập bị lỗi, liên tục bị hỏng khiến máy không thể sử dụng được.
Trong đơn kiện, anh Guerriero nói rằng Sony là người đi tiên phong của phong trào máy ảnh không gương lật, nhưng lại thờ ơ với khách hàng khi từ chối bảo hành chiếc a7 III khi sản phẩm xảy ra lỗi về màn trập.
“Chiếc a7 III nhỏ gọn và nhẹ hơn rất nhiều so với các dòng máy DSLR, khiến nó có giá bán cũng nhỉnh hơn – 2000 USD. Tuy vậy rất nhiều khách hàng mua máy lại gặp vấn đề với màn trập làm nó trở nên vô dụng, trừ khi họ bỏ thêm số tiền lên tới 500 USD để sửa chữa tại trung tâm bảo hành của Sony.”
Sony nói rằng màn trập trong a7 III có thể sử dụng được tới 200.000 lần, nhưng không ít người phàn nàn về việc nó hỏng sớm hơn rất nhiều trước khi đạt con số này.
“Rất nhiều người dùng nói rằng chiếc a7 III của mình gặp hiện tượng lỗi màn trập sau chỉ 10.000 – 50.000 lần chụp. Máy có thời hạn bảo hành 1 năm, và hiện tượng lỗi lại thường xảy ra sau khi thời hạn này kết thúc.”
Video đang HOT
Đơn kiện cũng chỉ ra rằng đây là một lỗi trong thiết kế cơ học thay vì là những tác động trong việc sử dụng thông thường:
“Lỗi thường xảy ra theo một cách cố định. Trước khi màn trập gặp vấn đề, người dùng sẽ nghe thấy những tiếng động lạ trong máy, màn hình chuyển đen sau đó hiện lên dòng thông báo về việc máy gặp trục trặc, cần tắt đi và bật lại trước khi sử dụng.”
Màn trập bị trật khỏi vị trí thông thường và kẹt cứng
“Khi người dùng tháo ống kính ra, họ sẽ thấy rằng màn trập bị kéo ra khỏi vị trí của nó, thậm chí là bị rách đôi ra như những bức ảnh phía dưới.”
Trong một vài trường hợp thì màn trập a7 IIi thậm chí còn bị rách ra như thế này
Có một vài giả thuyết về việc tại sao màn trập của a7 III lại dễ hỏng đến vậy.
“Việc màn trập của máy được đặt về phía trước nhiều hơn bình thường khiến nó chạm vào phần gờ phía sau ngàm gắn, kẹt cứng và dẫn đến hỏng. Cũng có thể Sony đã sử dụng vật liệu với độ bền kém để làm màn trập, dễ dàng bị gãy khi có cát, bụi rơi vào.”
Một vài người dùng a7 III nói rằng họ đã phải tắt tính năng màn trập điện tử cửa trước (EFCS) để giải quyết vấn đề nói trên, nhưng làm vậy sẽ tạo ra nhiều tiếng động hơn, gây xao nhãng khi chụp ảnh cưới hay ở những nơi cần sự yên lặng. Một vài người sau khi gặp trục trặc thậm chí đã thử tự mày mò sửa, dẫn tới việc mất đi quyền lợi bảo hành.
Anh Guerriero đệ đơn kiện cho bản thân cũng như tất cả những người dùng a7 III tại thành phố New York, mong muốn có được lời giải thích từ Sony cũng như những sửa chữa, bồi thường thỏa đáng.
Sony dẫn đầu thị trường cảm biến camera smartphone
Báo cáo mới nhất từ các chuyên gia phân tích tại Strategy Analytics, thị trường toàn cầu về cảm biến máy ảnh cho smartphone đạt 15 tỉ USD vào năm 2020, tăng 13% so với năm 2019.
Gần một nửa cảm biến camera trên smartphone hiện nay từ Sony
Theo GizChina , trong số này, Sony tiếp tục là nhà cung cấp cảm biến camera smartphone lớn nhất khi đạt 46% thị trường. Sau đó là Samsung System LSI và OmniVision Technologies. Tổng cộng, ba công ty hàng đầu chiếm gần 85% thị trường cảm biến camera smartphone.
Về cơ bản, đại dịch Covid-19 không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng thị trường cảm biến camera smartphone do nhu cầu mạnh mẽ từ các OEM smartphone nhằm áp dụng cảm biến có độ phân giải cao và số lượng cảm biến cao hơn trên các cấp smartphone vào năm 2020. Mặc dù Sony đang dẫn đầu nhưng Strategy Analytics tin sự thống trị thị trường của công ty này sẽ ngày càng bị đe dọa bởi sự cạnh tranh tăng trên thị trường cảm biến camera smartphone.
Cũng theo Strategy Analytics, doanh số smartphone toàn cầu sẽ tăng 6,5% so với năm ngoái để đạt 1,38 tỉ chiếc vào năm nay. Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế được cải thiện khi đại dịch Covid-19 suy yếu; sự nâng cấp từ smartphone cũ ngày càng tăng cũng như sự thúc đẩy chuyển đổi sang 5G từ các nhà mạng.
Nhà phân tích Abhilash Kumar của Strategy Analytics cho biết, "Vào năm 2021, chúng tôi tin rằng Xiaomi sẽ trở thành nhà cung cấp smartphone toàn cầu lớn thứ ba thế giới, vượt qua Huawei. Ngoài ra, Xiaomi đã hoạt động tốt ở thị trường Ấn Độ và Nga, đồng thời cũng rất tích cực ở châu Âu".
Nhận xét về triển vọng khu vực của các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc, Giám đốc cấp cao tại Strategy Analytics, Linda Sui, nói "Năm 2021 sẽ là năm của các nhà cung cấp smartphone Trung Quốc. Tại châu Á - Thái Bình Dương, Vivo, Xiaomi và Oppo sẽ trở thành 3 công ty hàng đầu được thúc đẩy bởi hoạt động tiếp thị tích cực; mở rộng kênh phân phối và giá cạnh tranh".
Báo cáo cũng lưu ý rằng tại châu Phi và Trung Đông, Transsion sẽ vượt qua Samsung để trở thành nhà cung cấp lớn nhất, trong khi Samsung rơi xuống vị trí thứ hai. Ngoài ra, Xiaomi sẽ tăng lên vị trí thứ ba trước Apple. Tại các thị trường Tây Âu, Xiaomi sẽ củng cố vị trí thứ ba sau Apple và Samsung.
Từ xe hơi tới di động đang đối mặt 'nạn đói' chip xử lý Ford, GE, Toyota hay Sony, Microsoft, Qualcomm và hàng loạt nhà sản xuất đồ công nghệ khác có thể phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng thiếu chip gần đây. Chip xử lý đang thiếu hụt trầm trọng trên toàn cầu Chủ tịch Cristiano Amon của Qualcomm - đơn vị sản xuất chip di động lớn nhất thế giới từng lên...